Namphut.vn - "Làm thể nào để tôi có thể cải thiện được khả năng thiết kế, mắt thẩm mĩ của mình?" - một trong những điều đôi khi bạn băn khoăn. Câu trả lời nằm ở những nguyên tắc thiết kế căn bản.
Giả dụ như bạn mới bắt đầu học một ngôn ngữ, một trong những điều trước tiên cần nắm được là các danh từ, đại từ xưng hô, động từ, các cấu trúc để tạo nên một câu. Đó là một số nguyên tắc cơ bản của một ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là cách để con người có thể truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng với nhau. Trên thực tế, thiết kế cũng là một dạng ngôn ngữ dùng để thể hiện những ý tưởng qua bản thiết kế. Và học thiết kế cũng cần có những nguyên tắc cơ bản cần nắm được.
Những mẫu thiết kế chất lượng được tạo ra dựa trên những nguyên tắc khắt khe và bạn sẽ cải thiện được khả năng thẩm mĩ của mình với những nỗ lực có định hướng.
Dưới đây là một trong những nguyên tắc căn bản bạn có thể làm quen để nâng khả năng thiết kế của bạn lên một tầm cao mới.
Điều #1: Căn bản về kiểu chữ (typography)
Kiến thức của một designer được thể hiện rất nhiều qua cách trình bày và kiểu chữ. Bởi vì typography là một điểm căn bản quan trọng trong thiết kế.
Chỉ cần sự sắp đặt hợp lý về vị trí, kích cỡ chữ và chọn font một cách tinh tế cũng đã đủ để tạo nên một bản thiết kế hoàn thiện. Bên cạnh đó, để nắm vững được những lý thuyết về typography, bạn cũng cần nắm được những "căn bản". Chẳng hạn như biết về những thuật ngữ để miêu tả về chữ, ví dụ như kiểu chữ serif, san-serif, v.v.
Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về những thuật ngữ trong typography qua "Thuật ngữ Typography (tiếng Việt, nguồn iDesign)" hoặc "A Beautifully Illustrated Glossary Of Typographic Terms You Should Know (tiếng Anh, nguồn Canva)"
P/s: Từ khi bắt tay vào phát triển NamPhut, mình mới bắt đầu biết và tìm hiểu một ít căn bản về typography và cảm thấy thực sự tạo được sự khác biệt.
Thuật ngữ trong typography (Nguồn Canva)
Điều #2: Sử dụng khoảng cách để tạo sự cân bằng
Khoảng cách có tác dụng tạo lên sự linh hoạt cho bố cục của mẫu thiết kế. Đó là chìa khóa quan trọng để tạo nên sự cân bằng và mối liên kết giữa các thành phần trong bản thiết kế.
Tạo sự cân bằng và hòa hợp với những khoảng cách
Dribbble và Behance là 2 webiste cung cấp những mẫu thiết kế ấn tượng của những designer đến từ khắp nơi mà bạn có thể tham khảo về cách phối hợp khoảng cách giữa những thành phần trong thiết kế. Quan trọng là bạn có thể làm quen và dần dùng cảm nhận cá nhân để đánh giá những khoảng cách và sự cân bằng này.
Khoảng cách giữa các chữ (kerning) và giữa các dòng (leading) cũng là điều quan trọng trong typography. Bạn có thể thay đổi khoảng cách giữa các chữ và các dòng để tạo lên được sự dễ chịu cho người đọc. Tôi cũng muốn giới thiệu với bạn KernType, được thiết kế như một trò chơi để so sánh khoảng cách sử dụng của bạn với bản chuyên nghiệp.
Một poster quảng cáo đơn giản đã đạt giải thưởng của Craig Welsh
Một cách khác để luyện tập kĩ năng sử dụng khoảng cách là sử dụng một thiết kế có sẵn, vẽ trục x và y (như hình trên), biến các thành phần trong bản thiết kế thành những khối cơ bản (vuông, chữ nhật). Sau đó phân tích và sắp xếp lại những thành phần để cải thiện tính cân bằng và hòa hợp của bản thiết kế.
Điều #3: Sử dụng kích thước để phân cấp thành phần (visual hierarchy)
Kích thước là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên cấp bậc giữa những thành phần (elements) trong bản thiết kế cùng loại. Ví dụ sử dụng kích cỡ các nút (button) lớn để thể hiện đây là nút chính, hoặc sử dụng kích cỡ nhỏ hơn để thể hiện những nút phụ.
Grid sẽ trở nên hữu ích để đo kích thước của thành phân trong thiết kế
Nói về việc ước tính kích thước của những thành phần, bạn có thể sử dụng grid view để ước lượng kích thước dựa trên tỉ lệ của mỗi ô grid để thể hiện sự quan trọng. Do trong thiết kế, sự đồng bộ cực kì quan trọng nên tỉ lệ bạn lấy được cần được sử dụng đồng bộ trên những thành phần cùng loại.
Bạn có thể thực hiện hoạt động dưới đây để cải thiện cách sử dụng kích thước trong thiết kế. Hãy chú ý phản hồi của những người khác sau khi thực hiện điều này
Tạo một bản thiết kế, nhờ bạn bè đánh giá và khoanh vùng thành phần nổi bật nhất trong thiết kế. Sau đó, cho họ đánh giá thành phần đó nổi bật đến mức nào (có thể sử dụng theo mức từ 1 đến 10) và so sánh xem có phải đó là kết quả mong muốn của bạn hay không.
Khi thực hiện hoạt động này, bạn cần lưu ý rằng:
Màu sắc đóng nhiều vai trò trong thiết kế bao gồm truyền đạt ý nghĩa, tạo nên những cảm xúc khác nhau và mang lại sự thống nhất.
Màu sắc giúp truyền tải ý nghĩa
Để hiểu rõ hơn về màu sắc trong thiết kế, bạn có thể tham khảo "Hiểu về màu sắc và cách phối màu (tiếng Việt, nguồn RGB)" hoặc "Designing in color (tiếng Anh, nguồn Medium)". Dưới đây là 3 điểm tóm tắt:
Phim ảnh có thể là những nguồn cảm hứng tốt về màu sắc
Bạn có thể thực hiện hoạt đồng dưới đây để luyện tập kĩ năng phối màu
Dành thời gian phối và chọn bảng màu từ những thứ xung quanh, hình ảnh, báo chí hoặc hình ảnh từ bộ phim ưa thích (vd Người Phán Xử =D) và áp dụng những màu sắc đó lên mẫu thiết kế sẵn có. Lưu ý sự thay đổi về tông màu và sự thay đổi về ý nghĩa của bản thiết kế.
Để cải thiện được mắt thẩm mĩ, quan trọng là bạn cần tự tạo được cho mình niềm vui trong mỗi bản thiết kế, cố gắng cải thiện mỗi khi phát hiện điểm chưa tốt. Chúc bạn nhanh chóng phát triển khả năng thiết kế của mình!
Nguồn:
Giả dụ như bạn mới bắt đầu học một ngôn ngữ, một trong những điều trước tiên cần nắm được là các danh từ, đại từ xưng hô, động từ, các cấu trúc để tạo nên một câu. Đó là một số nguyên tắc cơ bản của một ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là cách để con người có thể truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng với nhau. Trên thực tế, thiết kế cũng là một dạng ngôn ngữ dùng để thể hiện những ý tưởng qua bản thiết kế. Và học thiết kế cũng cần có những nguyên tắc cơ bản cần nắm được.
Những mẫu thiết kế chất lượng được tạo ra dựa trên những nguyên tắc khắt khe và bạn sẽ cải thiện được khả năng thẩm mĩ của mình với những nỗ lực có định hướng.
Dưới đây là một trong những nguyên tắc căn bản bạn có thể làm quen để nâng khả năng thiết kế của bạn lên một tầm cao mới.
Điều #1: Căn bản về kiểu chữ (typography)
Kiến thức của một designer được thể hiện rất nhiều qua cách trình bày và kiểu chữ. Bởi vì typography là một điểm căn bản quan trọng trong thiết kế.
Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về những thuật ngữ trong typography qua "Thuật ngữ Typography (tiếng Việt, nguồn iDesign)" hoặc "A Beautifully Illustrated Glossary Of Typographic Terms You Should Know (tiếng Anh, nguồn Canva)"
P/s: Từ khi bắt tay vào phát triển NamPhut, mình mới bắt đầu biết và tìm hiểu một ít căn bản về typography và cảm thấy thực sự tạo được sự khác biệt.
Điều #2: Sử dụng khoảng cách để tạo sự cân bằng
Khoảng cách có tác dụng tạo lên sự linh hoạt cho bố cục của mẫu thiết kế. Đó là chìa khóa quan trọng để tạo nên sự cân bằng và mối liên kết giữa các thành phần trong bản thiết kế.
Dribbble và Behance là 2 webiste cung cấp những mẫu thiết kế ấn tượng của những designer đến từ khắp nơi mà bạn có thể tham khảo về cách phối hợp khoảng cách giữa những thành phần trong thiết kế. Quan trọng là bạn có thể làm quen và dần dùng cảm nhận cá nhân để đánh giá những khoảng cách và sự cân bằng này.
Khoảng cách giữa các chữ (kerning) và giữa các dòng (leading) cũng là điều quan trọng trong typography. Bạn có thể thay đổi khoảng cách giữa các chữ và các dòng để tạo lên được sự dễ chịu cho người đọc. Tôi cũng muốn giới thiệu với bạn KernType, được thiết kế như một trò chơi để so sánh khoảng cách sử dụng của bạn với bản chuyên nghiệp.
Một cách khác để luyện tập kĩ năng sử dụng khoảng cách là sử dụng một thiết kế có sẵn, vẽ trục x và y (như hình trên), biến các thành phần trong bản thiết kế thành những khối cơ bản (vuông, chữ nhật). Sau đó phân tích và sắp xếp lại những thành phần để cải thiện tính cân bằng và hòa hợp của bản thiết kế.
Điều #3: Sử dụng kích thước để phân cấp thành phần (visual hierarchy)
Kích thước là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên cấp bậc giữa những thành phần (elements) trong bản thiết kế cùng loại. Ví dụ sử dụng kích cỡ các nút (button) lớn để thể hiện đây là nút chính, hoặc sử dụng kích cỡ nhỏ hơn để thể hiện những nút phụ.
Nói về việc ước tính kích thước của những thành phần, bạn có thể sử dụng grid view để ước lượng kích thước dựa trên tỉ lệ của mỗi ô grid để thể hiện sự quan trọng. Do trong thiết kế, sự đồng bộ cực kì quan trọng nên tỉ lệ bạn lấy được cần được sử dụng đồng bộ trên những thành phần cùng loại.
Bạn có thể thực hiện hoạt động dưới đây để cải thiện cách sử dụng kích thước trong thiết kế. Hãy chú ý phản hồi của những người khác sau khi thực hiện điều này
Tạo một bản thiết kế, nhờ bạn bè đánh giá và khoanh vùng thành phần nổi bật nhất trong thiết kế. Sau đó, cho họ đánh giá thành phần đó nổi bật đến mức nào (có thể sử dụng theo mức từ 1 đến 10) và so sánh xem có phải đó là kết quả mong muốn của bạn hay không.
Khi thực hiện hoạt động này, bạn cần lưu ý rằng:
- Mục tiêu của thiết kế này là gì? Điều gì nên làm để tối ưu hóa thiết kế và đạt được mục tiêu đó?
- Sự liên kết giữa các thành phân trong thiết kế như thế nào? Và thành phần nào bạn muốn nhấn mạnh?
- Liệu thiết kế này có dẫn mắt người dùng đi từ đầu đến cuối một cách dễ dàng hay không?
Màu sắc đóng nhiều vai trò trong thiết kế bao gồm truyền đạt ý nghĩa, tạo nên những cảm xúc khác nhau và mang lại sự thống nhất.
Để hiểu rõ hơn về màu sắc trong thiết kế, bạn có thể tham khảo "Hiểu về màu sắc và cách phối màu (tiếng Việt, nguồn RGB)" hoặc "Designing in color (tiếng Anh, nguồn Medium)". Dưới đây là 3 điểm tóm tắt:
- Trước khi chọn bảng màu (color pallete), hãy xác định mục đích trước tiên. Màu sắc của một bản thiết kế chất lượng có thể nói lên ý nghĩa của bản thiết kế đó.
- Xác định đối tượng người dùng vì mỗi người đều có cảm nhận khác nhau về màu sắc, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như sở thích, những trải nghiệm v.v.
- Hãy đơn giản hóa màu sắc được chọn. Có thể sử dụng màu trung tính (neutral) làm màu nền và sau đó chọn màu chính và phụ. Dựa vào đó, bạn có thể chọn màu sắc thể hiện thông báo lỗi và những thông báo khác.
Bạn có thể thực hiện hoạt đồng dưới đây để luyện tập kĩ năng phối màu
Dành thời gian phối và chọn bảng màu từ những thứ xung quanh, hình ảnh, báo chí hoặc hình ảnh từ bộ phim ưa thích (vd Người Phán Xử =D) và áp dụng những màu sắc đó lên mẫu thiết kế sẵn có. Lưu ý sự thay đổi về tông màu và sự thay đổi về ý nghĩa của bản thiết kế.
Để cải thiện được mắt thẩm mĩ, quan trọng là bạn cần tự tạo được cho mình niềm vui trong mỗi bản thiết kế, cố gắng cải thiện mỗi khi phát hiện điểm chưa tốt. Chúc bạn nhanh chóng phát triển khả năng thiết kế của mình!
Nguồn:
Mã:
https://namphut.vn/@hieunc/nhung-nguyen-tac-co-ban-de-co-duoc-mot-thiet-ke-chuyen-nghiep-961006645