Khám phá thế giới sinh vật biển kì lạ về đêm

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Trong đại dương bao la tăm tối, rất hiếm khi bắt gặp những sinh vật tung tăng theo dòng hải lưu.

Một con cá nục châu Phi con, hay cá khế vây ngực, đang bơi qua eo biển đảo Verde, tuyến đường hàng hải chính ở Philippin. Những sợi lông tơ phất phơ của nó giống tua rua sứa, là một lợi thế có thể dùng để lẩn tránh kẻ săn mồi tuần dương trong đêm tối.
Một con cá nục châu Phi con, hay cá khế vây ngực, đang bơi qua eo biển đảo Verde, tuyến đường hàng hải chính ở Philippin. Những sợi lông tơ phất phơ của nó giống tua rua sứa, là một lợi thế có thể dùng để lẩn tránh kẻ săn mồi tuần dương trong đêm tối.

Nửa đêm trên biển, một đoạn dây chìm gắn đèn lặng lẽ hạ xuống dòng nước đen kịt cả trăm bộ.

Vài phút sau, một vệt nước tóe lên khi những thợ lặn cũng nhảy ùm xuống. Được trang bị đồ lặn, đèn chiếu sáng và camera chống thấm DSLR gắn vào trang phục, David Doubilet và Jennifer Hayes đang lặn xuống một vương quốc phi thường.

“Khi lần đầu xuống đây, cả một thiên hà ánh sáng hiện ra,” Doubilet kể về chuyến lặn biển đêm. “Bạn nhìn thấy bạn lặn cùng ánh đèn tụ và đèn đỏ: đó đây đều là thiên hà.”


Doubilet và Jennifer Hayes đã ghi lại vẻ đẹp cũng như sự tàn phá ở các đại dương.

Doubilet và Jennifer Hayes đã ghi lại vẻ đẹp cũng như sự tàn phá ở các đại dương.

Trong bóng đêm, dù cho đó là biển Sargasso Bắc Đại Tây Dương hay vùng biển nhiệt đới ngoài khơi quần đảo Raja Ampat của Indonesia, Doubilet và Hayes nhìn thấy được những thứ mà ngay cả nhiều nhà sinh vật học hải dương khác (Hayes cũng là một nhà sinh vật học hải dương) sẽ không bao giờ thấy. Lặn biển đêm tương tự “Phù thủy tập sự”(*) hải dương,” Doubilet nói. “Mọi thứ lạ lẫm đều đang nhảy múa vào ban đêm.”
(*) Một bộ phim điện ảnh của Mỹ công chiếu năm 2010.

Khi màn đêm buông xuống ngoài biển khơi, một thế giới bí ẩn mở ra khi động vật phù du bơi lên từ biển sâu để kiếm ăn. Nhiều loài sinh vật tí hon này vẫn còn là ấu trùng, bao gồm con tôm tít được chụp ảnh ở đây. Tôm tít là loài săn mồi phàm ăn ở giai đoạn ấu trùng và cả trưởng thành, thế nên lặn biển đêm mang đến cái nhìn hiếm hoi vào đời sống thuở ban sơ của chúng. “Đó là vườn ương dưỡng của đại dương,” Doubilet nói.
Khi màn đêm buông xuống ngoài biển khơi, một thế giới bí ẩn mở ra khi động vật phù du bơi lên từ biển sâu để kiếm ăn. Nhiều loài sinh vật tí hon này vẫn còn là ấu trùng, bao gồm con tôm tít được chụp ảnh ở đây. Tôm tít là loài săn mồi phàm ăn ở giai đoạn ấu trùng và cả trưởng thành, thế nên lặn biển đêm mang đến cái nhìn hiếm hoi vào đời sống thuở ban sơ của chúng. “Đó là vườn ương dưỡng của đại dương,” Doubilet nói.

Hai người chụp lại những bức ảnh hiếm hoi ở dạng ấu trùng của các loài sinh vật biển và quan sát cách sinh tồn khéo léo của chúng vào buổi đêm, như con cá háo con đang nấp sau một con sứa. Nhưng khi hải lưu đẩy chúng đi, những thợ lặn phải theo dõi bóng nước của chúng để nhớ đường lên, và theo dõi ánh đèn của dây chìm để đảm bảo họ không trôi dạt quá xa con tàu.

“Tất cả phụ thuộc hết vào hải lưu,” Hayes nói. “Bạn chỉ đang di chuyển cùng [những loài vật ấy], may mắn hội ngộ chúng.”


Để vượt dương an toàn trong đêm tối, ấu trùng cá khế này đi nhờ trên lưng một con sứa mặt trăng. Con người cũng luôn muốn được an toàn, những người đang lệ thuộc vào dòng hải lưu. Những thợ lặn thả dây gắn đèn xuống biển, cột vào một chiếc phao trên bề mặt. Cả thợ lặn và con tàu đều hướng về phía ánh sáng để đảm bảo không ai bị lạc.
Để vượt dương an toàn trong đêm tối, ấu trùng cá khế này đi nhờ trên lưng một con sứa mặt trăng. Con người cũng luôn muốn được an toàn, những người đang lệ thuộc vào dòng hải lưu. Những thợ lặn thả dây gắn đèn xuống biển, cột vào một chiếc phao trên bề mặt. Cả thợ lặn và con tàu đều hướng về phía ánh sáng để đảm bảo không ai bị lạc.

Động vật phù du, như sứa (1) và ấu trùng cá sư tử bị bao quanh bởi những loài chân bên giống tôm nhỏ xíu (2), thường bơi từ biển thẳm lên bề mặt vào ban đêm để kiếm ăn. Lặn ngoài biển khơi sau khi mặt trời khuất bóng là “một chỗ ngồi trong khán đài buổi diễu hành của những sinh vật lạ lùng nhất trên thế giới,” Doubilet cho biết.
Động vật phù du, như sứa (1) và ấu trùng cá sư tử bị bao quanh bởi những loài chân bên giống tôm nhỏ xíu (2), thường bơi từ biển thẳm lên bề mặt vào ban đêm để kiếm ăn. Lặn ngoài biển khơi sau khi mặt trời khuất bóng là “một chỗ ngồi trong khán đài buổi diễu hành của những sinh vật lạ lùng nhất trên thế giới,” Doubilet cho biết.

Một số loài hiếm gặp hơn, chẳng hạn như con sứa bất tử này được Hayes chụp ở Anilao, Philippin. Khi bị đe dọa, loài động vật không xương sống có hình dáng giống cái chuông phát sáng này có thể đảo ngược sang giai đoạn sống trước đây của nó, cơ bản bắt đầu lại cuộc đời. Đó là một trong nhiều loài vật được xem là báu vật đối với thợ lặn biển đêm. Đối với Doubilet và Hayes, loài bạch tuột chăn hiếm gặp đứng đầu danh sách.
Một số loài hiếm gặp hơn, chẳng hạn như con sứa bất tử này được Hayes chụp ở Anilao, Philippin. Khi bị đe dọa, loài động vật không xương sống có hình dáng giống cái chuông phát sáng này có thể đảo ngược sang giai đoạn sống trước đây của nó, cơ bản bắt đầu lại cuộc đời. Đó là một trong nhiều loài vật được xem là báu vật đối với thợ lặn biển đêm. Đối với Doubilet và Hayes, loài bạch tuột chăn hiếm gặp đứng đầu danh sách.

Hình ảnh con cá chuồn màu sắc sặc sỡ được phản chiếu bên dưới mặt biển ngoài khơi Bermuda. Ở phía trên, loài cá này có thể bay xa lên đến 650 bộ trên mặt nước bằng cách sải vây ngực của mình như đôi cánh.
Hình ảnh con cá chuồn màu sắc sặc sỡ được phản chiếu bên dưới mặt biển ngoài khơi Bermuda. Ở phía trên, loài cá này có thể bay xa lên đến 650 bộ trên mặt nước bằng cách sải vây ngực của mình như đôi cánh.

Một con mực biển khơi nhả ra đám mây mực trước khi biến mất vào vùng biển thẳm Indonesia. Biển đêm có thể đẹp mê hồn, Doubilet nói, nhưng cũng có thể khiến bạn khó chịu khi chụp ảnh vì nhiều loài vật quá tí hon và nhút nhát: “Khi bạn di chuyển tiêu điểm, chúng cũng nhảy tới nhảy lui, và bạn không thể bắt kịp.”
Một con mực biển khơi nhả ra đám mây mực trước khi biến mất vào vùng biển thẳm Indonesia. Biển đêm có thể đẹp mê hồn, Doubilet nói, nhưng cũng có thể khiến bạn khó chịu khi chụp ảnh vì nhiều loài vật quá tí hon và nhút nhát: “Khi bạn di chuyển tiêu điểm, chúng cũng nhảy tới nhảy lui, và bạn không thể bắt kịp.”

Trái: Con bướm biển này là một loài sên bơi tự do có thể nhỏ như một hạt cát, chân của nó đã tiến hóa thành thùy giống cánh có thể vỗ để đẩy cơ thể bơi trong nước. Phải: Hayes chụp được một con cá nóc sừng con kích thước bằng đồng xu ngoài khơi bờ biển Indonesia. Doubilet ví kiểu lặn đêm này – được dòng hải lưu đẩy đi – như bị trôi dạt ngoài không gian. “Cách duy nhất để biết dòng hải lưu nào đi lên là quan sát hướng bóng nước di chuyển,” anh nói.
Trái: Con bướm biển này là một loài sên bơi tự do có thể nhỏ như một hạt cát, chân của nó đã tiến hóa thành thùy giống cánh có thể vỗ để đẩy cơ thể bơi trong nước.

Phải: Hayes chụp được một con cá nóc sừng con kích thước bằng đồng xu ngoài khơi bờ biển Indonesia. Doubilet ví kiểu lặn đêm này – được dòng hải lưu đẩy đi – như bị trôi dạt ngoài không gian. “Cách duy nhất để biết dòng hải lưu nào đi lên là quan sát hướng bóng nước di chuyển,” anh nói.


Một số loài động vật ra sức ngụy trang để tự bảo vệ mình, như con cá chìa vôi này đang đóng giả chiếc que mà nó mang qua biển đêm ở Anilao, Philippin. Những thợ lặn biển đêm cũng sợ kẻ săn mồi, nhất là cá mập. Nhưng đáng buồn thay, cá mập đã bị đánh bắt khỏi phần lớn những nơi họ lặn. “Dù gì thì cũng cảm thấy an toàn hơn.”
Một số loài động vật ra sức ngụy trang để tự bảo vệ mình, như con cá chìa vôi này đang đóng giả chiếc que mà nó mang qua biển đêm ở Anilao, Philippin. Những thợ lặn biển đêm cũng sợ kẻ săn mồi, nhất là cá mập. Nhưng đáng buồn thay, cá mập đã bị đánh bắt khỏi phần lớn những nơi họ lặn. “Dù gì thì cũng cảm thấy an toàn hơn.”

Con cá khế con này đã tự ẩn náu trong một con sứa để thoát khỏi sự chú ý của kẻ săn mồi gần Moalboal, Philippin.
Con cá khế con này đã tự ẩn náu trong một con sứa để thoát khỏi sự chú ý của kẻ săn mồi gần Moalboal, Philippin.

Trái: Ban đầu được định danh là trùng tia, động vật đơn bào trôi nổi có vỏ khoáng cứng, bức ảnh này rất có thể đã chụp được khối trứng do một loài chưa xác định sinh ra. Nhiều cuộc gặp gỡ ở biển đêm không thể được xác định được ngay; những ảnh chụp được lưu hành nội bộ trong cộng đồng các nhà khoa học và thợ lặn làm việc cùng nhau nhằm tìm hiểu về hệ sinh thái độc đáo này. Phải: Một kẻ đi nhờ thuộc loài chân bên đang ngồi trên một con sứa.
Trái: Ban đầu được định danh là trùng tia, động vật đơn bào trôi nổi có vỏ khoáng cứng, bức ảnh này rất có thể đã chụp được khối trứng do một loài chưa xác định sinh ra. Nhiều cuộc gặp gỡ ở biển đêm không thể được xác định được ngay; những ảnh chụp được lưu hành nội bộ trong cộng đồng các nhà khoa học và thợ lặn làm việc cùng nhau nhằm tìm hiểu về hệ sinh thái độc đáo này.

Phải: Một kẻ đi nhờ thuộc loài chân bên đang ngồi trên một con sứa.


Một con cá háo con nấp sau một con sứa, lái con sứa như một chiếc thuyền máy. Khi được con sứa này bảo vệ khỏi kẻ săn mồi, con cá con này có thể ăn ký sinh trùng bám trên vật chủ của nó. “Lúc nào bạn cũng gặp những chuyện lý thú,” Hayes nói. “Quả là một thấu kính cỡ đại soi rọi vào biển cả.”
Một con cá háo con nấp sau một con sứa, lái con sứa như một chiếc thuyền máy. Khi được con sứa này bảo vệ khỏi kẻ săn mồi, con cá con này có thể ăn ký sinh trùng bám trên vật chủ của nó. “Lúc nào bạn cũng gặp những chuyện lý thú,” Hayes nói. “Quả là một thấu kính cỡ đại soi rọi vào biển cả.”

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top