hotrotinviet
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2019
- Bài viết
- 1
Ở bài viết trước, Tín Việt đã Hướng dẫn từ A-Z thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, vậy nếu doanh nghiệp muốn thay đổi giấy phép kinh doanh thì sao? Hãy đón xem bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh nhé!
1. Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
1.1 Định nghĩa thay đổi giấy phép kinh doanh
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục thay đổi thông tin trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1.2 Trường hợp nào doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép kinh doanh?
Doanh nghiệp cần xác định nội dung sẽ thay đổi trong số các nội dung có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đồng thời thay đổi một hoặc nhiều nội dung. Thông thường, những nội dung doanh nghiệp thường thay đổi sẽ là:
1.2 Trường hợp nào doanh nghiệp không cần thay đổi giấy phép kinh doanh
Khi thay đổi những nội dung dưới đây, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư:
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
Mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ có bộ hồ sơ khác nhau, cụ thể
2.1 Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính phức tạp hơn so với các nội dung khác. Do mỗi trường hợp thay đổi trụ sở, mọi người cần chuẩn bị bộ hồ sơ riêng biệt.
*Hồ sơ Doanh nghiệp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố:
*Hồ sơ Doanh nghiệp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
2.2 Hồ sơ thay đổi tên Công ty
2.3 Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, vốn góp
2.4 Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
2.5 Hồ sơ thay đổi dấu công ty
3. Quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Chuẩn bị giấy tờ liên quan cho hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp nộp hoặc uỷ quyền nộp Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Hình thức nộp: Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sẽ trải qua một quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung cần thay đổi theo yêu cầu từ doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Ngược lại, nếu hồ sơ không được chấp nhận, cơ quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp điều chỉnh lại.
Bước 4: Công khai thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đã thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định.
Bước 5: Hoàn thiện một số công việc sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh
Tuỳ vào mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số công việc liên quan sau đó.
*Lưu ý những công việc cần thực hiện sau khi hoàn thiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
– DN thay đổi tên công ty: Sau khi tên công ty được thay đổi, doanh nghiệp cần:
+ Khắc lại dấu công ty, công bố mẫu dấu mới trên cổng thông tin quốc gia;
+ Thay đổi thông tin tên công ty trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi biển tên;
+ Thay đổi thông tin chủ tài khoản với ngân hàng, thông tin tên doanh nghiệp với bên bảo hiểm;
+ Thông báo cho đối tác về việc thay đổi tên công ty, xem xét lại các phụ lục hợp đồng đã ký kết;
– DN thay đổi địa chỉ công ty: Sau khi thay đổi địa chỉ công ty, doanh nghiệp cần:
+ Thay đổi dấu và công bố mẫu dấu mới (nếu thay đổi địa chỉ khác quận/huyện và dấu cũ có thông tin quận/huyện)
+ Thay đổi thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi thông tin địa chỉ chủ tài khoản với ngân hàng công ty;
+ Thay đổi cơ quan quản lý thuế và chuyển bảo hiểm xã hội về địa chỉ đã đổi;
+ Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở mới cho đối tác, khách hàng
– DN thay đổi vốn điều lệ công ty, cần thực hiện:
Vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế môn bài công ty cần nộp hàng năm, cụ thể:
+ 2.000.000 VND/1 năm cho công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ
+ 3.000.000 VND/1 năm cho công ty có vốn trên 10 tỷ
Nếu vốn điều lệ công ty tăng lên, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý nộp bổ sung thuế môn bài hàng năm.
4. Mức phạt chậm thông báothay đổi giấy phép kinh doanh 2022
Doanh nghiệp cần tiến hành thông báo/uỷ quyền thông báo nội dung thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
5. Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022?
5.1 Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh là khoản chi phí sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan đăng ký. Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh thường từ lệ phí nhà nước và phí dịch vụ thuê ngoài nếu có.
5.2 Lệ phí thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Lệ phí thay đổi giấy phép kinh doanh là khoản phí doanh nghiệp bắt buộc phải nộp cho nhà nước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư trực thuộc.
Theo đó:
6. Những câu hỏi thường gặp khi thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất 2022
6.1 Địa điểm thay đổi giấy phép kinh doanh?
Doanh nghiệp tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ví dụ:
6.2 Khi thay đổi đăng ký kinh doanh có cần quyết toán thuế và phát hành lại hoá đơn đỏ không?
Khi thay đổi trụ sở khác quận/tỉnh thành, công ty phải thực hiện chốt thuế chuyển quận, không cần quyết toán thuế.
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và bên tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ thuế của DN trước đó thì không cần quyết toán thuế.
Khi doanh nghiệp thay đổi tên/địa chỉ trụ sở cần liên hệ với cơ quan thuế để thay đổi thông tin của công ty trên hóa đơn đã phát hành.
6.3 Thay đổi nội dung nào cần khắc lại con dấu doanh nghiệp?
DN cần khắc lại tên con dấu khi:
Hồ sơ thay đổi sẽ được nộp online qua 2 bước như sau:
1. Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
1.1 Định nghĩa thay đổi giấy phép kinh doanh
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục thay đổi thông tin trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1.2 Trường hợp nào doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép kinh doanh?
Doanh nghiệp cần xác định nội dung sẽ thay đổi trong số các nội dung có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đồng thời thay đổi một hoặc nhiều nội dung. Thông thường, những nội dung doanh nghiệp thường thay đổi sẽ là:
- Thay đổi tên công ty (Tên tiếng Việt, tên nước ngoài, tên viết tắt)
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh (thêm, rút ngành nghề)
- Thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm, cơ cấu lại vốn điều lệ/vốn góp/cổ phần)
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Thay đổi thành viên/cổ đông công ty
- Thay đổi con dấu công ty
1.2 Trường hợp nào doanh nghiệp không cần thay đổi giấy phép kinh doanh
Khi thay đổi những nội dung dưới đây, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư:
- Thay đổi thông tin cổ đông trong công ty cổ phần;
- Thay đổi cổ đông sáng lập (không tính trường hợp cổ đông sáng lập bị thay đổi do chưa thanh toán/thanh toản không đủ số cổ phần đã đăng ký mua).
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
Mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ có bộ hồ sơ khác nhau, cụ thể
2.1 Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính phức tạp hơn so với các nội dung khác. Do mỗi trường hợp thay đổi trụ sở, mọi người cần chuẩn bị bộ hồ sơ riêng biệt.
*Hồ sơ Doanh nghiệp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố:
- Thông báo thay đổi địa chỉ công ty
- Văn bản quyết định thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao biên bản họp thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính
*Hồ sơ Doanh nghiệp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
- Thông báo thay đổi địa chỉ công ty
- Bản sao văn bản điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty
- Văn bản quyết định thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao biên bản họp thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính
2.2 Hồ sơ thay đổi tên Công ty
- Thông báo thay tên công ty
- Văn bản quyết định thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao biên bản họp thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi tên công ty
2.3 Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, vốn góp
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp
- Văn bản quyết định thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao biên bản họp thay đổi vốn điều lệ, vốn góp của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi vốn điều lệ, vốn góp
2.4 Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Văn bản quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao biên bản họp thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên), của thành viên hợp danh (công ty hợp danh), của Đại hội cổ đông (công ty cổ phần)
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi ngành nghề kinh doanh
2.5 Hồ sơ thay đổi dấu công ty
- Thông báo thay đổi dấu công ty theo mẫu quy định
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Giấy uỷ quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi mẫu dấu công ty
3. Quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Chuẩn bị giấy tờ liên quan cho hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp nộp hoặc uỷ quyền nộp Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Hình thức nộp: Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sẽ trải qua một quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung cần thay đổi theo yêu cầu từ doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Ngược lại, nếu hồ sơ không được chấp nhận, cơ quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp điều chỉnh lại.
Bước 4: Công khai thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đã thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định.
Bước 5: Hoàn thiện một số công việc sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh
Tuỳ vào mỗi nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số công việc liên quan sau đó.
*Lưu ý những công việc cần thực hiện sau khi hoàn thiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
– DN thay đổi tên công ty: Sau khi tên công ty được thay đổi, doanh nghiệp cần:
+ Khắc lại dấu công ty, công bố mẫu dấu mới trên cổng thông tin quốc gia;
+ Thay đổi thông tin tên công ty trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi biển tên;
+ Thay đổi thông tin chủ tài khoản với ngân hàng, thông tin tên doanh nghiệp với bên bảo hiểm;
+ Thông báo cho đối tác về việc thay đổi tên công ty, xem xét lại các phụ lục hợp đồng đã ký kết;
– DN thay đổi địa chỉ công ty: Sau khi thay đổi địa chỉ công ty, doanh nghiệp cần:
+ Thay đổi dấu và công bố mẫu dấu mới (nếu thay đổi địa chỉ khác quận/huyện và dấu cũ có thông tin quận/huyện)
+ Thay đổi thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi thông tin địa chỉ chủ tài khoản với ngân hàng công ty;
+ Thay đổi cơ quan quản lý thuế và chuyển bảo hiểm xã hội về địa chỉ đã đổi;
+ Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở mới cho đối tác, khách hàng
– DN thay đổi vốn điều lệ công ty, cần thực hiện:
Vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế môn bài công ty cần nộp hàng năm, cụ thể:
+ 2.000.000 VND/1 năm cho công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ
+ 3.000.000 VND/1 năm cho công ty có vốn trên 10 tỷ
Nếu vốn điều lệ công ty tăng lên, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý nộp bổ sung thuế môn bài hàng năm.
4. Mức phạt chậm thông báothay đổi giấy phép kinh doanh 2022
Doanh nghiệp cần tiến hành thông báo/uỷ quyền thông báo nội dung thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
- Quá hạn thông báo từ 1 – 30 ngày: Xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng
- Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày: Xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
- Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên: Xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng
5. Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022?
5.1 Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh là khoản chi phí sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan đăng ký. Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh thường từ lệ phí nhà nước và phí dịch vụ thuê ngoài nếu có.
5.2 Lệ phí thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Lệ phí thay đổi giấy phép kinh doanh là khoản phí doanh nghiệp bắt buộc phải nộp cho nhà nước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư trực thuộc.
Theo đó:
- Lệ phí thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh: 200.000/lần
- Lệ phí thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: 100.000/hồ sơ.
6. Những câu hỏi thường gặp khi thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất 2022
6.1 Địa điểm thay đổi giấy phép kinh doanh?
Doanh nghiệp tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ví dụ:
- Tại Hà Nội: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội: Khu liên cơ Võ Chí Công, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội (Số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội)
- Tại Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Tại Đà Nẵng: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng: Tầng 6 Toà nhà Trung tâm hành chính, số 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
6.2 Khi thay đổi đăng ký kinh doanh có cần quyết toán thuế và phát hành lại hoá đơn đỏ không?
Khi thay đổi trụ sở khác quận/tỉnh thành, công ty phải thực hiện chốt thuế chuyển quận, không cần quyết toán thuế.
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và bên tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ thuế của DN trước đó thì không cần quyết toán thuế.
Khi doanh nghiệp thay đổi tên/địa chỉ trụ sở cần liên hệ với cơ quan thuế để thay đổi thông tin của công ty trên hóa đơn đã phát hành.
6.3 Thay đổi nội dung nào cần khắc lại con dấu doanh nghiệp?
DN cần khắc lại tên con dấu khi:
- Thay đổi tên DN;
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty;
- Thay đổi trụ sở khác quận, tỉnh của công ty: doanh nghiệp nên cấp đổi con dấu nếu con dấu cũ có thể hiện quận/ tỉnh cũ (không bắt buộc)
Hồ sơ thay đổi sẽ được nộp online qua 2 bước như sau:
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua website cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ trực tiếp tới cơ quan đăng ký sau khi được chấp thuận hồ sơ trực tuyến.