Khi các "thủ khoa" rơi rụng dần

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Bảy năm thực hiện tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ba chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả xét tuyển), tính trung bình mỗi năm có 300-500 thí sinh đạt thủ khoa, á khoa. Nhưng chỉ ít lâu sau, phần lớn các “sao” đã không còn là “sao” nữa…

Khi vào ĐH, các tân thủ khoa, á khoa này được chào đón, vinh danh bằng những suất học bổng. Tuy nhiên, khá nhiều trường mới chỉ dừng lở việc tôn vinh, còn việc bồi dưỡng nhân tài sau đó thì chưa chú trọng.

Thủ khoa, á khoa, vì thế cũng rơi rụng, thậm chí đuối dần. Đi tìm lại những thủ khoa của 2-3 năm trước không còn là chuyện dễ dàng, ngoại trừ những thủ khoa đạt điểm tuyệt đối. Tại ĐH Nông Lâm TP HCM, hiện chỉ còn một thủ khoa khối D năm 2008 vẫn giữ danh hiệu sinh viên giỏi và tiếp tục nhận học bổng. Trần Thanh Trúc, thủ khoa khối D năm 2008 cho biết, vừa nhận được học bổng của trường cách đây một tuần, với kết quả học tập cả năm 8,65.


xh1411totnghiepin.jpg

Nhiều thủ khoa, á khoa các kỳ thui ĐH không giữ được vị trí đứng đầu cho tới lúc ra trường.
Ảnh minh họa: Trung Kiên

Ngoài ra, du học nước ngoài mới là đích nhắm của nhiều thủ khoa. Gặp lại Nguyễn Phú Cường, thủ khoa đạt 29,75 điểm ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) năm 2008 thì được biết cậu sinh viên này đang học thêm tiếng Anh để chuẩn bị đi du học. Hiện tại, Cường là sinh viên năm 2 lớp Cử nhân tài năng ngành Công nghệ thông tin của trường với học lực cả năm học vừa qua là 9,2.

Thủ khoa Nguyễn Lâm Trúc của ĐH Bách Khoa TP HCM năm 2008 vừa hoàn tất thủ tục bảo lưu kết quả ở trường để chuẩn bị du học với kết quả năm học vừa rồi đạt trung bình 8,7. Nguyễn Tử Mạnh Cường, thủ khoa tuyệt đối của ĐH Ngân hàng TP HCM cũng đã bảo lưu kết quả để chuẩn bị cho chương trình du học vào tháng 9/2010.

Ngoài việc các thủ khoa tự “săn” học bổng du học, cử đi học nước ngoài cũng là một chủ trương lớn của Bộ GD-ĐT đối với các thủ khoa đại học. Bắt đầu từ năm học 2009-2010, ngoài việc cấp học bổng đi học nước ngoài cho tất cả những thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30, Bộ GD-ĐT cũng cấp học bổng du học cho cả thủ khoa cao điểm nhất của các khối thi.

Tuy nhiên, để đủ điều kiện đi du học, các thí sinh phải đạt điểm TOEFL là 550 trở lên hoặc IELTS là 6.5 trở lên. Nếu thí sinh đủ tiêu chuẩn nhận học bổng mà không đủ trình độ tiếng Anh thì có thể chọn Trung Quốc, Pháp... (Học tại những nước này, thí sinh có một năm học tiếng). Hầu hết các thủ khoa đều tự tạo áp lực để luôn giữ vị trí đứng đầu khi bước chân vào giảng đường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều “ngôi sao” sớm tắt. Thậm chí, có những thủ khoa có thành tích học tập đáng nể ở phổ thông nhưng khi lên đại học thì sa sút.

Tiến sĩ Mai Ngọc Luông, Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý TP Hồ Chí Minh nhận định: Ở trường phổ thông, học sinh được giáo viên kèm cặp, theo dõi, nhắc nhở thường xuyên thì ở ĐH, sinh viên phải tự học là chính… Sinh viên mới rời nhà trường phổ thông không thích ứng với những thay đổi đó, việc học sẽ yếu dần. Khối lượng bài vở, kiến thức ở ĐH cũng nhiều, đòi hỏi họ phải có năng lực tiếp thu và xử lý thông tin kịp thời, phát huy tính nhạy và lối tư duy thông minh.

Con số này cũng đáng su nghĩ: Trong số 137 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc ở các trường trên địa bàn Hà Nội 2009, chỉ có 5 từng là thủ khoa đầu vào.
[SIZE=+0]
Mai Lâm[/SIZE]
 
×
Quay lại
Top Bottom