- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng giải quyết những lỗi phổ biến của ĐTDĐ mà không cần mang máy ra tiệm.
Máy bị dính bẩn
Nếu vỏ máy bị dơ do những vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ hay keo, có lẽ bạn khó có thể lau sạch bằng khăn. Nếu dùng khăn ướt thì có thể đỡ phần nào nhưng lại quá nguy hiểm, bởi các đồ điện tử thường rất kỵ nước.
Trong trường hợp này, có một dung dịch rất dễ tìm nhưng lại có thể tẩy sạch chúng một cách hoàn hảo, trả lại cho điện thoại vẻ bóng đẹp, đó chính là nước hoa (hay dầu thơm). Bạn có thể xịt một ít nước hoa lên vỏ, hay nếu cẩn thận hơn là xịt lên tay, sau đó xoa lên phần bị bẩn rồi dùng bông gòn (hay khăn mỏng) lau sạch.
Có thể nhiều người cho rằng xăng sẽ lau sạch hơn, nhưng điều đó lại là một sai lầm, vì khả năng tẩy của xăng quá mạnh, lớp vỏ điện thoại (thường bằng nhựa) khi tiếp xúc với xăng sẽ bị sần lên, hoặc tróc cả lớp sơn bên ngoài. Nước hoa lại khác, nồng độ cồn trong nước hoa khá ít, nên dung dịch này khá "lành", không ảnh hưởng nhiều đến vỏ điện thoại của bạn, và đặc biệt lại còn có cả mùi thơm nữa.
Tẩy rửa là công dụng không ngờ đến của nước hoa
Rớt nước hoặc vô nước
Không ít trường hợp khi điện thoại bị rớt xuống nước, người dùng tỏ ra khá lúng túng không biết xử lý như thế nào. Nguyên nhân này cũng góp phần làm khả năng “chết” máy cao hơn bởi nguy cơ chập mạch.
Một số bước đơn giản để sơ cứu cho chiếc điện thoại khi vừa rớt xuống nước:
- Tháo ngay pin và để riêng ra, tuyệt đối không được lắp trở lại máy, đồng thời cũng không được cắm sạc khi máy rớt nước.
- Dùng khăn lau sạch bên ngoài, sau đó từ từ tháo từng bộ phận của máy.
- Dùng dung dịch vệ sinh bo mạch như acetone hay xăng thơm cùng bàn chải để vệ sinh bo mạch, các linh kiện của máy (chú ý không được vệ sinh màn hình).
- Để phơi khô ngoài ánh nắng cho bo mạch và màn hình không còn ẩm ướt bên trong. Hoặc cách đơn giản nữa là cho bo mạch vào thúng gạo để hút ẩm.
Gạo cũng có thể hút ẩm rất tốt
- Cuối cùng, bạn có thể lắp điện thoại vào lại. Nếu may mắn, "chú dế" của bạn sẽ “bình an vô sự” mà không cần phải đi sửa hoặc thay máy mới.
Hết pin
Nếu bạn cần phải xử lý thông tin quan trọng trên điện thoại, hay gọi 1-2 cuộc gọi nữa thì có một "mẹo" khá đơn giản để kéo dài thời gian sử dụng khi máy báo pin yếu hoặc hết pin:
- Tháo pin ra khỏi máy.
- Lấy tấm giấy bạc (loại thường có trong các vỏ hộp thuốc lá hoặc bánh kẹo), quấn chặt quanh viên pin.
- Dùng quẹt ga hơ nhẹ quanh miếng giấy bạc vài giây (không hơ lửa quá mạnh và lâu, chỉ cần miếng giấy bạc hơi ấm ấm là được).
- Sau đó gắn pin lại vào máy và sử dụng.
Lưu ý: Đây là cách "chữa cháy' tạm thời để kéo dài thời gian sử dụng thêm chỉ khoảng vài phút tùy vào dung lượng pin còn lại của máy. Nếu cảm thấy không an toàn, bạn có thể tháo pin ra phơi nắng chừng vài phút cũng được.
Treo máy
Treo máy, chậm máy là những lỗi thường gặp nhất trên điện thoại di động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này như chạy quá nhiều chương trình mà không tắt hẳn (trường hợp này đa số là trên các máy chạy hệ điều hành như Symbian), do bộ nhớ trong của máy còn quá ít, bị virus, hoặc thẻ nhớ bị lỗi cũng gây ra tình trạng trên…
Cách khắc phục đầu tiên là tắt máy (hoặc tháo pin ra gắn vào lại), sau đó khởi động lại máy. Hoặc bạn hãy thử tháo thẻ nhớ ra và kiểm tra xem máy còn bị không. Nếu vẫn không sửa được, bạn hãy vào mục Cài đặt của máy và chọn khôi phục cài đặt gốc (master reset) hoặc format lại điện thoại.
Lưu ý: quá trình này sẽ làm mất dữ liệu trên điện thoại của bạn, nên cần sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.
Nghe gọi nhỏ
Nghe gọi nhỏ thường có hai nguyên nhân, một là do phần cứng (mic hay loa), hai là do bị trục trặc phần mạng kết nối giữa hai thiết bị. Nếu bạn thực hiện cuộc gọi trong vùng phủ sóng yếu, hoặc đang chạy xe thì âm thanh đàm thoại có thể bị nhỏ, hoặc ngắt quãng và không rõ. Cách khắc phục là hãy tắt cuộc gọi, sau đó tìm vị trí thích hợp để thực hiện lại cuộc gọi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt thử chế độ mạng 3G và sử dụng duy nhất mạng GSM 2G để thực hiện cuộc gọi.
Không gửi tin nhắn được
Lỗi không gửi được tin nhắn cũng có nhiều nguyên nhân (tất nhiên, không tính trường hợp không còn tiền trong tài khoản), nhưng điển hình và thường gặp nhất là do bộ nhớ tin nhắn quá đầy và do lỗi mạng.
Lỗi không gửi tin nhắn được do bộ nhớ đầy
Nếu bộ nhớ tin nhắn đầy, bạn sẽ không thể gửi được vì máy không biết lưu tin nhắn sắp gửi vào đâu. Với trường hợp này, bạn chỉ việc xóa bớt tin nhắn trong mục tin đến, tin gửi đi, và thậm chí cả tin nháp để trả lại bộ nhớ trống cho tin nhắn của điện thoại là có thể khắc phục lỗi.
Còn trường hợp lỗi do mạng rất hay xảy ra vào dịp lễ tết, do số lượng người sử dụng trong cùng một vùng tăng lên đột biến, gây nghẽn mạng. Cách khắc phục lỗi này cũng không phức tạp lắm. Bạn chỉ cần thay đổi số trung tâm nhắn tin sang số khác là được. Để đổi được số trung tâm nhắn tin này bạn cần phải gọi lên tổng đài của mạng mình đang dùng và hỏi nhân viên số trung tâm nhắn tin khác được hỗ trợ, sau đó vào phần Cài đặt của Tin nhắn để thay đổi.
Theo Goonline
Máy bị dính bẩn
Nếu vỏ máy bị dơ do những vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ hay keo, có lẽ bạn khó có thể lau sạch bằng khăn. Nếu dùng khăn ướt thì có thể đỡ phần nào nhưng lại quá nguy hiểm, bởi các đồ điện tử thường rất kỵ nước.
Trong trường hợp này, có một dung dịch rất dễ tìm nhưng lại có thể tẩy sạch chúng một cách hoàn hảo, trả lại cho điện thoại vẻ bóng đẹp, đó chính là nước hoa (hay dầu thơm). Bạn có thể xịt một ít nước hoa lên vỏ, hay nếu cẩn thận hơn là xịt lên tay, sau đó xoa lên phần bị bẩn rồi dùng bông gòn (hay khăn mỏng) lau sạch.
Có thể nhiều người cho rằng xăng sẽ lau sạch hơn, nhưng điều đó lại là một sai lầm, vì khả năng tẩy của xăng quá mạnh, lớp vỏ điện thoại (thường bằng nhựa) khi tiếp xúc với xăng sẽ bị sần lên, hoặc tróc cả lớp sơn bên ngoài. Nước hoa lại khác, nồng độ cồn trong nước hoa khá ít, nên dung dịch này khá "lành", không ảnh hưởng nhiều đến vỏ điện thoại của bạn, và đặc biệt lại còn có cả mùi thơm nữa.
Tẩy rửa là công dụng không ngờ đến của nước hoa
Rớt nước hoặc vô nước
Không ít trường hợp khi điện thoại bị rớt xuống nước, người dùng tỏ ra khá lúng túng không biết xử lý như thế nào. Nguyên nhân này cũng góp phần làm khả năng “chết” máy cao hơn bởi nguy cơ chập mạch.
Một số bước đơn giản để sơ cứu cho chiếc điện thoại khi vừa rớt xuống nước:
- Tháo ngay pin và để riêng ra, tuyệt đối không được lắp trở lại máy, đồng thời cũng không được cắm sạc khi máy rớt nước.
- Dùng khăn lau sạch bên ngoài, sau đó từ từ tháo từng bộ phận của máy.
- Dùng dung dịch vệ sinh bo mạch như acetone hay xăng thơm cùng bàn chải để vệ sinh bo mạch, các linh kiện của máy (chú ý không được vệ sinh màn hình).
- Để phơi khô ngoài ánh nắng cho bo mạch và màn hình không còn ẩm ướt bên trong. Hoặc cách đơn giản nữa là cho bo mạch vào thúng gạo để hút ẩm.
Gạo cũng có thể hút ẩm rất tốt
- Cuối cùng, bạn có thể lắp điện thoại vào lại. Nếu may mắn, "chú dế" của bạn sẽ “bình an vô sự” mà không cần phải đi sửa hoặc thay máy mới.
Hết pin
- Tháo pin ra khỏi máy.
- Lấy tấm giấy bạc (loại thường có trong các vỏ hộp thuốc lá hoặc bánh kẹo), quấn chặt quanh viên pin.
- Dùng quẹt ga hơ nhẹ quanh miếng giấy bạc vài giây (không hơ lửa quá mạnh và lâu, chỉ cần miếng giấy bạc hơi ấm ấm là được).
- Sau đó gắn pin lại vào máy và sử dụng.
Lưu ý: Đây là cách "chữa cháy' tạm thời để kéo dài thời gian sử dụng thêm chỉ khoảng vài phút tùy vào dung lượng pin còn lại của máy. Nếu cảm thấy không an toàn, bạn có thể tháo pin ra phơi nắng chừng vài phút cũng được.
Treo máy
Treo máy, chậm máy là những lỗi thường gặp nhất trên điện thoại di động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này như chạy quá nhiều chương trình mà không tắt hẳn (trường hợp này đa số là trên các máy chạy hệ điều hành như Symbian), do bộ nhớ trong của máy còn quá ít, bị virus, hoặc thẻ nhớ bị lỗi cũng gây ra tình trạng trên…
Cách khắc phục đầu tiên là tắt máy (hoặc tháo pin ra gắn vào lại), sau đó khởi động lại máy. Hoặc bạn hãy thử tháo thẻ nhớ ra và kiểm tra xem máy còn bị không. Nếu vẫn không sửa được, bạn hãy vào mục Cài đặt của máy và chọn khôi phục cài đặt gốc (master reset) hoặc format lại điện thoại.
Lưu ý: quá trình này sẽ làm mất dữ liệu trên điện thoại của bạn, nên cần sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.
Nghe gọi nhỏ
Nghe gọi nhỏ thường có hai nguyên nhân, một là do phần cứng (mic hay loa), hai là do bị trục trặc phần mạng kết nối giữa hai thiết bị. Nếu bạn thực hiện cuộc gọi trong vùng phủ sóng yếu, hoặc đang chạy xe thì âm thanh đàm thoại có thể bị nhỏ, hoặc ngắt quãng và không rõ. Cách khắc phục là hãy tắt cuộc gọi, sau đó tìm vị trí thích hợp để thực hiện lại cuộc gọi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt thử chế độ mạng 3G và sử dụng duy nhất mạng GSM 2G để thực hiện cuộc gọi.
Không gửi tin nhắn được
Lỗi không gửi được tin nhắn cũng có nhiều nguyên nhân (tất nhiên, không tính trường hợp không còn tiền trong tài khoản), nhưng điển hình và thường gặp nhất là do bộ nhớ tin nhắn quá đầy và do lỗi mạng.
Lỗi không gửi tin nhắn được do bộ nhớ đầy
Nếu bộ nhớ tin nhắn đầy, bạn sẽ không thể gửi được vì máy không biết lưu tin nhắn sắp gửi vào đâu. Với trường hợp này, bạn chỉ việc xóa bớt tin nhắn trong mục tin đến, tin gửi đi, và thậm chí cả tin nháp để trả lại bộ nhớ trống cho tin nhắn của điện thoại là có thể khắc phục lỗi.
Còn trường hợp lỗi do mạng rất hay xảy ra vào dịp lễ tết, do số lượng người sử dụng trong cùng một vùng tăng lên đột biến, gây nghẽn mạng. Cách khắc phục lỗi này cũng không phức tạp lắm. Bạn chỉ cần thay đổi số trung tâm nhắn tin sang số khác là được. Để đổi được số trung tâm nhắn tin này bạn cần phải gọi lên tổng đài của mạng mình đang dùng và hỏi nhân viên số trung tâm nhắn tin khác được hỗ trợ, sau đó vào phần Cài đặt của Tin nhắn để thay đổi.
Theo Goonline