banlatrieuphu
Thành viên
- Tham gia
- 20/4/2016
- Bài viết
- 19
Mọi người ai cũng có khuynh hướng xem cái tôi của mình lớn hơn người đối diện. Chúng tôi không coi đó là lỗi lầm, mà chỉ gọi đó là khuynh hướng. Khuynh hướng này có thể thay đổi theo thời gian qua các tương tác giữa 2 cá thể với nhau. Trong phạm vi quan điểm của bài viết, chúng tôi chỉ muốn đề cập về khuynh hướng này trong mối quan hệ gia đình gần gủi nhất. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cụ thể là các bậc cha mẹ đang có con em sắp bước vào kỳ thi đại học sắp tới.
Ở đây khoan nói đến giá trị đạo đức Khổng Mạnh về việc con cái phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ khi còn sống chung một mái nhà. Ở đây cũng không đề cập đến tính gia trưởng (dù ít hay nhiều) trong mỗi một gia đình mà chúng ta hay gọi là gia phong. Ở đây đơn giản chúng tôi muốn đề cập đến phần sâu thẳm trong nội tâm của mỗi người. Đó là đam mê và mơ ước.
Đã bao giờ chúng ta lắng nghe con cái mình?
Đã bao giờ chúng ta trò chuyện với chúng như 2 người bạn?
Đã bao giờ chúng nói cho chúng ta nghe về mơ ước và đam mê của chúng?
Câu trả lời của hầu hết các bậc cha mẹ là CÓ. Nhưng mức độ quan tâm thì không bao giờ như nhau. Người ta có thể đổ lỗi cho vất vả mưu sinh, cho thời gian eo hẹp, cho mệt mỏi sau giờ làm, cho đủ thứ khách quan chính đáng khác… để làm ít đi thời gian tìm hiểu tính cách con mình, và sự việc dĩ nhiên sẽ đi đến chỗ bế tắc, thậm chí là tồi tệ.
Nó bế tắc và tồi tệ đến mức nào, thì chúng ta nên đọc lá thư của một người trẻ gửi cho cha mẹ mình trong kỳ thi đại học. Lá thư được đăng trên thanhnien.vn ngày 6/8/2015 có đoạn viết “…Con cũng muốn gửi đến các bậc làm cha làm mẹ một thông điệp về cách thương con. Thương con là hãy để con cái có quyền tự quyết định, lựa chọn những chuyện như hôn nhân, lập nghiệp. Đã qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, ép con đi theo con đường mà cha mẹ nghĩ là tốt bằng kinh nghiệm của những người làm cha làm mẹ. Ý kiến của cha mẹ, ông bà… chỉ nên là ý kiến tư vấn, hướng dẫn và có tính tham khảo. Đừng bao giờ áp đặt sở thích cha mẹ lên lựa chọn của con cái. Đừng bắt con cái hướng tới tương lai bằng tầm nhìn của ông bà, cha mẹ...”. Tác giả bức thư trong lúc bế tắc vì bị ba mẹ bắt buộc học ngành công an, trong khi ước muốn của cô là học ngành kinh tế, đã bức xúc gửi tâm thư này đến 2 đấng sinh thành của mình.
Cô cũng nêu rõ chính kiến “…Học và làm một ngành mà con thích, con sẽ có được sự hứng thú tối đa để nỗ lực tiến lên. Học và làm một ngành mà con phải miễn cưỡng chấp nhận, sự hứng thú trong con sẽ sụt giảm nhiều…”
Và còn những ý kiến của các người trẻ khác, từ các trường PTTH ở TP.HCM như Bùi Thị Xuân Q1, Nguyễn Thị Minh Khai Q3 và Nguyễn Thượng Hiền Q Tân Bình
“Bao giờ nhắc đến kỳ tuyển sinh sắp tới, điệp khúc của ba mẹ luôn luôn là con ông A vừa đậu trường Bách khoa, con bà B sắp lấy thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ, con chú C vừa đạt học bổng du học Singapore. Liệt kê rồi ba mẹ “chốt” lại nhà mình thế này mà con tính học cao đẳng kỹ thuật là sao, uổng công ba mẹ đầu tư, kỳ vọng, cho đi học trường chuyên lớp chọn. Gia đình mình thua kém ai, hở con. Em rất muốn nói với ba mẹ không phải là chuyện thắng – thua mà đây là nghề nghiệp của con. Con chọn, con sẽ chịu trách nhiệm và gắn bó suốt đời”.
”Em đã phải sống theo mong muốn của ba mẹ, lâu đến mức em đã chẳng còn biết bản thân em thật sự muốn điều gì”
“Em cũng tính nói với ba mẹ: thảm họa là chọn nhầm nghề. Con không có hứng thú gì với những ngành nghề kinh tế, làm sao có thể đeo đuổi cả đời? Nhưng rốt cuộc em không dám”.
Bậc làm cha mẹ nào cũng kỳ vọng và gửi gắm ước mơ cả đời không thực hiện được vào con cái của mình. Họ cho phép mình vẽ lên tương lai của con cái giấc mơ đời họ. Con cái họ PHẢI đi tiếp bước chân dang dở của cha mẹ chúng. Họ cho đó là sự kế thừa và tiếp nối. Họ tự tin mình là người đi trước, đã lăn lộn, trải nghiệm cuộc sống, muốn con phải theo định hướng của mình, bất kể đến năng khiếu, sở thích, đam mê và tính cách của con mình ra sao. Họ đúng hay họ sai?
Cũng không thể nói họ sai, nhưng giá như họ “cho phép” mình tìm hiểu kỹ lưỡng tính cách, sở thích, đam mê của con cái, họ sẽ nhận ra ngay tức khắc mâu thuẫn giữa hai thế hệ chỉ là sự áp đặt thô bạo và thấu hiểu ít ỏi. Và thật đáng tiếc, mâu thuẫn này cứ tồn tại hết năm này sang năm khác mà không có cách gì giải quyết dứt khoát. Họ đã bỏ quên điều cơ bản: con cái không phải là bản sao của cha mẹ. Các cháu có suy nghĩ, đam mê, ước mơ, khát vọng riêng”.
Bài viết này không nhằm mục đích đả kích hay phê phán bất kỳ ai, chúng tôi chỉ đưa ra một thực trạng tồn tại từ rất lâu để có thể được coi là hủ tục, thứ hủ tục có thể tạo ra cho xã hội những con người thiếu tâm huyết, thiếu thiện chí và không có đam mê trong công việc mình làm. Nhìn xa hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi chúng ta – những bậc làm cha mẹ – đã gián tiếp tạo ra những con người như thế.
Chúng tôi, những người đã từng quản lý hàng chục ngàn người, từng tiếp xúc với hàng ngàn học sinh, sinh viên, cũng không dám tư vấn hay hướng dẫn gì cho các bậc làm cha mẹ đang có con cái sắp bước vào kỳ thi đại học sắp tới, chỉ xin để lại vài lời tâm huyết như lời kết cho bài viết: Công việc nào cũng vất vả, nhưng nếu có đam mê, yêu thích, người ta sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách. Đáng tiếc, nhiều cha mẹ đã ép uổng con, bỏ qua yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi làm việc, đó là phải cảm thấy hạnh phúc. Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò người thầy, người bạn – trao đổi, chia sẻ cùng con, cần phải tôn trọng lựa chọn của trẻ. Phải nhìn vấn đề dưới nhãn quan của trẻ để không gây ra hậu quả khôn lường bằng ý kiến chủ quan, áp đặt của mình
Cha mẹ luôn rất yêu thương con, nhưng chắc chắn cha mẹ sẽ không thể sống suốt đời với con, không thể lo toan hết cuộc đời của con. Hãy để cho con vẫn đứng vững trên đôi chân của chính mình, khi cha mẹ không còn.
Ở đây khoan nói đến giá trị đạo đức Khổng Mạnh về việc con cái phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ khi còn sống chung một mái nhà. Ở đây cũng không đề cập đến tính gia trưởng (dù ít hay nhiều) trong mỗi một gia đình mà chúng ta hay gọi là gia phong. Ở đây đơn giản chúng tôi muốn đề cập đến phần sâu thẳm trong nội tâm của mỗi người. Đó là đam mê và mơ ước.
Đã bao giờ chúng ta lắng nghe con cái mình?
Đã bao giờ chúng ta trò chuyện với chúng như 2 người bạn?
Đã bao giờ chúng nói cho chúng ta nghe về mơ ước và đam mê của chúng?
Câu trả lời của hầu hết các bậc cha mẹ là CÓ. Nhưng mức độ quan tâm thì không bao giờ như nhau. Người ta có thể đổ lỗi cho vất vả mưu sinh, cho thời gian eo hẹp, cho mệt mỏi sau giờ làm, cho đủ thứ khách quan chính đáng khác… để làm ít đi thời gian tìm hiểu tính cách con mình, và sự việc dĩ nhiên sẽ đi đến chỗ bế tắc, thậm chí là tồi tệ.
Nó bế tắc và tồi tệ đến mức nào, thì chúng ta nên đọc lá thư của một người trẻ gửi cho cha mẹ mình trong kỳ thi đại học. Lá thư được đăng trên thanhnien.vn ngày 6/8/2015 có đoạn viết “…Con cũng muốn gửi đến các bậc làm cha làm mẹ một thông điệp về cách thương con. Thương con là hãy để con cái có quyền tự quyết định, lựa chọn những chuyện như hôn nhân, lập nghiệp. Đã qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, ép con đi theo con đường mà cha mẹ nghĩ là tốt bằng kinh nghiệm của những người làm cha làm mẹ. Ý kiến của cha mẹ, ông bà… chỉ nên là ý kiến tư vấn, hướng dẫn và có tính tham khảo. Đừng bao giờ áp đặt sở thích cha mẹ lên lựa chọn của con cái. Đừng bắt con cái hướng tới tương lai bằng tầm nhìn của ông bà, cha mẹ...”. Tác giả bức thư trong lúc bế tắc vì bị ba mẹ bắt buộc học ngành công an, trong khi ước muốn của cô là học ngành kinh tế, đã bức xúc gửi tâm thư này đến 2 đấng sinh thành của mình.
Có thể con sẽ đi con đường khác cha mẹ, nhưng con luôn cần cha mẹ thấu hiểu (có sử dụng một phần hình của Shutter Stock)
Cô cũng nêu rõ chính kiến “…Học và làm một ngành mà con thích, con sẽ có được sự hứng thú tối đa để nỗ lực tiến lên. Học và làm một ngành mà con phải miễn cưỡng chấp nhận, sự hứng thú trong con sẽ sụt giảm nhiều…”
Và còn những ý kiến của các người trẻ khác, từ các trường PTTH ở TP.HCM như Bùi Thị Xuân Q1, Nguyễn Thị Minh Khai Q3 và Nguyễn Thượng Hiền Q Tân Bình
“Bao giờ nhắc đến kỳ tuyển sinh sắp tới, điệp khúc của ba mẹ luôn luôn là con ông A vừa đậu trường Bách khoa, con bà B sắp lấy thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ, con chú C vừa đạt học bổng du học Singapore. Liệt kê rồi ba mẹ “chốt” lại nhà mình thế này mà con tính học cao đẳng kỹ thuật là sao, uổng công ba mẹ đầu tư, kỳ vọng, cho đi học trường chuyên lớp chọn. Gia đình mình thua kém ai, hở con. Em rất muốn nói với ba mẹ không phải là chuyện thắng – thua mà đây là nghề nghiệp của con. Con chọn, con sẽ chịu trách nhiệm và gắn bó suốt đời”.
”Em đã phải sống theo mong muốn của ba mẹ, lâu đến mức em đã chẳng còn biết bản thân em thật sự muốn điều gì”
“Em cũng tính nói với ba mẹ: thảm họa là chọn nhầm nghề. Con không có hứng thú gì với những ngành nghề kinh tế, làm sao có thể đeo đuổi cả đời? Nhưng rốt cuộc em không dám”.
Các em đang trao đổi những suy nghĩ, những vấn đề còn vướng mắc trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Bậc làm cha mẹ nào cũng kỳ vọng và gửi gắm ước mơ cả đời không thực hiện được vào con cái của mình. Họ cho phép mình vẽ lên tương lai của con cái giấc mơ đời họ. Con cái họ PHẢI đi tiếp bước chân dang dở của cha mẹ chúng. Họ cho đó là sự kế thừa và tiếp nối. Họ tự tin mình là người đi trước, đã lăn lộn, trải nghiệm cuộc sống, muốn con phải theo định hướng của mình, bất kể đến năng khiếu, sở thích, đam mê và tính cách của con mình ra sao. Họ đúng hay họ sai?
Cũng không thể nói họ sai, nhưng giá như họ “cho phép” mình tìm hiểu kỹ lưỡng tính cách, sở thích, đam mê của con cái, họ sẽ nhận ra ngay tức khắc mâu thuẫn giữa hai thế hệ chỉ là sự áp đặt thô bạo và thấu hiểu ít ỏi. Và thật đáng tiếc, mâu thuẫn này cứ tồn tại hết năm này sang năm khác mà không có cách gì giải quyết dứt khoát. Họ đã bỏ quên điều cơ bản: con cái không phải là bản sao của cha mẹ. Các cháu có suy nghĩ, đam mê, ước mơ, khát vọng riêng”.
Ai cũng có tài năng riêng, nếu trao đổi một chiều, o ép quá mức sẽ tạo ra thế hệ thụ động không còn sáng tạo, mất tính chủ động và sống không còn đầy đam mê.
Bài viết này không nhằm mục đích đả kích hay phê phán bất kỳ ai, chúng tôi chỉ đưa ra một thực trạng tồn tại từ rất lâu để có thể được coi là hủ tục, thứ hủ tục có thể tạo ra cho xã hội những con người thiếu tâm huyết, thiếu thiện chí và không có đam mê trong công việc mình làm. Nhìn xa hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi chúng ta – những bậc làm cha mẹ – đã gián tiếp tạo ra những con người như thế.
Chúng tôi, những người đã từng quản lý hàng chục ngàn người, từng tiếp xúc với hàng ngàn học sinh, sinh viên, cũng không dám tư vấn hay hướng dẫn gì cho các bậc làm cha mẹ đang có con cái sắp bước vào kỳ thi đại học sắp tới, chỉ xin để lại vài lời tâm huyết như lời kết cho bài viết: Công việc nào cũng vất vả, nhưng nếu có đam mê, yêu thích, người ta sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách. Đáng tiếc, nhiều cha mẹ đã ép uổng con, bỏ qua yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi làm việc, đó là phải cảm thấy hạnh phúc. Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò người thầy, người bạn – trao đổi, chia sẻ cùng con, cần phải tôn trọng lựa chọn của trẻ. Phải nhìn vấn đề dưới nhãn quan của trẻ để không gây ra hậu quả khôn lường bằng ý kiến chủ quan, áp đặt của mình
Cha mẹ luôn rất yêu thương con, nhưng chắc chắn cha mẹ sẽ không thể sống suốt đời với con, không thể lo toan hết cuộc đời của con. Hãy để cho con vẫn đứng vững trên đôi chân của chính mình, khi cha mẹ không còn.
Nguyễn Tuyết Minh – Giám đốc công ty tư vấn & đào tạo Balance