- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
TheLEADERPhóng viên TheLEADER mới đây đã có cơ hội được tham gia đoàn doanh nhân Việt thăm quan đất nước Triều Tiên. Ống kính TheLEADER ghi lại những khoảng khắc trong chuyến đi này.
Đất nước Triều Tiên vẫn thường được gọi là xứ sở “bí ẩn” nhất trên thế giới và việc du lịch đến đây không là dễ dàng.
Với người Việt, sau sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 diễn ra cuối tháng 2 vừa qua tại Hà Nội, hình ảnh đất nước và con người Triều Tiên đã có phần "gần gũi" hơn, số người Việt đến Triều Tiên bằng con đường du lịch ngày càng nhiều hơn qua các công ty du lịch lữ hành như Công ty Du lịch Thanh niên xung phong (VYC), Vietravel…
Cổng chào vào thủ đô Bình Nhưỡng.
Đi du lịch Triều Tiên, bạn phải chấp nhận tình trạng “cách ly” với thế giới bên ngoài vì không có internet, không có wifi. Máy điện thoại bạn cầm đi chỉ làm công việc chụp hình nhưng chỉ được chụp tại những nơi quy định và không được tiếp xúc với người dân bản xứ.
Ảnh trên là cổng chào vào thủ đô Bình Nhưỡng với hình tượng hai cô gái Triều Tiên mặc đồ truyền thống, hai tay nâng cao bản đồ Triều Tiên thống nhất, tạo ấn tượng đặc biệt khi bước vào thủ đô của Triều Tiên.
Con đường quốc lộ chính của Triều Tiên.
Do bị cấm vận toàn diện nên việc giao thương nội địa của Triều Tiên không nhộn nhịp như ở Việt Nam. Kênh thu hút ngoại tệ chính của Triều Tiên là khách du lịch nước ngoài.
Đại đa số hàng hóa được bán theo định lượng cho người dân ở các cửa hàng cung cấp như ở Hà Nội thời còn bao cấp. Khách nước ngoài được mua hàng ở những cửa hàng dành riêng cho khách nước ngoài nhưng số lượng cửa hàng không nhiều.
Ảnh trên là con đường quốc lộ chính của Triều Tiên, chất lượng tốt nhưng mật độ giao thông rất thấp.
Khải Hoàn Môn (Arch of Triumph) tại Bình Nhưỡng.
Khải Hoàn Môn (Arch of Triumph) tại Bình Nhưỡng được xây dựng để kỷ niệm phong trào kháng chiến của người Triều Tiên trước Nhật Bản từ năm 1925 đến 1945, là Khải Hoàn Môn cao thứ hai trên thế giới sau Khải Hoàn Môn của nước Pháp. Đây là nơi khách du lịch thường chụp hình lưu niệm vì khung cảnh hoành tráng.
Đường phố của Bình Nhưỡng sạch đẹp đến bất ngờ.
Đường phố của Bình Nhưỡng sạch đẹp đến bất ngờ. Không rác, không lá cây rụng, không hàng rong, khách bộ hành mặc đồ rất tươm tất. Chính quyền Bình Nhưỡng bố trí nhiều nữ cảnh sát đứng ở các ngã tư đường. Trên đây là hình ảnh hai cô cảnh sát với trang phục màu xanh lục đang giao ca, cô nào nhìn cũng rất xinh đẹp.
Tại công viên, cô dâu chú rể chụp hình lưu niệm.
Tại công viên, cô dâu chú rể chụp hình lưu niệm. Đây là hình ảnh chúng tôi ghi lại bất chợt khi đang đi trên đường phố.
Theo những gì chúng tôi được kể lại trong chuyến đi, để chọn bạn đời, các cô gái ở thủ đô Bình Nhưỡng thường mong muốn kiếm những chàng trai đạt các tiêu chuẩn gồm: đảng viên, đã được rèn luyện trong quân đội, tốt nghiệp đại học.
Tất nhiên, không phải chú rể nào cũng có đủ ba tiêu chuẩn đó và đương nhiên hôn nhân còn do duyên số giữa hai bên.
2/3 người dân Bình Nhưỡng đi làm bằng tàu điện ngầm.
Đường phố Bình Nhưỡng khá vắng vẻ vì 2/3 người dân Bình Nhưỡng đi làm bằng tàu điện ngầm.
Ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng (Pyongyang Metro) - với chiều sâu tới 200m dưới lòng đất - được xem là hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới, vừa là phương tiện giao thông vừa là hầm trú ẩn hạt nhân một khi chiến tranh nổ ra. Hệ thống này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 1973 với tên gọi Thiên Lý Mã (Cheollima).
Tháp Juche (Tự lực) - biểu tượng tự cường của Triều Tiên.
Tháp Juche (Tự lực) - biểu tượng tự cường của Triều Tiên, một trong những tháp làm bằng đá granite cao nhất thế giới. Ngôi tháp tọa lạc bên bờ phía Đông của sông Taedong, đối diện quảng trường Kim Il Sung.
Đặc biệt, toàn bộ công trình gồm 25.550 khối đá. Con số này tương ứng với số ngày tính đến sinh nhật lần thứ 70 của ông Kim Il Sung. Vì Tháp rất cao nên ở nơi nào Bình Nhưỡng mọi người cũng nhìn thấy.
Quảng trường Kim Nhật Thành.
Quảng trường Kim Nhật Thành (Kim Il Sung Square) - là một quảng trường được đặt tên theo vị lãnh tụ Kim Il Sung, được xây dựng hoàn tất vào năm 1954 trong quy hoạch tái xây dựng thủ đô sau chiến tranh Bắc Hàn và Nam Hàn.
Tọa lạc ở chân đồi Namsan, đây quảng trường có diện tích 75.000 m2 với sức chứa hơn 100.000 người. Đây cũng là khu vực trọng điểm du lịch của Bình Nhưỡng.
Khu vực phi quân sự Bàn Môn Điếm.
Khu vực phi quân sự Bàn Môn Điếm (Panmunjom DMZ) nhìn từ phía Bắc Triều Tiên. Đây là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Với chiều dài 2km, khu vực phi quân sự được cho là “hot” nhất trên thế giới này là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh của cuộc chiến tranh Cao Ly 1950 - 1953.
Lối đi chính giữa trước mặt người lính trong hình là nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ phía Hàn Quốc bước vào phần lãnh thổ Triều Tiên và có cuộc gặp chớp nhoáng Chủ tịch Kim Jong Un vào ngày 30/6/2019 làm “dậy sóng” dư luận toàn thế giới.
Một cửa hàng bán bia dành cho khách nước ngoài.
Một cửa hàng bán bia dành cho khách nước ngoài. Các cô tiếp viên rất xinh đẹp, lịch thiệp, luôn luôn mặc trang phục truyền thống. Giá ăn uống đối với khách nước ngoài cao gấp nhiều lần so với khách nội địa nhưng vẫn rẻ so với các nhà hàng ăn uống cao cấp ở các nước phương Tây.
Đại sứ quán Việt Nam.
Trước ngày rời Triều Tiên, đoàn du lịch doanh nhân và nhà báo đã chụp hình lưu niệm với Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh (người thứ 6 từ trái sang) tại Đại sứ quán.
Đây là Đại sứ quán Việt Nam đẹp và rộng nhất so với các văn phòng Đại sứ quán Việt Nam trên thế giới, có đồi dốc, có cây xanh che phủ, nằm trong khu vực các đại sứ nước ngoài tại Triều Tiên.
Đất nước Triều Tiên vẫn thường được gọi là xứ sở “bí ẩn” nhất trên thế giới và việc du lịch đến đây không là dễ dàng.
Với người Việt, sau sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 diễn ra cuối tháng 2 vừa qua tại Hà Nội, hình ảnh đất nước và con người Triều Tiên đã có phần "gần gũi" hơn, số người Việt đến Triều Tiên bằng con đường du lịch ngày càng nhiều hơn qua các công ty du lịch lữ hành như Công ty Du lịch Thanh niên xung phong (VYC), Vietravel…
Cổng chào vào thủ đô Bình Nhưỡng.
Đi du lịch Triều Tiên, bạn phải chấp nhận tình trạng “cách ly” với thế giới bên ngoài vì không có internet, không có wifi. Máy điện thoại bạn cầm đi chỉ làm công việc chụp hình nhưng chỉ được chụp tại những nơi quy định và không được tiếp xúc với người dân bản xứ.
Ảnh trên là cổng chào vào thủ đô Bình Nhưỡng với hình tượng hai cô gái Triều Tiên mặc đồ truyền thống, hai tay nâng cao bản đồ Triều Tiên thống nhất, tạo ấn tượng đặc biệt khi bước vào thủ đô của Triều Tiên.
Con đường quốc lộ chính của Triều Tiên.
Do bị cấm vận toàn diện nên việc giao thương nội địa của Triều Tiên không nhộn nhịp như ở Việt Nam. Kênh thu hút ngoại tệ chính của Triều Tiên là khách du lịch nước ngoài.
Đại đa số hàng hóa được bán theo định lượng cho người dân ở các cửa hàng cung cấp như ở Hà Nội thời còn bao cấp. Khách nước ngoài được mua hàng ở những cửa hàng dành riêng cho khách nước ngoài nhưng số lượng cửa hàng không nhiều.
Ảnh trên là con đường quốc lộ chính của Triều Tiên, chất lượng tốt nhưng mật độ giao thông rất thấp.
Khải Hoàn Môn (Arch of Triumph) tại Bình Nhưỡng.
Khải Hoàn Môn (Arch of Triumph) tại Bình Nhưỡng được xây dựng để kỷ niệm phong trào kháng chiến của người Triều Tiên trước Nhật Bản từ năm 1925 đến 1945, là Khải Hoàn Môn cao thứ hai trên thế giới sau Khải Hoàn Môn của nước Pháp. Đây là nơi khách du lịch thường chụp hình lưu niệm vì khung cảnh hoành tráng.
Đường phố của Bình Nhưỡng sạch đẹp đến bất ngờ.
Đường phố của Bình Nhưỡng sạch đẹp đến bất ngờ. Không rác, không lá cây rụng, không hàng rong, khách bộ hành mặc đồ rất tươm tất. Chính quyền Bình Nhưỡng bố trí nhiều nữ cảnh sát đứng ở các ngã tư đường. Trên đây là hình ảnh hai cô cảnh sát với trang phục màu xanh lục đang giao ca, cô nào nhìn cũng rất xinh đẹp.
Tại công viên, cô dâu chú rể chụp hình lưu niệm.
Tại công viên, cô dâu chú rể chụp hình lưu niệm. Đây là hình ảnh chúng tôi ghi lại bất chợt khi đang đi trên đường phố.
Theo những gì chúng tôi được kể lại trong chuyến đi, để chọn bạn đời, các cô gái ở thủ đô Bình Nhưỡng thường mong muốn kiếm những chàng trai đạt các tiêu chuẩn gồm: đảng viên, đã được rèn luyện trong quân đội, tốt nghiệp đại học.
Tất nhiên, không phải chú rể nào cũng có đủ ba tiêu chuẩn đó và đương nhiên hôn nhân còn do duyên số giữa hai bên.
2/3 người dân Bình Nhưỡng đi làm bằng tàu điện ngầm.
Đường phố Bình Nhưỡng khá vắng vẻ vì 2/3 người dân Bình Nhưỡng đi làm bằng tàu điện ngầm.
Ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng (Pyongyang Metro) - với chiều sâu tới 200m dưới lòng đất - được xem là hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới, vừa là phương tiện giao thông vừa là hầm trú ẩn hạt nhân một khi chiến tranh nổ ra. Hệ thống này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 1973 với tên gọi Thiên Lý Mã (Cheollima).
Tháp Juche (Tự lực) - biểu tượng tự cường của Triều Tiên.
Tháp Juche (Tự lực) - biểu tượng tự cường của Triều Tiên, một trong những tháp làm bằng đá granite cao nhất thế giới. Ngôi tháp tọa lạc bên bờ phía Đông của sông Taedong, đối diện quảng trường Kim Il Sung.
Đặc biệt, toàn bộ công trình gồm 25.550 khối đá. Con số này tương ứng với số ngày tính đến sinh nhật lần thứ 70 của ông Kim Il Sung. Vì Tháp rất cao nên ở nơi nào Bình Nhưỡng mọi người cũng nhìn thấy.
Quảng trường Kim Nhật Thành.
Quảng trường Kim Nhật Thành (Kim Il Sung Square) - là một quảng trường được đặt tên theo vị lãnh tụ Kim Il Sung, được xây dựng hoàn tất vào năm 1954 trong quy hoạch tái xây dựng thủ đô sau chiến tranh Bắc Hàn và Nam Hàn.
Tọa lạc ở chân đồi Namsan, đây quảng trường có diện tích 75.000 m2 với sức chứa hơn 100.000 người. Đây cũng là khu vực trọng điểm du lịch của Bình Nhưỡng.
Khu vực phi quân sự Bàn Môn Điếm.
Khu vực phi quân sự Bàn Môn Điếm (Panmunjom DMZ) nhìn từ phía Bắc Triều Tiên. Đây là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Với chiều dài 2km, khu vực phi quân sự được cho là “hot” nhất trên thế giới này là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh của cuộc chiến tranh Cao Ly 1950 - 1953.
Lối đi chính giữa trước mặt người lính trong hình là nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ phía Hàn Quốc bước vào phần lãnh thổ Triều Tiên và có cuộc gặp chớp nhoáng Chủ tịch Kim Jong Un vào ngày 30/6/2019 làm “dậy sóng” dư luận toàn thế giới.
Một cửa hàng bán bia dành cho khách nước ngoài.
Một cửa hàng bán bia dành cho khách nước ngoài. Các cô tiếp viên rất xinh đẹp, lịch thiệp, luôn luôn mặc trang phục truyền thống. Giá ăn uống đối với khách nước ngoài cao gấp nhiều lần so với khách nội địa nhưng vẫn rẻ so với các nhà hàng ăn uống cao cấp ở các nước phương Tây.
Đại sứ quán Việt Nam.
Trước ngày rời Triều Tiên, đoàn du lịch doanh nhân và nhà báo đã chụp hình lưu niệm với Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Bá Vinh (người thứ 6 từ trái sang) tại Đại sứ quán.
Đây là Đại sứ quán Việt Nam đẹp và rộng nhất so với các văn phòng Đại sứ quán Việt Nam trên thế giới, có đồi dốc, có cây xanh che phủ, nằm trong khu vực các đại sứ nước ngoài tại Triều Tiên.