Khám phá chợ đồ cũ độc nhất vô nhị ở Hà thành
Ở khu chợ ấy, có đủ các mặt hàng từ “thượng vàng hạ cám”, người đến đây mua, không chỉ là người ít tiền, ham của rẻ mà còn có cả người thích sưu tập đồ “độc”, giới chơi đồ cổ, giới thương gia, nghệ sỹ…
Chắc mọi người đang thắc mắc khu chợ ấy tên là gì, ở đâu và có bán những đồ gì?. Hãy cùng bật mở điều bí mật ấy nhé...
Đi chợ mua đồ cũ
Chỉ mới tồn tại không bao lâu trong lòng thủ đô nhộn nhịp, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 5-7 cây số, chợ nằm ngay chân cầu vượt Thăng Long thuộc địa phận xã Hải Bối - huyện Đông Anh. Chợ được hình thành từ ý tưởng "tiết kiệm" của ông chủ Thưởng, vốn là một người làm dịch vụ chuyển nhà chuyên nghiệp, sau khi thấy nhiều sản phẩm của người dân vứt đi nhưng vẫn còn có thể sử dụng được, ông nghĩ với những đồ như vậy thì còn phù hợp với nhu cầu của rất nhiều người, bởi vậy ông đã mang về và hình thành nên chợ đồ cũ từ đó.
Chợ đồ cũ Thưởng Thưởng giờ đã trở thành một trong những địa chỉ quen thuộc không chỉ với những người có thu nhập thấp, mà ngay cả những người có thu nhập cao, thậm chí có cả những vị khách nước ngoài cũng tìm đến với chợ. Đơn giản đến đây họ có thể tha hồ lựa chọn những vật dụng dù là nhỏ nhất, đến những vật dụng đắt tiền mà lại phù hợp với túi tiền cũng như khả năng kinh tế của mọi người.
Được một người bạn giới thiệu qua về chợ, trong vai một người khách tôi tìm đến chợ đồ cũ với mục đích vừa là để tìm hiểu nét độc đáo của chợ đồ cũ có một không hai này, vừa là để đích mục sở thị những sản phẩm mà người bạn tôi cho rằng " đồ tốt, giá rẻ". Bước vào cổng chợ, nhìn những vật dụng nằm ngổn ngang ngay phía bên ngoài thì chẳng ai nghĩ đó là cái chợ cả, mà theo cảm nhận của tôi thì nó trông giống như một cái nhà kho hơn là giống một cái chợ. Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong chợ là một hình ảnh hoàn toàn khác so với bên ngoài, chợ được chia thành 3 khu riêng biệt, một khu bày bán đồ nồi thất, đồ gỗ và đồ giả cổ, một khu bày bán đồ điện dân dụng, đồ gia dụng, và khu còn lại là xưởng tái chế.
Dừng lại bên bộ bàn ghê sofa màu cacao kiểu dáng cũng khá sang trọng, tôi hỏi Hạnh giá của sản phẩm đó là bao nhiêu vì tôi biết bộ sofa này ở ngoài thị trường giá của nó khoảng trên dưới 50 triệu đồng. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên khi Hạnh nói về giá của sản phẩm, vì giá mà cô đưa ra rẻ chỉ bằng 50 % - 70 % so với giá sản phẩm ngoài thị trường mà tôi được biết, Hạnh giải thích " đây là hàng cũ đưa về và đã được bọc da lại, mọi người nhìn qua thì nó như là hàng mới, nó rẻ vì nó là hàng cũ, hàng tái chế". Như Hạnh giới thiệu thì không chỉ có những bộ sofa giá rẻ như vậy, mà còn rất rất nhiều các vật dụng khác và giá của nó thì cũng không đắt một chút nào, rồi cô lại tiếp tục dẫn tôi đi qua những khu khác...
Tạo thương hiệu "chợ đồ cổ" từ uy tín và niềm tin
Với sự phong phú đa dạng mặt hàng, hấp dẫn về giá cả và giá trị đồ vật, phong cách phục vụ văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp. "Chợ đồ cũ" Thưởng Hưởng đã vươn lên khẳng định là một khu chợ văn hóa là điểm đến không chỉ của người dân Hà Thành, mà của cả người dân các tỉnh lân cận, thậm chí cả những người nước ngoài cũng đền đây để tìm cho mình những đồ dùng cần thiết.
Để có được uy tín và niêm tin như vậy anh Nguyễn Văn Thưởng - Giám đốc Công ty Thương mại và dịch vụ Thưởng Hưởng cho biết : "khách hàng đến đây có thể tự do lựa chọn sản phẩm nào mình ưng ý nhất để mua, giá cả lại hợp lý. Điều đặc biệt đó là khi mua hàng rồi nếu như có hỏng hóc gì đó thì công ty sẽ cử nhân viên đến tận nơi bảo hành, sửa chữa. Cùng với đó, khâu kiểm tra, lựa chọn và khắc phục lại một số lỗi của sản phẩm luôn được đề cao theo phương châm: "Chất lượng sản phẩm là thương hiệu của doanh nghiệp". Đến chợ, khách hàng sẽ được nhân viên giới thiệu từng gian hàng, từng khu vực sản phẩm theo nhu cầu, các đặc tính nổi bật và cả những khiếm khuyết của sản phẩm. Đặc biệt, khi mua sản phẩm về, nếu có vướng mắc, khách hàng có thể gửi trả lại Công ty và được hoàn trả lại toàn bộ số tiền".
Không giống như bất kì một nơi bán hàng nào, ở đây từ ông chủ Thưởng đến các nhân viên bán hàng đều sẵn sàng giới thiệu với khách hàng, những đồ ở đây đều là những đồ tái chế, và giá của nó rẻ vì nó là đồ tái chế và họ rất tự hào vì điều này. Một bộ phận không thể tách rời với chợ đồ cũ này, và cũng là bộ phận làm nên uy tín, và khẳng định chất lượng các đồ vật dụng đã qua tái chế đó là hơn 50 nhân viên, thợ sửa chữa thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như điện, cơ khí, thợ kính... những nhóm công nhân chuyên nghiệp dần hình thành với thu nhập trên dưới 5triều đồng / tháng. Đã có những thợ lành nghề tìm đến với xưởng tái chế này, anh Lê Đình Tuấn một thợ sủa chữa kính ở đây tâm sự: "tư tưởng của mình làm với chú Thưởng thì thoải mái, đâm ra lúc nào mình cũng kiên trì gắn bó ở đây".
Một cái chợ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng khi mua sắm, mà vẫn đạt hiệu quả cao về giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng sản phẩm. Một bài toán mang lại hiệu quả kinh tế từ đức tính lao động tiết kiệm và cần cù của ông chủ Thưởng, lại vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, vừa tăng lại giá trị thực tế, góp phần khuyến khích người dân mua sắm tiết kiệm, quả là một công đôi ba việc. Còn với riêng tôi, tôi đã được đích mục sở thị khu chợ đồ cũ này và cũng kịp tìm cho mình một số vật dụng cần thiết, vừa tiết kiệm chi phí vừa tìm được đồ ưng ý.
Chợ đồ cũ lớn nhất hà thành
Tham gia ngay vào thế giới đồ cũ trên facebook để tìm được các món đầu phù hợp nhất với mình:
https://www.facebook.com/pages/Kenh-mua-ban-trao-doi-do-cu/484497771562892
Ở khu chợ ấy, có đủ các mặt hàng từ “thượng vàng hạ cám”, người đến đây mua, không chỉ là người ít tiền, ham của rẻ mà còn có cả người thích sưu tập đồ “độc”, giới chơi đồ cổ, giới thương gia, nghệ sỹ…
Chắc mọi người đang thắc mắc khu chợ ấy tên là gì, ở đâu và có bán những đồ gì?. Hãy cùng bật mở điều bí mật ấy nhé...
Đi chợ mua đồ cũ
Chỉ mới tồn tại không bao lâu trong lòng thủ đô nhộn nhịp, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 5-7 cây số, chợ nằm ngay chân cầu vượt Thăng Long thuộc địa phận xã Hải Bối - huyện Đông Anh. Chợ được hình thành từ ý tưởng "tiết kiệm" của ông chủ Thưởng, vốn là một người làm dịch vụ chuyển nhà chuyên nghiệp, sau khi thấy nhiều sản phẩm của người dân vứt đi nhưng vẫn còn có thể sử dụng được, ông nghĩ với những đồ như vậy thì còn phù hợp với nhu cầu của rất nhiều người, bởi vậy ông đã mang về và hình thành nên chợ đồ cũ từ đó.
Chợ đồ cũ Thưởng Thưởng giờ đã trở thành một trong những địa chỉ quen thuộc không chỉ với những người có thu nhập thấp, mà ngay cả những người có thu nhập cao, thậm chí có cả những vị khách nước ngoài cũng tìm đến với chợ. Đơn giản đến đây họ có thể tha hồ lựa chọn những vật dụng dù là nhỏ nhất, đến những vật dụng đắt tiền mà lại phù hợp với túi tiền cũng như khả năng kinh tế của mọi người.
Được một người bạn giới thiệu qua về chợ, trong vai một người khách tôi tìm đến chợ đồ cũ với mục đích vừa là để tìm hiểu nét độc đáo của chợ đồ cũ có một không hai này, vừa là để đích mục sở thị những sản phẩm mà người bạn tôi cho rằng " đồ tốt, giá rẻ". Bước vào cổng chợ, nhìn những vật dụng nằm ngổn ngang ngay phía bên ngoài thì chẳng ai nghĩ đó là cái chợ cả, mà theo cảm nhận của tôi thì nó trông giống như một cái nhà kho hơn là giống một cái chợ. Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong chợ là một hình ảnh hoàn toàn khác so với bên ngoài, chợ được chia thành 3 khu riêng biệt, một khu bày bán đồ nồi thất, đồ gỗ và đồ giả cổ, một khu bày bán đồ điện dân dụng, đồ gia dụng, và khu còn lại là xưởng tái chế.
Dừng lại bên bộ bàn ghê sofa màu cacao kiểu dáng cũng khá sang trọng, tôi hỏi Hạnh giá của sản phẩm đó là bao nhiêu vì tôi biết bộ sofa này ở ngoài thị trường giá của nó khoảng trên dưới 50 triệu đồng. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên khi Hạnh nói về giá của sản phẩm, vì giá mà cô đưa ra rẻ chỉ bằng 50 % - 70 % so với giá sản phẩm ngoài thị trường mà tôi được biết, Hạnh giải thích " đây là hàng cũ đưa về và đã được bọc da lại, mọi người nhìn qua thì nó như là hàng mới, nó rẻ vì nó là hàng cũ, hàng tái chế". Như Hạnh giới thiệu thì không chỉ có những bộ sofa giá rẻ như vậy, mà còn rất rất nhiều các vật dụng khác và giá của nó thì cũng không đắt một chút nào, rồi cô lại tiếp tục dẫn tôi đi qua những khu khác...
Tạo thương hiệu "chợ đồ cổ" từ uy tín và niềm tin
Với sự phong phú đa dạng mặt hàng, hấp dẫn về giá cả và giá trị đồ vật, phong cách phục vụ văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp. "Chợ đồ cũ" Thưởng Hưởng đã vươn lên khẳng định là một khu chợ văn hóa là điểm đến không chỉ của người dân Hà Thành, mà của cả người dân các tỉnh lân cận, thậm chí cả những người nước ngoài cũng đền đây để tìm cho mình những đồ dùng cần thiết.
Để có được uy tín và niêm tin như vậy anh Nguyễn Văn Thưởng - Giám đốc Công ty Thương mại và dịch vụ Thưởng Hưởng cho biết : "khách hàng đến đây có thể tự do lựa chọn sản phẩm nào mình ưng ý nhất để mua, giá cả lại hợp lý. Điều đặc biệt đó là khi mua hàng rồi nếu như có hỏng hóc gì đó thì công ty sẽ cử nhân viên đến tận nơi bảo hành, sửa chữa. Cùng với đó, khâu kiểm tra, lựa chọn và khắc phục lại một số lỗi của sản phẩm luôn được đề cao theo phương châm: "Chất lượng sản phẩm là thương hiệu của doanh nghiệp". Đến chợ, khách hàng sẽ được nhân viên giới thiệu từng gian hàng, từng khu vực sản phẩm theo nhu cầu, các đặc tính nổi bật và cả những khiếm khuyết của sản phẩm. Đặc biệt, khi mua sản phẩm về, nếu có vướng mắc, khách hàng có thể gửi trả lại Công ty và được hoàn trả lại toàn bộ số tiền".
Không giống như bất kì một nơi bán hàng nào, ở đây từ ông chủ Thưởng đến các nhân viên bán hàng đều sẵn sàng giới thiệu với khách hàng, những đồ ở đây đều là những đồ tái chế, và giá của nó rẻ vì nó là đồ tái chế và họ rất tự hào vì điều này. Một bộ phận không thể tách rời với chợ đồ cũ này, và cũng là bộ phận làm nên uy tín, và khẳng định chất lượng các đồ vật dụng đã qua tái chế đó là hơn 50 nhân viên, thợ sửa chữa thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như điện, cơ khí, thợ kính... những nhóm công nhân chuyên nghiệp dần hình thành với thu nhập trên dưới 5triều đồng / tháng. Đã có những thợ lành nghề tìm đến với xưởng tái chế này, anh Lê Đình Tuấn một thợ sủa chữa kính ở đây tâm sự: "tư tưởng của mình làm với chú Thưởng thì thoải mái, đâm ra lúc nào mình cũng kiên trì gắn bó ở đây".
Một cái chợ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng khi mua sắm, mà vẫn đạt hiệu quả cao về giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng sản phẩm. Một bài toán mang lại hiệu quả kinh tế từ đức tính lao động tiết kiệm và cần cù của ông chủ Thưởng, lại vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, vừa tăng lại giá trị thực tế, góp phần khuyến khích người dân mua sắm tiết kiệm, quả là một công đôi ba việc. Còn với riêng tôi, tôi đã được đích mục sở thị khu chợ đồ cũ này và cũng kịp tìm cho mình một số vật dụng cần thiết, vừa tiết kiệm chi phí vừa tìm được đồ ưng ý.
Chợ đồ cũ lớn nhất hà thành
Tham gia ngay vào thế giới đồ cũ trên facebook để tìm được các món đầu phù hợp nhất với mình:
https://www.facebook.com/pages/Kenh-mua-ban-trao-doi-do-cu/484497771562892