Khi nút “share” bị lạm dụng…

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Khi nhấn nút “share”, có nghĩa là bạn muốn chia sẻ với mọi người điều mình quan tâm hoặc thích thú.

Nhưng hãy coi chừng, có thể bạn vừa góp phần phát tán “tin vịt” rồi đấy!

Bất cứ ai sử dụng các trang mạng xã hội đặc biệt là facebook đều có thể dễ dàng bắt gặp những mẫu tin được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt trên mạng. Thế nhưng những mẫu tin dạng này hầu như đều được nhìn nhận từ một phía của người viết. Thậm chí có những mẫu tin còn được bịa ra hoàn toàn với mục đích câu like (thích) trên Facebook.

Gần đây có thể kể đến những vụ việc không những gây “sóng gió” trên cộng đồng mạng mà còn gây hoang mang cho rất nhiều người, điển hình nhất là vụ việc “ngày tận thế” 20/12/2012. Tuy các nhà khoa học khẳng định chuyện tận thế sẽ không xảy ra, đó chỉ đơn giản là việc kết thúc một bộ lịch, thế nhưng, những mẫu tin lấy những chứng cớ vô xác thực để minh chứng cho việc ngày tận thế có thật vẫn liên tục xuất hiện, gây lo lắng cho rất nhiều người. Bạn Thảo Phương, một học sinh lớp 11, cho biết: “Dù biết chỉ là tin vịt nhưng mình cũng lo lắm, ngày hôm đó cứ lo lắng, đứng ngồi không yên”. Cuối cùng thì ai cũng biết, thế giới vẫn còn tồn tại và thiên hạ vẫn còn thời gian để tung tiếp “tin vịt”.



nd1.jpg

Chuyện tận thế vào năm 2012 cuối cùng cũng chỉ xảy ra trong phim!

Gần đây hơn, việc “người thổi còi” Edward Snowden tiết lộ rằng bão mặt trời sẽ giết cả triệu người và sự sống sẽ chấm dứt trên trái đất cũng khiến dân tình xôn xao. Sự tình chưa biết ra sao nhưng các nhà khoa học đã khẳng định chắc nịch: Bão mặt trời là có thật nhưng không hề có việc sẽ giết cả triệu người!

Nhưng gây “náo loạn” cộng đồng mạng hơn cả là những thông tin liên quan đến đời sống hằng ngày của con người. Nào là ăn bưởi hay ăn cá kèo, cá điêu hồng bị ung thư, thiếu nữ bị rạch đùi hàng loạt…Còn nhớ, trước đây, các bạn trẻ đeo kính áp tròng đã phải lo sốt vó khi đọc bản tin: “thanh niên đeo kính áp tròng đứng gần lò nướng bị mù”. Tới tận sau này mới có vài bài viết xác minh việc kinh áp tròng khi ở gần nơi có nhiệt độ khá cao như lò nướng sẽ không hề có chuyện bị chảy ra.



Vì sao những “tin vịt” kiểu này lại có “đất sống”? Ngọc Bảo (Q. Phú Nhuận) cho rằng, theo “tâm lí đám đông”, thấy người ta tin thì…mình cũng tin, thấy dân mạng share thì cũng “hè nhau” share dù không hề kiểm chứng. Chính vì lí do này mà nhiều bạn đã bị kẻ xấu lợi dụng để lan truyền những thông tin sai sự thật, vô tình trở thành “công cụ” để chúng thực hiện mục đích của mình.



nd2.jpg

Đừng share những gì mình không biết chắc, teen nhé!


Thật ra, với tiện ích công nghệ hiện nay, rất khó để có thể kiểm soát hay ngăn chặn “tin vịt”. Vậy nên, điều cần làm nhất với teen tụi mình là nên…đọc kỹ thông tin trước khi share. Chỉ nên share và thể hiện quan điểm của mình khi nào biết chắc chắn thông tin mà mình có được.

Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top