- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Nghe có vẻ phản khoa học, nhưng thực tế thì có một số teen đã vô tình hoặc cố ý, "bào chế" nụ cười của mình thành "độc dược"...
"Cười" trên ngôn ngữ
Các teen đang cười rộ lên vì một video nhạc tiếng Thái nhưng ca sĩ hát và phát âm nhiều từ rất giống tiếng Việt, một số teen đã thêm phụ đề vào video với những câu chữ thiếu văn hóa và đổi tựa bài hát thành "Làm gì mà không thốn?". Rất nhanh chóng, những đường link được truyền cho nhau nghe với tốc độ chóng mặt và các teen có một thú vui giải trí mới. Nhóm học sinh nam một trường THPT ở Hà Nội đã tự quay clip hát nhép ca khúc này, một teen nữ cũng thu âm giọng hát luyến láy, bắt chước tiếng Thái và post lên Youtube, những tiếng cười cứ thế nối đuôi nhau. Không dừng lại ở đó, ca khúc "Ma Tum Mai" nổi tiếng cũng bị dịch thành "Má chúng mài" kèm phụ đề gây cười phản cảm.
Trên diễn đàn Gamevn, một thành viên có nick phamtuanduy212 bức xúc khi nghe được những tiếng cười đằng sau video đó, bạn nói: "Nếu người nước ngoài cũng lấy clip nhạc Việt rồi chế sub thành những câu tục tĩu nhảm nhí thì các bạn có chịu không? Các bạn cứ hả hê đồng tình như thế thì người ta sẽ càng nhiều hơn... " Thành viên này nhanh chóng bị "đả kích" vì tội "Lên mặt dạy đời", "Làm quá mọi chuyện"....
"Cười" trước những nỗi đau
Những đoạn clip nữ sinh đánh hội đồng bạn dường nhưng chẳng còn là điều xa lạ trong những năm trở lại đây. Gần đây nhất là đoạn clip do chính các bạn nam sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Thuận (huyện Vụ Bản - NamĐịnh) dàn dựng khá hoàn chỉnh. Xem đoạn clip có thể thấy được rằng hai bạn nam sinh đã biết trước sẽ có một vụ ẩu đả nên ung dung lấy điện thoại ra quay lại từ cảnh chặn đón nạn nhân tại cổng trường, đến khi nhóm nữ sinh này nạn nhân lên xe để đi đến con đường cạnh ruộng lúa vắng vẻ thì máy quay vẫn chạy theo để có những hình ảnh rõ nét Khi nạn nhân bị hội đồng bằng gậy gộc thì có thể nghe rõ tiếng cười của những bạn trai cùng lời bình luận "Cái này thì anh cũng chịu thôi em ơi" và "Để dành cho con cháu nữa các chị ơi.. Ha ha"
Gần đây, Một mẩu tin offline có nội dung: "Người dân Nhật chưa kịp dọn xong đống đổ nát, đã mém xỉu khi nghe tin Việt Nammình sắp chuyển 10.000 con hạc giấy qua!"được cư dân mạng chuyền tay nhau đọc, kèm theo biểu tượng mặt cười nắc nẻ, hàm ý chế giễu. Không biết người "bào chế" ra mẩu tin ấy nghĩ gì ? Chỉ thấy tại Lễ hội Thanh niên ở Nhà Văn Hoá Thanh Niên TP.HCM ngày 26/3 vừa qua, chàng thanh niên người Nhật tên là Nakamura Kenchi đã tặng hạc giấy cho những người xung quanh, cảm ơn vì sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các bạn trẻ Việt Nam. Còn nữa, những người chế nhạo việc xếp hạc giấy cũng không hề biết trong văn hoá Nhật Bản, hạc giấy là một biểu tượng thiêng liêng, biểu tượng của an lành và hi vọng
Đi tìm "thuốc giải"
Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Lâm Anh Chương (khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định rằng "thuốc giải" cho những tiếng cười vô cảm của teen nằm ở chính nhận thức, nghị lực của teen để vượt qua sự cám dỗ từ internet hoặc môi trường sống không lành mạnh, biết chắt lọc những cái hay, cái dở chứ không phải thấy cái gì cũng học hỏi, đua đòi theo. "Bệnh vô cảm ở teen còn do sự h.am m.uốn thể hiện cá tính, sức mạnh của mình trước mọi người. Giới trẻ đang có quan niệm sai lệch rằng, người nào có phát ngôn gây sốc, lạnh lùng, mạnh mẽ nghĩa là người có cá tính độc đáo, đáng ngưỡng mộ. Đó chính là liều thuốc độc ảnh hưởng đến tình cảm, tư tưởng của teen".
Người ta thường nói, nụ cười là sự nở hoa của tâm hồn, Biết cách cười "đẹp" là bài học khó tiếp thu nhất. Biến nụ cười của mình trở thành "độc dược", những teen này đã chứng tỏ được điều gì?
Bạn L.T (lớp 11, THPT Bình Phú, Q.6, TP.HCM) chỉ nghe được một bên lỗ tai trái. Trong giờ học, nhiều lúc không nghe được lời cô giảng, T. cứ phải nhờ người bạn kế bên nói lại. Nhưng bạn chỉ nhận được những cái nhìn khó chịu và lời quát nạt "Mệt mày quá, đồ điếc nặng!" Các bạn trai trong lớp cũng thay nhau đem khuyết điểm của T. mà cười cợt, chọc phá. T. buồn bã tâm sự: "Mỗi lần thấy các bạn cười là mình chỉ muốn khóc...".
Các teen đang cười rộ lên vì một video nhạc tiếng Thái nhưng ca sĩ hát và phát âm nhiều từ rất giống tiếng Việt, một số teen đã thêm phụ đề vào video với những câu chữ thiếu văn hóa và đổi tựa bài hát thành "Làm gì mà không thốn?". Rất nhanh chóng, những đường link được truyền cho nhau nghe với tốc độ chóng mặt và các teen có một thú vui giải trí mới. Nhóm học sinh nam một trường THPT ở Hà Nội đã tự quay clip hát nhép ca khúc này, một teen nữ cũng thu âm giọng hát luyến láy, bắt chước tiếng Thái và post lên Youtube, những tiếng cười cứ thế nối đuôi nhau. Không dừng lại ở đó, ca khúc "Ma Tum Mai" nổi tiếng cũng bị dịch thành "Má chúng mài" kèm phụ đề gây cười phản cảm.
Trên diễn đàn Gamevn, một thành viên có nick phamtuanduy212 bức xúc khi nghe được những tiếng cười đằng sau video đó, bạn nói: "Nếu người nước ngoài cũng lấy clip nhạc Việt rồi chế sub thành những câu tục tĩu nhảm nhí thì các bạn có chịu không? Các bạn cứ hả hê đồng tình như thế thì người ta sẽ càng nhiều hơn... " Thành viên này nhanh chóng bị "đả kích" vì tội "Lên mặt dạy đời", "Làm quá mọi chuyện"....
"Cười" trước những nỗi đau
Những đoạn clip nữ sinh đánh hội đồng bạn dường nhưng chẳng còn là điều xa lạ trong những năm trở lại đây. Gần đây nhất là đoạn clip do chính các bạn nam sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đức Thuận (huyện Vụ Bản - NamĐịnh) dàn dựng khá hoàn chỉnh. Xem đoạn clip có thể thấy được rằng hai bạn nam sinh đã biết trước sẽ có một vụ ẩu đả nên ung dung lấy điện thoại ra quay lại từ cảnh chặn đón nạn nhân tại cổng trường, đến khi nhóm nữ sinh này nạn nhân lên xe để đi đến con đường cạnh ruộng lúa vắng vẻ thì máy quay vẫn chạy theo để có những hình ảnh rõ nét Khi nạn nhân bị hội đồng bằng gậy gộc thì có thể nghe rõ tiếng cười của những bạn trai cùng lời bình luận "Cái này thì anh cũng chịu thôi em ơi" và "Để dành cho con cháu nữa các chị ơi.. Ha ha"
Gần đây, Một mẩu tin offline có nội dung: "Người dân Nhật chưa kịp dọn xong đống đổ nát, đã mém xỉu khi nghe tin Việt Nammình sắp chuyển 10.000 con hạc giấy qua!"được cư dân mạng chuyền tay nhau đọc, kèm theo biểu tượng mặt cười nắc nẻ, hàm ý chế giễu. Không biết người "bào chế" ra mẩu tin ấy nghĩ gì ? Chỉ thấy tại Lễ hội Thanh niên ở Nhà Văn Hoá Thanh Niên TP.HCM ngày 26/3 vừa qua, chàng thanh niên người Nhật tên là Nakamura Kenchi đã tặng hạc giấy cho những người xung quanh, cảm ơn vì sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các bạn trẻ Việt Nam. Còn nữa, những người chế nhạo việc xếp hạc giấy cũng không hề biết trong văn hoá Nhật Bản, hạc giấy là một biểu tượng thiêng liêng, biểu tượng của an lành và hi vọng
Đi tìm "thuốc giải"
Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Lâm Anh Chương (khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định rằng "thuốc giải" cho những tiếng cười vô cảm của teen nằm ở chính nhận thức, nghị lực của teen để vượt qua sự cám dỗ từ internet hoặc môi trường sống không lành mạnh, biết chắt lọc những cái hay, cái dở chứ không phải thấy cái gì cũng học hỏi, đua đòi theo. "Bệnh vô cảm ở teen còn do sự h.am m.uốn thể hiện cá tính, sức mạnh của mình trước mọi người. Giới trẻ đang có quan niệm sai lệch rằng, người nào có phát ngôn gây sốc, lạnh lùng, mạnh mẽ nghĩa là người có cá tính độc đáo, đáng ngưỡng mộ. Đó chính là liều thuốc độc ảnh hưởng đến tình cảm, tư tưởng của teen".
Người ta thường nói, nụ cười là sự nở hoa của tâm hồn, Biết cách cười "đẹp" là bài học khó tiếp thu nhất. Biến nụ cười của mình trở thành "độc dược", những teen này đã chứng tỏ được điều gì?
***
Bạn L.T (lớp 11, THPT Bình Phú, Q.6, TP.HCM) chỉ nghe được một bên lỗ tai trái. Trong giờ học, nhiều lúc không nghe được lời cô giảng, T. cứ phải nhờ người bạn kế bên nói lại. Nhưng bạn chỉ nhận được những cái nhìn khó chịu và lời quát nạt "Mệt mày quá, đồ điếc nặng!" Các bạn trai trong lớp cũng thay nhau đem khuyết điểm của T. mà cười cợt, chọc phá. T. buồn bã tâm sự: "Mỗi lần thấy các bạn cười là mình chỉ muốn khóc...".