Kênh đầu tư mới cho các bạn sinh viên tài chính học hỏi

Dạ cám ơn Ad. Mà Ad cho em vài trang thông tin cập nhật tin tức thị trường được không ạ. Em không biết tìm ở đâu cả..search gg thì nó cứ ra mấy trang linh tinh gì đâu á
 
Bạn có thể vào website cổng phân tích của FBS để cập nhật thông tin thị trường hằng ngày: fxbazooka.com/vi/site
Hoặc vào thêm mấy trang Forexfactory, blooomberg,...để đọc và tìm hiểu thêm nhé, nhiều kiến thức hay ho lắm
Chúc bạn trade thành công!!!!!! :-)/\:-)
 
Em nghe nói cái này VN vẫn chưa cho hoạt động chính thức đúng không ạ? KH đăng ký tham gia như thế này có bị gì không ạ?
 
@HuynhNhatAnh uh tớ cũng đang phân vân vấn đề này đấy. Nghe nói FBS không có trụ sở tại việt nam? làm sao để tin tưởng được đây mấy bác !!
 
@kaitokid04 Trụ sở chính của FBS đặt tại thành phố Saint Petersburg, Nga. Hiện tại ở Việt Nam tạm thời chưa có văn phòng đại diện, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng của FBS tại Việt Nam để được hỗ trợ nha
 
@HuynhNhatAnh FBS đã hoạt động 6 năm rồi, bắt đầu từ năm 2009, nếu không giữ uy tín với khách hàng thì sao hoạt động được tới bây giờ bác ơi, có mà bị đem lên các diễn đàn cho cư dân mạng mổ xẻ lâu rồi ấy chứ.
Cái này tùy thuộc vào sự tin tưởng của khách hàng đối với FBS, bác cứ đăng ký 1 tài khoản rồi trade thử là biết ngay :-)/\:-)
 
@HuynhNhatAnh Bác có kinh nghiệm gì chia sẻ cho tụi em với nhé. Mới chơi nhìn vào mấy cái biểu đồ chả hiểu cái khỉ khô gì cả. Nản quá đang tính nghỉ chơi thì nãy mới nhận được điện thoại chăm sóc khách hàng của FBS gọi đến, đang lúc cần hỏi 1 loạt vấn đề luôn. Bac lấy số hotline FBS không em share cho này, nữ nghe máy đó nha :KSV@12:
 
@kaitokid04 hahaa có nữa hả. sao chưa thấy gọi cho tui hả ta. Tý đưa tui số tối gọi chơi. Đang không biết dùng cái MT4 sao. Chắc phải đóng cửa tu luyện dài dài mới mong ăn được
 
@HuynhNhatAnh @kaitokid04 2 bác khỏi cần bàn tán em cho số hotline luôn này.
Hotline FBS tại Việt Nam: 0902 66 59 77 - 0937 524 209
✉ Inbox live chat zopim tại website: https://www.vnfbs.com/
⚠ Thời gian hỗ trợ tiếng Việt theo giờ hành chính từ 9 a.m - 18 p.m từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
Nhớ gọi giờ hành chính nha không là không có gái nào bắt máy hai bác đâu :D
 
THÔNG TIN NÓNG NHẤT THÁNG 11 – DÀNH CHO TẤT CẢ KHÁCH HÀNG MUỐN ĐẦU TƯ VỚI FBS

Quý Khách hàng thân mến, FBS vui mừng thông báo cho tất cả Quý khách hàng về các thông tin vô cùng hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi:

1. Trong tháng tới, FBS dự định sẽ mở văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Các cô gái xinh đẹp của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho Quý khách hàng.

2. FBS đã chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn bằng video, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho Quý khách hàng, các video và bài viết hướng dẫn sẽ liên tục được cập nhật hàng tuần. Trước mắt, FBS đã tạo hai video hướng dẫn mở tài khoản và quá trình làm thủ tục thanh toán (nạp/rút):

https://www.youtube.com/watch?v=Zl4I2EPFzQQ

3. Bên cạnh đó, Quý khách hàng đừng bỏ lỡ Chương trình tiền thưởng thêm dành cho IB với $500 tiền lương cố định mỗi tháng. Link chi tiết về chương trình:

https://vnfbs.com/affiliate#bounty-hunting

Chúc Quý khách hàng luôn giao dịch thành công và nhiều sức khỏe! Hãy đồng hành cùng chúng tôi để gặt hái nhiều lợi nhuận và thành công hơn!

Xem thêm thông tin mới nhất của FBS ở đây: www.vnfbs.com

11540942_703781383056593_443544091085309117_n.jpg
 
Lời khuyên dành cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường

Bước 1: Động cơ và quyết tâm
Nên nhớ rằng tất cả những nhà đầu tư thành công đều bắt đầu từ con số 0. Không ai sinh ra đã là 1 nhà đầu tư hoặc có đầy đủ kỷ năng tham gia thị trường. Do đó, cần phải học hỏi kinh nghiệm từ những lần thua lỗ. Sự khác biệt giữa một nhà đầu tư luôn có lợi nhuận và 1 nhà đầu tư thua lỗ là động cơ và quyết tâm.

Bước 2: Cần xác định điểm tích cực và hạn chế của bản thân trong quá trình đầu tư
Trước khi bắt đầu, cần xác định điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Lời khuyên là nên kẻ bảng và liệt kê những yếu tố trên. Ví dụ:
_ Điểm tích cực:
Thường dự đoán xu hướng tốt.
Hầu hết các lệnh đều chạm vào điểm dừng lời.
_ Điểm hạn chế:
Chỉ một số ít lệnh lỗ nhưng đã làm thua lỗ hết số vốn ban đầu.
Bằng cách kẻ bảng, bạn dễ dàng nhận ra rằng sai lầm trong trường hợp này là do cách quản lý nguồn vốn không hiệu quả. Ở đây, nhà đầu tư đã thả nổi những lệnh lỗ, tạo nên rủi ro cao hơn lợi nhuận. Sau khi được điều chỉnh tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận hợp lý (lệnh lỗ phải ít rủi ro hơn lệnh có lợi nhuận), nhà đầu tư này đã từng bước cải thiện được tài khoản của mình.
Điểm tham gia thị trường
Thua lỗ < Lợi nhuận

Bước 3:Kiểm tra chiến lược:
Thực tế, không có chiến lược nào gọi là hoàn hảo cho người mới bắt đầu. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải điều chỉnh chiến lược của mình nhiều lần cho đến khi thật sự hữu ích. Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư kinh nghiệm, từ lúc mới bắt đầu tham gia thị trường cho đến khi thành công cần phải điểu chỉnh từ 30 – 50 lần chiến lược đầu tư. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, nhà đầu tư cũng cần phải ghi nhớ áp dụng những gì đã thực hiện ở bước 2.

Bước 4:Điều chỉnh chiến lược:
Nếu chiên lược của bạn đưa ra chỉ gần chạm vào mức dừng lời nhưng lúc nào cũng chạm vào lệnh dừng lỗ thì nên có sự điều chỉnh trong chiến lược.
Nếu chiến lược đã rất tốt thì nhà đầu tư nên tìm kiếm những công cụ hỗ trợ thực sự phù hợp với cách đầu tư của bản thân.
 
Kinh nghiệm đầu tư Forex của Franki Law (Phần 1)

Franki Law là người đàn ông đã biến 200.000 đô-la Hồng Kông thành 6 triệu đô-la Hồng Kông. Hơn 20 năm trong nghề, ông tin rằng thành công phải đi liền với kinh nghiệm và thời gian. Ông đã thành công với phương pháp giao dịch thoải mái, đơn giản và logic. Và hôm nay, tại văn phòng của Franki Law tại Hồng Kông, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với ông

Q: Làm thế nào mà ông lại biết đến lĩnh vực trading?
A: Tôi khởi đầu vào năm 1986, và đã tham gia lĩnh vực này hơn 20 năm. Khi tôi bắt đầu, Hồng Kông vừa mới phát hành chỉ số tương lai Hang Sang Index. Khi đó, ngoài giao dịch chỉ số Chứng khoán tương lai chỉ có thể giao dịch thêm Vàng tương lai. Không giống như các sản phẩm đầu tư ở nước ngoài chẳng hạn như dầu, ngoại hối, hàng hóa hay trái phiếu, những gì tôi giao dịch tại Hang Sang đều không thể có khối lượng lớn. Sau khủng hoảng năm 1987, tôi muốn giao dịch một cái gì đó khác đi, vì vậy năm 1988, tôi chuyển sang kinh doanh tiền tệ và sau quay lại giao dịch chứng khoán.
Q: Điều gì khiến ông ấn tượng với lĩnh vực trading? Ông đã học được những gì ở trường?
A: 20 năm trước, chúng tôi không có nhiều cơ hội như những người Hồng Kông ngày nay, vì vậy tôi chỉ học đến trung học và không bao giờ có cơ hội học đại học hoặc nhận được một chứng chỉ CFA hay CMT. Điều may mắn là trong thị trường này mọi người đều ở trên một sân chơi bình đẳng và có cơ hội ngang nhau. Mọi người đều bắt đầu với con số không. Ngay cả khi bạn có cơ hội học đại học, thậm chí đó là các lớp kinh tế học thì hầu như không có lớp học nào chuyên về đầu tư. Khi bắt đầu tham gia ngành công nghiệp tài chính, tôi chỉ làm công tác hành chính. Tôi đã không tìm hiểu nhiều về thị trường tài chính nhưng rất tình cờ tôi nhận ra rằng có rất nhiều cơ hội trên thị trường này. Đó cũng là khi tôi thay đổi công tác và quyết định trở thành nhà môi giới đầu tư. Tôi chuyên môi giới các sản phẩm tương lai, sau đó là tiền tệ và chứng khoán. Khi làm môi giới, tôi cũng bắt đầu tự giao dịch. Phải đến năm 1988, tôi mới có thể bắt đầu vì không giống như một số nhà đầu tư sẵn tiền và đang tìm kiếm cơ hội, trước tiên tôi phải tích lũy vốn giao dịch, đó là lý do tại sao tôi không thể bắt đầu ngay lập tức.
Q: Ông vừa làm công việc full-time vừa tham gia giao dịch?
A: Đúng vậy, tôi đã làm cả hai việc. Công việc chính của tôi lúc đó là một nhà môi giới và tư vấn tài chính.
Q: Ông đã giao dịch chứng khoán và dầu bao lâu?
A: Mặc dù từ đầu năm 2005, tôi chuyển từ công việc môi giới sang tập trung vào công tác đào tạo nhưng cho đến nay tôi vẫn duy trì giao dịch cổ phiếu và dầu.
Q: Ông đã thành lập công ty đào tạo của mình khi nào?
A: Tôi thành lập công ty năm 1992, nhưng trong thời gian đó tôi vẫn làm việc như một cố vấn đầu tư.
Q: Số tiền mà ông đầu tư khi mới bắt đầu giao dịch là bao nhiêu vậy?
A: Khoảng 50.000 đô-la Hồng Kông tương đương với hai năm tiết kiệm.
Q: Thời gian đầu việc giao dịch của ông có diễn ra suôn sẽ không?
A: Lúc mới đầu, tôi cũng vấp phải rất nhiều sai lầm. Tôi nghĩ khi nói tới đầu tư và giao dịch, chu trình sẽ là thất bại, sau là thành công, tiếp lại là thất bại và sau đó lại là thành công. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thành công và thất bại, thành công của tôi sau này là kinh nghiệm có được từ những thất bại trước đây. Điều này cũng có tính chu kỳ lặp đi lặp lại. Ngay cả vào những thời điểm mà tôi nghĩ rằng mình thành công, tôi lại gặp trở ngại nhưng điều đó là cơ hội học tập, rèn luyện tập để trở thành trader thành công.

Q: Điều gì đã thúc đẩy ông tiếp tục giao dịch sau nhiều thất bại?
A: Ồ, đó là cảm giác thành công và thất bại đến một cách nhanh chóng. Hôm nay bạn giao dịch thua lỗ, nhưng ngày mai lại là một ngày khác. Vì vậy, khi vướng vào một giao dịch xấu, tôi quên nó, đi ngủ, thức dậy và bắt đầu lại vào ngày mới. Khao khát thành công chính là điều đã kéo tôi quay lại thị trường. Với các ngành nghề công việc khác, cảm giác thành công và thất bại có thể sẽ không lớn, nhưng khi nói tới trading, ngày qua ngày bạn sẽ tích lũy được nhiều cảm giác về thành công và thất bại. Với những ai thích cảm giác thành công, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn với trading.
Q: Thật không may là nhiều người khi đối mặt với thất bại thì sự tự tin trong giao dịch bị ảnh hưởng. Vậy theo ông làm thế nào để hạn chế điều này?
A: Theo cá nhân tôi, sau nhiều sai lầm, tôi đã học được điều quan trọng nhất trong giao dịch là sử dụng stoploss. Nó cho phép bạn kiểm soát rủi ro khi mà giao dịch xấu là điều không thể tránh khỏi. Lấy casino làm ví dụ. Có rất ít cơ hội để bạn thắng cả 10 trong số 10 lần cược. Miễn là kiểm soát được khối lượng đặt cược, bạn sẽ giữ lại được một số vốn để tiếp tục cuộc chơi. Một điều mà tôi không thích làm là dùng chiến thuật Average Down (trung bình lỗ) và bơm tiền khi tài khoản chạm Margin Call. Có người khi vào lệnh Buy, họ bơm tiền nếu tài khoản chạm Margin Call hay tiếp tục mua vào ở mức giá thấp hơn với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp khôi phục tài khoản một cách nhanh chóng. Ví dụ, bạn mua vào 10 lot, nếu giá giảm, bạn tiếp tục mua vào 20 lot nữa, nếu giá tiếp tục giảm, bạn lại thêm vào 30 lot… Mặc dù khả năng tài khoản khôi phục nhanh khi giá tăng trở lại là vô cùng hấp dẫn, nhưng cũng rất nguy hiểm nên tôi hiếm khi sử dụng phương pháp này. Tôi thấy nếu tiếp tục bơm tiền để tài khoản để thoát Margin Call và thêm khối lượng vào một giao dịch lỗ, tôi sẽ bị kẹt lại trong thị trường. Trong trường hợp đó, điều duy nhất là tôi chỉ có thể hy vọng giá đi theo đúng hướng mình kì vọng. Vậy tôi có nên chờ để tài khoản chạm Margin Call? Không nên làm vậy, tôi sẽ đóng lệnh lỗ và chờ cơ hội rõ ràng để vào lệnh mới, việc đó sẽ giúp tránh tình trạng kẹt lệnh và cho phép tôi là người chủ động ra quyết định giao dịch.
Q: Mất bao lâu ông mới nhận nhận ra tầm quan trọng của stoploss trong khi giao dịch?
A: Tôi nhớ lần đầu tiên giao dịch thua lỗ, tôi đã không học được gì từ đó. Giao dịch thứ hai tiếp tục lỗ nhưng đến giao dịch lỗ thứ ba, tôi thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng stoploss. Ngoài stoploss, còn những phương pháp khác mà tôi sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Bao gồm việc phân bổ khối lượng vào lệnh để có thể phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa các sản phầm đầu tư và các điểm vào lệnh. Nếu tôi là người tự tin, tôi có thể đầu tư toàn bộ khối lượng vào một lệnh, nhưng tôi sẽ chốt lời dần dần. Nếu tôi không được tự tin, tôi sẽ vào lệnh dần dần.
Q: Để có thể phát triển được một chiến lược làm việc hiệu quả, ông đã mất bao nhiêu thời gian?
A: Khoảng năm 1998, tôi bắt đầu thay đổi phương pháp giao dịch. Như anh thấy đấy, tôi phải mất 10 năm có thành công, có thất bại và cơ bản là kinh nghiệm giao dịch có được trong suốt thời gian đó đã giúp tôi có được ngày hôm nay. 10 năm nghe có vẻ dài, nhưng kể từ đó tôi đã có 10 năm tiếp theo giao dịch hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm từ năm 98.
Q: Lý do nào khiến ông thay đổi chiến lược giao dịch?
A: Sau một loạt các thất bại, tôi muốn thay đổi chính mình để tiến về phía trước. Và lý do khác cho sự thay đổi là tuổi tác. Trước khi bạn 30, bạn rất hiếu thắng. Nếu bạn có 300$, bạn có thể gặp rủi ro với toàn bộ 300$. Nhưng sau tuổi 30, bạn trở nên bảo thủ hơn. Tôi tin rằng mọi người sẽ thay đổi theo tuổi tác, điều đó góp phần lý giải tại sao tôi lại thay đổi chiến lược giao dịch của mình năm 1998. Sau khi đã trải nghiệm nhiều thị trường khác nhau, tôi trở nên trưởng thành hơn và nhận thấy mình không nên mạo hiểm tất cả những gì đang có và phải luôn giữ một phần vốn ở bên cạnh. Nếu tôi có giao dịch xấu, tôi phải học cách từ bỏ giao dịch đó thay vì hy vọng nó phục hồi nhanh chóng như tôi vẫn làm khi còn trẻ.
Q: Vậy là ông thực sự chỉ kiếm ra tiền từ sau năm 1998?
A: Chính xác. Bởi khi đó tôi đã phát triển kỹ thuật và hệ thống giao dịch cho riêng mình. Nếu bạn có một hệ thông giao dịch tốt, ngay cả khi bạn vướng vào một giao dịch xấu, bạn vẫn cảm thấy tự tin rằng những giao dịch tiếp theo sẽ mang đến thành công. Hệ thống giao dịch và kỹ thuật của bạn rất quan trọng. Điều quan trọng nữa là bạn phải tìm hiểu làm thế nào để phân tích thị trường và phải có một kế hoạch giao dịch tốt.
Q: Ông đã từng trải qua một khóa học nào dạy cách tạo hệ thông giao dịch hay đọc chart chưa?
A: Khi tôi bắt đầu tham gia ngành công nghiệp này, không có nhiều lớp học được mở ra. Nhưng ngày nay, các lớp học đầu tư đã trở thành phổ biến tại Hồng Kông, và mong muốn tìm hiều về đầu tư cũng vậy. 20 năm trước, điều này không hề phổ biến. Tôi đã phải đọc nhiều báo, tạp chí tài chính, sử dụng Reuters, đọc chart, theo dõi giá – đó là cách mà tôi đã tự học.
Q: Một ngày giao dịch bình thường của ông diễn ra như thế nào? Ông thường làm gì khi giao dịch?
A: Tôi thích phong cách đầu tư dài hạn. Tôi chọn một hướng, có thể dựa trên chart tối hôm trước và sau đó quyết định điểm vào dựa trên thông tin kinh tế và phân tích kỹ thuật. Tôi nhìn vào tin tức của một đất nước hoặc tin tức chính trị, nhưng tôi không chú trọng lắm, bất kỳ thông tin nào tôi đọc trên báo có thể không nhanh hoặc chi tiết bằng các ngân hàng hay các nhà đầu tư lớn có được. Thông tin thì có thể mua, nên tôi chắc chắn rằng có nhiều người nắm thông tin chính xác hơn tôi. Nhưng nếu họ làm điều gì đó, thị trường sẽ chuyển động, khi nhìn vào chart tôi sẽ thấy diễn biến. Điều này có thể cung cấp đủ thông tin để vào/ra thị trường thông qua breakout, breakdown hoặc bounce off đường trung bình… Đây là kỹ thuật phổ biến tôi dùng để giao dịch. Tôi cũng chú ý đến các thông tin kinh tế như lãi suất, biến động tỷ giá, liệu Mỹ sẽ tăng hay giảm lãi suất… Lãi suất là một nhân tố quan trong trong thị trường FX. Tôi kết hợp sử dụng cả phân tích kỹ thuật và thông tin cơ bản khi ra quyết định giao dịch.
Q: Ông có thể chia sẻ quan niệm về thị trường?
A: Cách tôi nhìn thị trường khá đơn giản. Nếu một cặp tiền tệ có thể dịch chuyển 100 pip mà trong ngày hôm đó tôi có lãi 50 pip, được vậy là rất tốt. Nếu lãi 80 pip, được xếp vào hàng A. 50 pip là hạng C và đây là cách tôi dùng để xác định khi nào thì nên ngừng giao dịch. Hạng C là khá tốt – tôi thường hài lòng với nó, hạng B thậm chí còn tốt hơn, hạng A là tốt nhất, nhưng hiếm gặp và về cơ bản là một lệnh dài hạn.
Q: Thường thì ông nghiên cứu chart trước, sau đó đọc thông tin kinh tế hay ngược lại đọc thông tin kinh tế trước rồi sau đó mới nghiên cứu chart?
A: Tôi sẽ nghiên cứu chart trước bởi vì nếu làm vậy tôi có thể nhìn thấy những xu hướng đang diễn ra trong các cặp tiền tệ khác nhau. Đối với thông tin kinh tế, tôi chủ yếu sử dụng trong thời gian ngắn hạn. Ví dụ, khi tôi vào lệnh và thấy tối nay có một tin kinh tế quan trong công bố. Tôi sẽ phải cân nhắc liệu nó có khả năng làm tổn hại hay tạo ra lợi ích với lệnh đang mở hay không. Mặc dù, điều này chỉ là thứ yếu nhưng tôi nghĩ rằng xu hướng vẫn là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ chỉ đọc thông tin kinh tế để dự đoán ảnh hưởng của nó đến giao dịch hiện tại.
Q: Ông thường giữ lệnh trong bao lâu?
A: Nếu giao dịch ngắn hạn, tôi thường giao dịch trong ngày. Với tôi thì giao dịch trong ngày có 02 ý nghĩa. Đầu tiên, tôi có thể kiếm được một lượng tiền lớn nếu giá dịch chuyển mạnh trong một ngày. Ví dụ, tôi mua đô la Mỹ và sau đó nó tăng 30 pip, tôi chắc chắn sẽ bỏ túi 30 pip, vượt xa những gì tôi có thể cân nhắc cho một ngày biến động giá. Mặt khác, nếu giá biến động yếu, tôi sẽ có lợi nhuận ít hơn tầm 10-20 pip – điều đó cũng tạm ổn. Có điều là, khi tôi vào lệnh, tôi không nghĩ đó sẽ là giao dịch trong ngày. Để xác định thời gian giữ lệnh, tôi nhìn chart để xem xu hướng trước đó tồn tại trong bao lâu và xu hướng hiện tại đã kéo dài đến đâu. Trong tình huống này, tôi có thể thoải mái giữ lệnh cho đến một tháng. Khi giữ lệnh lâu như vậy, một điều quan trong tôi luôn theo dõi đó là lãi suất. Có một thời gian, khi tôi cảm thấy lãi suất ở Mỹ quá cao. Vì vậy, tôi mua Đô-la Mỹ chống lại đồng Franc Thụy Sỹ và Yên Nhật, nếu tôi nắm giữ lệnh trong vòng một tháng, tôi biết rằng chí ít tôi cũng được hưởng tiền từ chênh lệch lãi suất. Nếu tôi cảm thấy triển vọng với Đô-la Mỹ yếu, tối sẽ bán Đô-la Mỹ chống lại Bảng Anh vì tại thời điểm đó tôi sẽ được hưởng lãi suất từ Bảng Anh. Do vậy, tôi sẽ chọn một hướng vào lệnh sao cho chênh lệch lãi suất có lợi cho tôi. Điều này rất quan trọng với các giao dịch dài hạn vì số tiền kiếm được từ chênh lệch lãi suất rất đáng kể. Lãi suất cũng quan trọng đối với các nhà đầu tư trung hạn. Với các nhà đầu tư ngắn hạn, lãi suất không quan trọng lắm.

Q: Phải mất bao nhiêu lâu để ông nhận thấy tầm quan trọng của lãi suất?
A: Không lâu sau khi tôi bắt đầu giao dịch. Điều tuyệt với về thị trường FX là bạn có thể lựa chọn. Lưa chọn việc hưởng hoặc trả chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền. Nếu tôi không có sự lựa chọn, thường thì tôi sẽ phải trả lãi suất. Tuy nhiên, vì có thể chọn lựa nên tôi sẽ nhận lãi suất. Tôi có thể mua hoặc bán Đô-la Mỹ mà vẫn được hưởng lãi suất. Đó chỉ là vấn đề đặc điểm của các cặp ngoại tệ. Nhưng cũng không phải dễ vì một vài cặp tiền có chênh lệch lãi suất rất thấp và một số khác thì chênh lệch lớn hơn, do vậy rất khó để lựa chọn.
Q: Cặp tiền tệ nào ông thường xuyên giao dịch nhất?
A: Franc Thụy Sỹ là đồng tiền tôi dành nhiều thời gian nhất. Tôi thích nó vì sự biến động lớn. Euro cũng tốt, nhưng thỉnh thoảng biến động không được lớn. Khi giao dịch, tôi thường quan sát giá, chart, và hoạt động của chỉ số Dow Jone qua đêm. Tôi nghĩ rằng như vậy là đủ.
Q: Ông thường sử dụng các loại công cụ nào để giao dịch?
A: Tôi sử dụng biểu đồ tỷ giá. Tôi thích xem tỷ giá biến đổi theo thời gian thực, vì như vậy sẽ đáng tin cậy hơn. Giao dịch FX ngày nay đã phát triển hơn rất nhiều so với quá khứ. Cao cấp hơn thì có thể sử dụng dịch vụ của Reuters, nhưng sẽ rất tốt kém. Trước đây, tôi đã từng sử dụng Reuters hơn một năm nhưng sau đó tôi quyết định không trả tiền cho dịch vụ này. Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp thông tin hoàn toàn miễn phí.
Q: Vậy, ông cho rằng một người thu nhập trung bình không cần phải đầu tư tốn kém cho những thiết bị tương tự một ngân hàng để có thể thành công?
A: Tôi nghĩ rằng không cần thiết phải làm như vây. Thông tin ngày nay rất phổ biến, do đó bạn không cần đến các dịch vụ trả phí. Tôi khuyên mọi người đừng chỉ lo tiết kiệm tiền, nguồn tài nguyên giá rẻ hay miễn phí trên mạng có lẽ chưa đủ. Có một số chi phí đầu tư ban đầu không thể bỏ qua, chẳng hạn như một máy vi tinh mạnh, một đường truyền internet nhanh…, những thứ khác không cần thiết lắm.
Q: Đôi khi một số dịch vụ tin tức chậm hơn so với dịch vụ của Reuters hay Bloomberg. Theo ông, đó có phải là điều bất lợi?
A: Thông thường nếu bạn biết trước tin tức hoặc một bài phát biểu sắp công bố, điều đó rất có lợi nhưng tôi thấy không cần thiết phải biết tin tức nhanh tính theo giây hay theo phút so với thời điểm diễn ra sự kiện. Phần lớn các dịch vụ tin tức sẽ phát hành ngay sau đó, và bạn có thể xem phản ứng của giá với tin. Khi một sự kiện lớn bất ngờ xảy ra, phần lớn những nhà đầu tư nhỏ như chúng ta không thể làm được gì nhiều. Quan trọng chúng ta phải tập trung vào giảm thiểu rủi ro sau khi sự kiện diễn ra. Đa số các nhà đầu tư không có khả năng tiếp cận Reuters hay Bloomberg, do vậy bạn nên tìm ra nguồn tin tức đáng tin cậy và sau đó theo dõi phản ứng giá.
Q: Ông lựa chọn khoảng thời gian nào để giao dịch trong ngày?
A: Tôi không phân chia thời gian. Thường thì tôi thích giao dịch vào ban đêm vì đó là khoảng thời gian thoải mái và yên tĩnh hơn cả cũng như tôi có nhiều thời gian để theo dõi chart một cách kỹ càng.
Q: Buổi chiều tại Hồng Kông là lúc thị trường London mở cửa, còn buổi tối lại là khi mở cửa thị trường Mỹ. Như vậy, ông có thể phân tích tốt hơn vào những lúc thị trường hoạt động mạnh?
A: Tôi nghĩ đó cũng là một lý do. Nếu thị trường dịch chuyển mạnh, bạn có thể thấy được nhiều thông tin hơn và hiểu được sự phản ứng của tiền tệ. Đôi khi xem diễn biến thị trường đòi hỏi dành từ 1-2 giờ phân tích hoặc chỉ thoáng nhìn qua chart. Bạn thậm chí có thể thiết lập cảnh báo giá (Alerts). Điều này thật tuyệt vời khi tôi đang ngủ bởi vì tôi không phải thức liên tục để kiểm tra giá. Bạn cũng có thể đặt cảnh báo ngay trên máy tính, nhưng nó sẽ không thể mang được lên gi.ường như máy nhắn tin. Thay vào đó, với máy nhắn tin, tôi có thể thiết lập các mức giá mà tôi muốn theo dõi và nó sẽ cảnh báo tôi khi giá chạm các mức này. Khi chuông báo kêu, tôi biết rằng có cái gì đó đang diễn ra, sau đó tôi sẽ quay lại nhìn chart. Vậy nên, một máy nhắn tin là công cụ tương đối hoàn hảo để theo dõi thị trường.
Q: Ông sử dụng máy nhắn tin từ khi nào vậy?
A: Từ những năm 80. Máy nhắn tin được sử dụng rất phổ biến trước năm 90. Chúng đã thay đổi rất nhiều kể từ đó, tất nhiên là rẻ hơn và dễ sử dụng hơn. Một máy nhắn tin có thể tiêu tốn 300 Đô-la Hồng Kông/tháng, chúng thuận tiện, không tốn kém nhưng bạn không thể dựa 100% vào chúng. Đôi lúc với kết nối không dây, cập nhật giá có thể bị chậm lại, đặc biệt là khi thị trường chuyển động mạnh. Chắc chắn nõ sẽ không được nhanh như kết nối Internet cáp quang hay DSL. Bởi vậy, máy nhắn tin chỉ nên sử dụng như một công cụ hỗ trợ thứ cấp.
Q: Thông thường thì ông sử dụng khung thời gian nào để giao dịch?
A: Tôi thường sử dụng biểu đồ ngày và biểu đồ phút. Biểu đồ ngày thể hiện xu hướng chính. Nếu trên biểu đồ ngày thể hiện xu hướng tăng, tôi sẽ hạn chế bán trong ngắn hạn. Tôi sử dụng biểu đồ phút để quyết định điểm ra/vào ở mức giá tốt nhất có thể.
 
Kinh nghiệm đầu tư Forex của Franki Law (Phần 2)

Với Franki Law, khi nói đến giao dịch là nói đến việc giữ kiểm soát. Lời khuyên chúng tôi tâm đắc nhất từ ông là bạn không được mất kiểm soát các lệnh giao dịch. Nếu không làm được, bạn sẽ mất khả đăng đưa ra những quyết định sáng suốt. Franki tin rằng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng chiến thuật trung binh lỗ (Average Down) hoặc bơm thêm tiên khi tài khoản chạm Margin Call.

Q: Ông có cho rằng biểu đồ 1 phút đáng tin cậy hơn biểu đồ 5 phút?
A: Tôi cảm thấy rằng biểu đồ 1 phút cung cấp chính xác biến động giá cũng như phản ánh thật hơn diễn biến của thị trường.
Q: Phải chăng ông thường sử dụng kết hợp biểu đồ ngày với biểu đồ 01 phút hay với cái gì đó mà ông khám phá ra?
A: Đó là vấn đề thiên về kỹ thuật. Tôi cảm thấy khi giao dich, mọi thứ luôn luôn phát triển cho dù bạn có nhận ra hay không. Thay đổi diễn ra ở bất kỳ nhà đầu tư nào, bao gồm cả bản thân tôi. Nếu bây giờ bạn thấy tôi có một chiến lược tốt, tôi sẽ trả lời là đúng thế. Nhưng trong một năm, mọi thứ có thể thay đổi và mọi khả năng chưa xảy ra trong quá khứ có thể sẽ xảy ra ở hiện tại. Lẽ dĩ nhiên, tôi sẽ phải phản ứng lại với những biến đổi đó. Điều đó thách thức bản thân tôi thích ứng với mọi thay đổi.
Q: Những thay đổi đó có phải là quá lớn?
A: Đó chỉ là sự tiến hóa nhỏ không phải là thay đổi gì quá lớn. Rèn luyện bản thân để trở thành người giao dịch tốt không giống việc xây một ngôi nhà, nơi bạn có thể phá bỏ hoàn toàn ngôi nhà cũ và xây dựng lại từ đầu.
Q: Một số người mới đầu giao dịch theo xu hướng sau đó lại chuyển sang giao dịch theo range hoặc ngược lại, trước khi họ tìm thấy phong cách đầu tư thích hợp. Điều đó đã từng xảy ra với ông? Ông luôn giao dịch theo xu hướng?
A: Tôi nghĩ rằng mình luôn mang tâm lý của người giao dịch theo xu hướng. Ví như: nếu bạn thích nghệ thuật chiến đấu và kungfu, bạn có thể không biết hoặc quan tâm đến karate, taekwondo hay jujitsu. Chỉ sau khi bạn học và thực hành nhiều hơn, bạn nhận thức được rằng động tác của mình rõ ràng là kungfu chứ không phải karate. Việc giao dịch cũng vậy. Một vài nhà đầu tư mới đầu thì giao dịch theo một phương pháp nào đó, có thể là giao dịch theo momentum, lướt sóng, bắt đỉnh đáy; họ sẽ không nhận thức được những gì mình đang làm cho tới mãi về sau.
Q: Khi mới giao dịch, ông dành bao nhiêu thời gian một ngày? Ông thường giữ lệnh bao lâu và có hay phải thay đổi lệnh không?
A: Mỗi ngày tôi đều nghiên cứu chart, chủ yếu vào ban đêm. Nhìn chung mà nói thì tôi dành thời gian phân tích thị trường dưới một giờ. Lý do vì khi tôi xác định được xu hướng chính trên thị trường (ở khung thời gian lớn như chart ngày), tôi có thể thấy xu hướng này vẫn còn nguyên, đang mất đà hay đảo chiều. Một số người cho rằng giao dịch tiền tệ rất khó vì họ cảm thấy phải tiêu tốn nhiều thời gian để theo dõi thị trường. Tôi thì không nghĩ như vậy. Khi giao dịch tôi luôn cảm thấy thoải mái vì tất cả những gì tôi phải làm là dành một ít thời gian mỗi ngày để theo dõi biến động giá, xu hướng tổng thể và từ đó xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá vẫn nằm trong mức hỗ trợ và kháng cự, tôi tiếp tục chờ cơ hội. Nếu giá bứt phá hai mức này, tôi sẽ phản ứng lại.

Đây là lý do chính tại sao tôi nghĩ mọi người đều có thể giao dịch dễ dàng. Tất cả những gì cần làm là đảm bảo toàn bộ số trứng không ở chung một giỏ – phải đa dạng hóa, xác định xu hướng chính, các mức hỗ trợ và kháng cự. Biến động hàng ngày trên thị trường về cơ bản cũng bình thường. Nếu không có biến động, có lẽ chẳng ai muốn giao dịch. Tôi muốn đợi khi thị trường có biến động tốt để vào lệnh. Biến động giá tầm 10-30 pip là rất bình thường. Nếu tôi lo lắng khi thị trường mới chỉ biến động 10-30 pip, thì đó là vấn đề nằm ở bản thân tôi hơn là vấn đế ở giao dịch. Điều này rất đúng nều bạn giao dịch như tôi và luôn tìm kiếm biến động giá lớn. Tóm lại, nếu bạn có công việc full-time, bạn vẫn có thể tham gia thị trường này. Chỉ cần có phần mềm giao dịch, một hệ thống cảnh báo qua e-mail hoặc đăng ký sử dụng một máy nhắn tin. Vậy là bạn sẽ không phải theo dõi thị trường 24h/ngày.
Q: Trung bình một lệnh ông lãi bao nhiêu pip?
A: Thường thì tôi kỳ vọng lãi ít nhất từ 75-100 pip. Một điểm lợi khi giao dịch ngoại tệ là không phải tốn quá nhiều chi phí giao dịch. Nếu tôi giao dịch một cặp tiền tệ với spread tầm 05 point, tôi coi đó là chi phí giao dịch và hài lòng với mức lãi tầm 50-100 pip. Nếu spread rộng hơn, tôi kỳ vọng phải kiềm được nhiều pip hơn nữa.
Q: Ông có thể cho độc giả biết chiến thuật stoploss của mình không?
A: Điều này phụ thuộc vào bạn giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Thường thì tôi thích thoát lệnh từng phần. Nếu giá dịch chuyển 75-100 pip, tôi sẽ thoát một phần lệnh. Nếu giá biến động hơn nữa, tôi sẽ thoát tiếp các phần còn lại. Tôi thực sự thích chiến lược thoát lệnh này, tôi cũng đã áp dụng chiến lược này trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tôi chỉ áp dụng khi tôi tin tưởng xu hướng mình dự đoán là chính xác. Trong 10 năm qua, kỹ thuật này đã chứng minh được hiệu quả của nó. Thế nên, tôi có thể thoát một phần lệnh ở mức 100 point, mức khác ở 200 point và 300 point.
Tôi cũng làm điều tương tự với lới nhuận. Nếu tôi có lãi 100 pip, tôi sẽ chốt ¼ khối lượng, nếu giá dịch chuyển thêm 100 pip, tối sẽ tiếp tục chốt ¼ khối lượng còn lại… Điều này về cơ bản sẽ kéo dài thời gian giao dịch của tôi, và cũng rất quan trong với những ai giao dịch theo xu hướng.
Q: Tôi hình dung thấy ông có xu hướng giao dịch với khối lượng lớn?
A: Đúng vậy, tôi có rất nhiều vồn dành riêng cho việc kinh doanh tiền tệ. Khi tôi giao dịch và tin tưởng những gì mình phân tích, tôi có thể đặt toàn bộ vốn đầu tư, nhưng vẫn sẽ áp dụng chiến thuật thoát lệnh dần dần.
Q: Khi giao dịch, ông thường tập trung vào một cặp hay nhiều cặp tiền tệ?
A: Tôi chỉ giao dịch một cặp ở một thời điểm nhất định vì nếu giao dịch quá nhiều tôi sẽ không thể tập trung vào lệnh đang mở. Vậy nếu tôi giao dịch đồng Franc Thụy Sĩ thì tôi sẽ chỉ tập trung vào đồng Franc. Sau này, nếu có muốn chuyển sang đồng Yên, tôi phải chờ cho đến khi thoát hết giao dịch với đồng Franc.
Q: Mức đòn bẩy ông lựa chon là bao nhiêu?
A: Tôi chọn mức đòn bẩy tối đa cho phép. Tại Hồng Kông là 1:20.
Q: Hồi mới giao dịch, ông sử dụng tiền tiết kiệm hay vay tiền từ ngân hàng?
A: Tôi sử dụng tiền tiết kiệm. Cá nhân tôi không tin tưởng việc vay tiền để hỗ trợ đầu tư. Tôi sử dụng tiền của riêng tôi thôi.
Q: Ông có đặt mục tiêu lợi nhuận hàng ngày hay hàng tuần không?
A: Không, tôi không đặt mục tiêu hàng ngày hay hàng tuần. Lý do chính là tôi không muốn bản thân mình bị stress. Nếu bạn có mục tiêu hàng ngày, hàng tuần, thì việc giao dịch là không cần thiết. Nói rõ hơn, bạn đang buộc bản thân phải tìm kiếm cơ hội, thậm chí ngay cả khi nó không tồn tại. Tôi muốn chờ đợi cơ hội và nắm bắt nó. Tôi không muốn mình tập trung giao dịch chỉ để hoàn thành mục tiêu. Nếu thấy cơ hội , tôi có thể giao dịch nhiều hơn. Trường hợp ngược lại, tôi lựa chọn việc bảo toàn vốn và tiếp tục chờ đợi. Tóm lại theo tôi, việc đặt mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn có thể làm giảm hiệu quả giao dịch.
Q: Đã khi nào ông giao dịch full-time chưa?
A: Ban đầu, tôi là một nhà tư vấn đầu tư nên giao dịch không phải là công việc toàn thời gian. Chỉ cách đây vài năm sau khi tôi thành công, tôi mới chuyển sang lĩnh vực giáo dục trong khi vẫn duy trì giao dịch. Bạn biết đấy, có rất nhiều người giao dịch toàn thời gian. Đối với những nhà đầu tư đó, tôi gợi ý họ nên xác định mục tiêu dài hạn hơn. Có thể là theo quý thay vì theo ngày. Điều này khiến họ linh hoạt. Lấy ví dụ, nếu bạn kiếm được 30.000$ một quý, bạn có thể xem lại lịch sử giao dịch hàng tháng để thấy làm thế nào đạt được mục tiêu đó. Với cách này, bạn sẽ tránh được tình huống: khi mục tiêu hàng ngày là 300$ nhưng vì đã -300$ ngày hôm trước nên bạn phải kiếm bù 600$ thay vì 300$ vào ngày hôm sau.
Q: Ông làm thế nào đề đối phó với chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, chăm sóc y tế…?
A: Ồ, tôi thấy mình thật may mắn vì không phải chịu quá nhiều chi phí. Tôi có nhà riêng nên không phải trả tiền thuê nhà. Không chi tiêu qua tay nên tôi không phải chịu nhiều áp lực. Còn với công ty đào tạo của tôi, có chi phí nhưng doanh thu luôn ổn định do đó không có vấn đề gì lớn. Theo tôi, điều quan trong nhất khi tôi giao dịch đó là tôi không bị stress. Tôi chỉ ngồi vào ghế và giao dịch khi cơ hội xuất hiện.

Q: Ông có phải đóng thuế không?
A: Ở Hồng Kông, bạn không phải trả thuế từ lợi nhuận có được khi giao dịch. Nhưng với số tiền bị mất, bạn không thể sử dụng nó để giảm thuế. Điều này chỉ được áp dụng với giao dịch chứng khoán và tiền tệ. Còn đối với lợi nhuận từ bất động sản, bạn vẫn phải đóng thuế bình thường.
Q: Có ai cố vấn cho ông những ngày đầu giao dịch không?
A: Các đồng nghiệp trong công ty đã dạy tôi những điều cơ bản.
Q: Ông có tham gia nhóm hỗ trợ nào không?
A: Không hề, vì cách đây 20 năm không có nhiều dịch vụ hỗ trợ giao dịch. Các nhóm hỗ trợ cũng không tồn tại. Nhưng bây giờ, thỉnh thoảng tôi có tham dự một vài buổi hội thảo, còn các lớp học thì không cần thiết lắm. Tôi đã tham gia ngành công nghiệp này 20 năm rồi mà, tôi cảm thấy mình cũng có đủ kinh nghiệm.
Q: Với những người mới, ông có lời khuyên nào cho họ khi chọn lớp học?
A: Có rất nhiều điều để học hỏi từ thị trường nhưng việc tự học đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian tìm kiếm các công cụ nhưng có thể chúng sẽ không phù hợp với thị trường mà bạn muốn giao dịch. Hiện nay, có rất nhiều các lớp học trợ giúp nhà đầu tư. Nhưng cũng đừng kỳ vọng một khóa học đắt tiền sẽ giúp bạn thành công ngay lập tức. Các lớp học sẽ cung cấp cho bạn kiến thức, dạy bạn kỹ thuật, giúp bạn phát triển một kế hoạch kinh doanh, và với những kiến thức này bạn sẽ phải tìm hiểu về đặc điểm của thị trường và phát triển các kỹ thuật giao dịch áp dụng cho thị trường đó. Mới đầu, một lớp học sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ học tập nhưng như vậy là chưa đủ đảm bảo cho thành công. Nếu chỉ cần đi học thôi thì tất cả mọi người sẽ chi vài trăm đô cho một khóa học và không bao giờ phải đi làm nữa. Điều chắc chắn là sẽ không ai chia sẻ cho bạn bí quyết giao dịch. Vấn đề nằm ở bạn, bạn phải tích cực học tập và sử dụng tài năng của mình để chọn lọc thông tin.
Q: Nguyên tắc số 1 trong khi ông giao dịch là gì?
A: Stoploss. Nguyên tắc số một của tôi là sử dụng Stoploss, đa dạng họa đầu tư và đừng sợ lỗ. Rủi ro thì luôn luôn tồn tại. Có rất nhiều người phân tích chuyên sâu hàng giờ, hàng ngày hay hàng tuần cho tới khi họ tìm thấy một giao dịch an toàn đến 90%. Không phải lúc nào cũng được như vậy, nhưng nếu bạn tìm thấy một giao dịch an toàn tầm 80% thì cũng rất tốt vì rủi ro chỉ ở mức 20%.
Q: Ông nghĩ gì về nỗi sợ bị thua lỗ?
A: Nếu bạn càng sợ bị lỗ, bạn càng khó thành công. Bạn phải phân tích và thực hành rất nhiều. Bạn cũng cần sẵn sàng đối diện với rủi ro và cơ hội. Nếu bạn sai, bạn nên dừng lại và khi đó thua lỗ được giới hạn. Hạn chế rủi ro vẫn tốt hơn là bỏ lỡ một cơ hội tiềm năng. Bất kỳ lúc nào cũng đặt giả định trường hợp tồi tệ nhất, điều đó sẽ giúp bạn quản lý giao dịch tốt hơn và cuối cùng sẽ dẫn đến thành công.
Q: Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong suốt quãng thời gian giao dịch của ông?
A: Chuyện xảy ra 02 năm trước. Tôi vào một lệnh và lãi tới 40% trong một tuần. Đó là vào tháng 08/2005. Thời điểm đó, tôi đã mua 5 triệu USD/CHF. Sau đó, tôi thêm vào 2 triệu, tổng cộng là 7 triệu. Tôi giữ cả hai lệnh trong 08 ngày trước khi tất toán với số lãi 40%. Lúc đó, tỷ giá USD/CHF đang ở trong range và rất gần với mức hỗ trợ quan trọng. Khi trên chart xuất hiện breakout, tôi cảm thấy đây là thời điểm tốt để vào thị trường. Ban đầu tôi mua ở mức 1.2487, sau đó tôi lại tiếp tục mua ở mức 1.2485. Tôi đã thoát cả hai lệnh ở mức 1.2737, đó có lẽ là lệnh nhanh nhất tôi từng giao dịch và có lãi lớn.
Q: Ông còn nhớ về giao dịch tồi tệ nhất của mình không?
A: Đó là khoảng tháng 06/2005. Tôi đã mất gần một nữa vốn đầu tư. Tôi mua 5 triệu GBP/USD và sau đó thêm vào 4 triệu nữa. Tôi đã có một ít lãi, nhưng sau đó tôi lại tham lam thêm vào 5 triệu. Cuối cùng, thị trường đảo chiều và lao dốc. Do tôi mua quá nhiều nên lỗ rất lớn. Vấn đề ở đây là tại tôi quá tham lam. Nó biến tôi từ người chiến thắng thành kẻ thua cuộc.
Q: Ông đã làm thế nào để khôi phục sự tự tin sau đó?
A: Lợi nhuận và thua lỗ và một phần trong giao dịch. Dù bạn tự tin vào hệ thống giao dịch của mình thì bạn cũng không nên lạm dụng nó vì bạn có thể tiếp tục giao dịch và hi vọng tiền sẽ quay trở lại. Mặc dù mất ½ số vốn nhưng tôi vẫn còn một nửa còn lại do vậy tôi vẫn có thể khắc phục được tổn thất. Sau cùng tôi nhận thấy việc đảm bảo an toàn vốn vô cùng quan trọng.
Q: Ông học được gì từ giao dịch đó?
A: Đừng tham lam. Nếu giao dịch có lãi, tôi sẽ chốt. Hồi đó, tôi đã hy vọng mình có lãi nếu giá dịch chuyển theo đúng hướng. Đó là sai lầm mà tôi sẽ không bao giờ lặp lại. Khi đó, tôi lỗ gần 200.000$ Mỹ.
Q: Lúc theo dõi chart, ông thường sử dụng những indicator nào?
A: Tôi sử dụng MACD, MA và DMI. Bảng Chart của tôi rất đơn giản – MA ở phía trên và MACD, DMI ở phía dưới chart. Nếu có quá nhiều thứ trên chart, bạn sẽ bị rối vì mỗi indicator khác nhau lại đưa ra những dấu hiệu khác nhau. Tôi không sử dụng quá nhiều indicator mà chỉ chọn một vài cái trọng tâm là đủ.
Q: Ông nói rằng điểm vào lệnh và việc thoát lệnh dần dần rất quan trọng trong giao dịch. Vậy điều nào là quan trọng hơn cả?
A: Tôi nghĩ rằng tìm điểm vào quan trọng hơn vì nếu bạn có điểm vào tốt, bạn sẽ có mức giá tốt để giao dịch. Nhưng việc thoát lệnh dần dần cũng không kém phần quan trọng bởi đã nhiều người vào thị trường, có lãi những vì không thoát lệnh đúng cách nên lãi lại chuyển thành lỗ.

Bài học từ Franki Law
Cắt lỗ và giữ kiểm soát
Với Franki Law, khi nói đến giao dịch là nói đến việc giữ kiểm soát. Lời khuyên chúng tôi tâm đắc nhất từ ông là bạn không được mất kiểm soát các lệnh giao dịch. Nếu không làm được, bạn sẽ mất khả đăng đưa ra những quyết định sáng suốt. Franki tin rằng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng chiến thuật trung binh lỗ (Average Down) hoặc bơm thêm tiên khi tài khoản chạm Margin Call. Khi sử dụng chiến thuật trung bình lỗ, chỉ cần giá dịch chuyển nhỏ và đúng hướng sẽ giúp bạn hòa vốn nhưng cũng rất nguy hiểm nếu giá đi ngược chiều vì khối lượng giao dịch lúc này đã rất lớn. Trong tình huống này bạn thường bị kẹt lệnh và bị thị trường dẫn dắt. Thậm chí nếu bạn có muốn giao dịch ngược lại cũng rất khó do vướng những lệnh lỗ trước đó. Nếu bạn cắt lỗ từ sớm, bạn không chỉ kết thúc thua lỗ mà còn lấy lại khả năng ra quyết định sáng suốt.
Trung bình lỗ làm tăng rủi ro, trung bình lãi hạn chế bớt rủi ro
Thay vì sử dụng trung bình lỗ, Franki sử dụng trung bình lãi. Thức tế là có rất nhiều nhà đầu tư mà chúng tôi phỏng vấn cũng giao dịch theo cách này. Sử dụng trung bình lãi làm giảm nguy cơ rủi ro vì khi đó bạn chỉ phải chịu rủi ro với phần lợi nhuận có được chứ không phải với vốn đầu tư ban đầu. Franki luôn luôn áp dụng chiến thuật thoát lệnh dần dần. Điều này đã giúp ông kéo dài giao dịch cũng như nắm bắt những xu hướng giá tốt. Đây là điều chúng tôi thích ở phong cách giao dịch của ông. Lấy ví dụ, nếu breakout trước đó kéo dài 400 pip và trong hiện tại, giá dịch chuyển được 100 pip bạn có thể cân nhắc chốt 25% lợi nhuận. Nếu giá tiếp tục dịch thêm 300 pip gần với mục tiêu tiềm năng, các nhà đầu tư thường chốt tiếp 75% lợi nhuận. Có thể để lại một khối lượng giao dịch nhỏ với trailing stop trong trường hợp giá biến động hơn 400 pip. Với cách này, bạn luôn đảm bảo lợi nhuận trong thời gian giữ lệnh.
Phân hạng lợi nhuận
Đối với những nhà đầu tư giao dịch trong ngày có thể sử dụng hệ thống giao dịch theo rank. Lấy ví dụ, nếu một cặp tiền tệ trung bình hàng ngày dịch chuyển 100 pip. Để có thể lãi trọn 100 pip là vô cùng khó khăn. Nhưng mục tiêu tầm 30-40 pip/ngày tính khả thi cao, 50-70 pip tuy khó nhưng vẫn có thể, 80-90 pip là rất khó. Điều này cung cấp cho nhà đầu tư khung tham chiếu lợi nhuận trong ngày cũng như tự kiểm soát lòng tham của mình.
 
Cám ơn những thông tin bổ ích Ad chia sẻ nhé. Mình mới trade thắng 58$ từ 5$ tiền thưởng. Không biết có rút được không nhỉ, hướng dẫn mình với. Muốn thử rút xem thế nào để còn trade lâu dài
 
Tất nhiên là bạn có thể rút được rồi, chúc mừng bạn nhé, một khởi đầu tuyệt vời. Bạn có thể vào khu vực cá nhân chọn Các hoạt động tài chính, chọn mục rút tiền, chọn phương thức phù hơp rồi thao tác theo hướng dẫn. Phí rút lần đầu tiên 7$ còn những lần sau miễn phí nhé. Cố lên! Chúc bạn trade thành công.
Nhớ inbox live chat hoặc liên hệ lại cho mình nếu cần được hỗ trợ
 
Thời gian trung bình của quá trình rút tiền là bao lâu vậy ad? Bao giờ mình mới nhận đươc tiền kể từ lúc đặt lệnh rút
 
Thông thường thời gian trung bình của quá trình rút tiền mất khoảng 3h. Còn tùy vào loại phương thức rút tiền mà bạn chọn. Nếu bạn dùng thẻ visa thì thời gian xử lý mất khoảng 1 giờ, rút về tài khoản ngân hàng có thể mất tới 1 hoặc vài ngày
 
Mình muốn đăng ký trả lại spread. Có hướng dẫn cụ thể nào không Ad ơi help meeeeeeeeeeeeee!!!!
 
Quay lại
Top Bottom