Rum Nguyễn
Thành viên
- Tham gia
- 9/11/2024
- Bài viết
- 1
Hù Ma - Ma Hù
Thể loại : Truyện Ma Có Thật, Linh Dị
Tác Giả: Rum Nguyễn
“Nhất quỷ - Nhì Ma - Thứ ba học trò”
Câu nói ám chỉ cái sự nghịch ngợm, tinh quái nhưng không kém phần ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi học trò.
Ngày trước, khi còn mài mông trên ghế nhà trường thì tôi luôn là cái đứa quậy nhất nhì trong đám cá biệt của lớp, hầu như tuần nào cũng có tên trong sổ đầu bài. Ông bà cụ nhà tôi thời ấy thì cứ dăm ba bữa lại được cô giáo chủ nhiệm gọi điện “hỏi thăm”. Ấy mà chưa hết, có hôm, chẳng biết là do số tôi đen, hay vì cô giáo bộ môn đỏ vận, trong lúc đang chờ mẹ đôi co, mặc cả từng lạng thịt với lão béo chủ sạp bên trong chợ. Bất ngờ, từ xa tôi thấy bóng dáng ai quen quen, đến khi lại gần thì nhận ra đó là cô Hiền dạy môn lịch sử. Giống như tâm trạng của tất cả những đứa học sinh quậy phá, cá biệt khác, tôi bắt đầu lo lắng. Nghĩ cũng dại, trần đời, sao cái lúc phá phách bày trò trêu bạn, xỏ lá thầy cô thì hăng thế, nào có nghĩ đến những lúc như thế này. Tôi nghĩ trong đầu:
“Ôi thôi ! Chuyến này bỏ mẹ rồi.”
Vì chỉ mới chiều hôm qua thôi, chính tôi là người đã bôi mắt mèo lên bàn ghế giáo viên. “Đớn đau” thay, người dính chưởng lại chính là cô Hiền - người mà hiện tại chỉ còn cách tôi vài chục mét. Sau đó, mấy đứa trong ban cán bộ lớp không chần chừ mà chỉ đích danh tôi là thằng đầu têu. Sự việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu sáng nay tôi không trích hơn trăm nghìn tiền đánh nét để đưa cho mụ bán xôi gần trường, kèm với tờ giấy mời phụ huynh, được ghi rõ ngày giờ cụ thể, dấu đóng đỏ chót. Mục đích là để bà ấy đóng giả mẹ tôi, lên gặp cô Hiền. Tôi nghĩ cô là giáo viên bộ môn, lại hẹn gặp riêng, không có cô chủ nhiệm, thế nên tôi mới dám làm trò đấy. Có ai mà ngờ….
Đang tính kéo tay mẹ đi, bỗng từ phía sau có tiếng gọi. Tôi quay lại thì đã thấy cô Hiền đứng phía sau, lúc “ánh mắt ta chạm nhau” của hai người phụ nữ, qua vài câu chào thân mật cùng vài lời hỏi han thì sau đó tôi bỏ cơm gần tuần lễ vì cái trò nghịch ngu ấy.
Cái tin tôi bị tẩn ngay giữa chợ không biết từ đâu mà truyền đi nhanh thế, đám thằng Tùng, thằng Phúc, con Trân - ba con báo, cũng là bạn thân tôi, từ dưới sân trường chạy vội lên. Đứa nào đứa nấy thở hồng hộc như trâu húc mả, con Trân là đứa lên tiếng trước. Nó bảo :
“Đấy chừa nhớ, cái gì cũng ngu, có mỗi chơi ngu là giỏi”
Thằng Tùng, vỗ vai tôi tiếp lời :
“Thôi, chuyên tâm đi, năm nay tốt nghiệp rồi đấy. Lạng quạng là học lại như chơi.”
Tôi nhìn chúng nó một lượt xong hỏi lại
“Chúng mày móc thông tin đâu ra nhanh thế, mẹ, đánh hơi nhanh còn hơn cả chó nghiệp vụ”
Sau đó, nghe chúng nó kể thì tôi mới biết mọi chuyện bắt nguồn từ gã bảo vệ trong trường. Chẳng là sáng nay, cô Hiền lúc ở trong phòng giáo viên có kể lại đầu đuôi cho cô Hạnh - chủ nhiệm lớp chúng tôi và thêm vài thầy cô khác cũng đang có mặt trong phòng. Lúc ấy, gã bảo vệ cũng có mặt, gã được thầy Thanh hiệu trưởng nhờ đóng lại mấy cái chân ghế ở phòng giáo viên.
Nghe được câu chuyện, trong lúc đứng ghi vé xe cho học sinh, gã kể lại cho ông đồng nghiệp của mình. Đám học sinh hiếu kỳ, nghe câu được câu mất thế nên mới thêu dệt thành câu chuyện như này.
Nghe chúng nó kể lại xong thì tôi cay cú lắm, ghé vào tai thằng Phúc. Tôi nói nhỏ kế hoạch, định bụng tối nay sẽ trêu ông ấy với cái trò bất hũ nhưng hiệu quả lại cao nhất thời bất giờ đó là trò hù ma. Nghe xong thằng Phúc cười phá lên, gật đầu đồng ý. Sở dĩ tôi chỉ rủ mỗi mình nó mà không rủ đám thằng Tùng với con Trân vì hai đứa tôi không muốn làm hư hai đứa nó, chúng nó khác với tôi và thằng Phúc.
Tôi và Thằng Phúc là cặp bài trùng, hễ một thằng vào sổ ghi đầu bài thì thể nào thằng còn lại cũng được “vinh danh” vào buổi chào cờ tiếp theo. Còn Trân và thằng Tùng thì khác, mặc dù thân với hai đứa chúng tôi nhưng thằng Tùng 3 năm liền đạt giải nhất môn hoá cấp thành phố, còn cái Trân cũng chẳng kém cạnh khi sở hữu thành tích học sinh xuất sắc trong 12 năm liền. Sở dĩ chơi được với nhau thứ nhất là vì cái duyên, thứ nhì là vì cái tính. Chúng nó quý tôi đơn giản tuy tôi quậy nhưng rất rõ ràng chuyện nào ra chuyện đó, hay chọc phá nhưng chưa bao giờ để thành viên lớp mình bị đám khác bắt nạt, kể cả trong hay ngoài trường. Tôi cũng chẳng bao giờ bắt ép chúng nó phải chỉ hay chép bài hộ tôi, vậy nên chúng tôi mới chơi thân được như thế.
Lại nói về ngôi trường của tôi, đó là một ngôi trường điểm của thành phố Buôn Mê Thuột, thế hệ trước, ai cũng biết nó được xây từ khu đất giải toả của nghĩa địa thuộc chùa Khải Đoan vào cuối những năm 1980. Và có một điều còn bí ẩn hơn cả khu đất, đó chính là cây hoa phượng cổ thụ.
Theo tìm hiểu, tôi được biết cây hoa phượng là minh chứng cho sự thay đổi quy hoạch đó, nó vốn có từ lâu, lúc chưa giải thể, vị trí chính xác của nó là bên cạnh nhà linh của nghĩa địa. Khi có quyết định xây dựng, người ta làm mọi cách để chặt nó đi nhưng bất thành. Cũng tương tự như những truyền thuyết dân gian khác, hễ cứ cưa máy đưa đến thì bị hỏng, người dùng tay chặt thì dao rựa chưa vào thân đã nghe tin người nhà xảy ra chuyện. Còn cố quá, thì có khi còn mất mạng chứ chẳng đùa. Tất nhiên, những điều này phải đến sau khi ra trường tôi mới biết, còn lúc đấy tôi vẫn đang ương ngạnh, hất mặt nhìn đời với cái ngông cuồng của một thằng thiếu niên mới lớn.
Tối đó, tôi và thằng Phúc mang ba lô, bên trong là vải xô, áo liệm, áo dài, tóc giả… nói chung là “đủ đồ chơi”. Sở dĩ có được là do nhà của thằng Phúc là đơn vị cung cấp dịch vụ tang lễ lớn nhất nhì cái Buôn Mê Thuột ngày đó. Cả nhà nó có truyền thống làm tâm linh, thế nhưng đến đời bố nó thì lại phòi ra thằng ôn con không sợ trời, không sợ đất như này.
Cả hai leo tường, trèo rào, chui vào bên trong, đối với hai đứa hạnh kiểm xấu như bọn tôi thì việc này đã trở thành kỹ năng thượng thừa từ những năm cấp hai. Chúng tôi định bụng sẽ chờ đến khi ông ấy đi tuần, cả hai chia ra hai đầu cầu thang, sau đó một đứa bên kia mặc áo dài, đứa còn lại bên này khoác áo liệm, lùa ông ấy vào giữa hành lang mà vờn. Ban đầu, cả hai thằng tôi hồ hởi lắm, còn đắc chí với kế hoạch mà mình đặt ra. Ấy thế nhưng, khi vào việc, mở ba lô ra thì cả hai bắt đầu thấy ớn lạnh, ren rén khi nhìn vào đống đạo cụ của mình.
Ngồi ở góc tường nhà vệ sinh phía cuối dãy, ánh sáng xanh từ chiếc màn hình Nokia 1100i cổ lỗ sĩ không đủ ánh sáng. Thằng Phúc lôi trong ba lô ra chiếc đèn pin màu bạc, khi ánh sáng được bật lên một cách đột ngột, chưa kịp thời thích nghi, tôi nheo mắt theo quán tính. Khi đôi mắt bắt đầu mở ra, tôi hét lên thất thanh
“Aaa”
Tiếng hét cất lên tựa hồi còn vang dội ngược lại vào tai tôi thêm mấy lần, thằng Phúc bấy giờ mặc dù vẫn chưa hiểu chuyện gì nhưng thấy tôi hét cũng bắt đầu đứng lên bỏ chạy một mạch về phía trước. Độ đâu chùng hơn chục bước chân, nó mới dừng chân, quay người lại nhìn tôi. Nó lên tiếng quát khẽ :
“Tiên sư mày, thằng này mày dở à? Hét cái “đế gì théo?””
Tôi lồm cồm quỳ gối, với tay cầm lấy cái đèn pin, vội tắt đi, trước cái nhìn khó hiểu của thằng bạn mình
“Lại cái gì nữa, thế làm sao?”
Bấy giờ, khi ánh sáng của đèn pin vừa tắt đi, mọi thứ lại trở về với vẻ yên ắng, u tịch trước đó. Thế nhưng, tôi lại cảm thấy cứ thế này sẽ dễ chịu hơn. Cất hơi thở dồn dập, giọng run run tôi nói với thằng Phúc điều mình vừa nhìn thấy
“Nãy… nãy lúc, cái lúc, cái lúc bật đèn lên, chói quá nên… nên tao.. tao nheo mắt lại. Đến khi mở mắt ra thì thì tao tao thấy… thôi đi về đi mày ơi”
“Về là về thế nào? Mẹ, tiên sư bố thằng dẩm lợn này! Thấy cái gì thì nói ra, ầm à ầm ừ nẫu hết cả lòng mề”
“Tao thấy có hai cái bóng in trên tường”
Thằng Phúc vẫn chưa nhận ra được vấn đề, nó hỏi lại
“Hai thằng chẳng lẽ ba cái bóng à, bố tổ”
“Lúc ấy tao chói mắt, nên lia cái đèn pin về phía mày. Mày thấy có ai cầm đèn mà bóng đổ về phía trước không?”
Đối với một người chỉ cần biết một chút về kiến thức vật lý, sẽ nhận ra ngay vấn đề, tiếc là thằng Phúc không thuộc trong số đó. Suy nghĩ của cái thằng mả mẹ này chỉ đơn giản là có 2 người, đổ hai bóng là đúng, tôi cũng không hiểu bằng cách nào nó leo lên được tận lớp 12 như chúng tôi. Không thèm độ co với nó, tôi quay lại định bụng sẽ gom đồ lại để ra về, Hỷ nộ ái ố hay tư thù cá nhân đến hiện tôi đã quên đi bằng sạch. Thằng Phúc thấy vậy, nó cũng lẽo đẽo theo tôi, chuẩn bị xách đồ đi trò cổng, đang loay hoay thì từ xa có bước chân đi đến.
Tiếng gót giày va chạm với nền gạch vang lên từng tiếng lộp cộp, nếu như vừa rồi không có sự cố kia, ắt hẳn tôi sẽ vui lắm. Nhưng ngay lúc này, tôi thấy da gà da vịt tôi nổi lên từng đợt, không có điều gì chắc chắn bên ngoài kia là ông bảo vệ cả. Thậm chí tôi còn lẩm bẩm với thằng Phúc
“Chắc đếch gì bên ngoài là người”
Thằng Phúc cau mày, nó đưa đôi mắt he hé nhìn qua dãy hành lang đối diện, sau đó quay lại tôi, khẳng định đó chính là ông bảo vệ chứ không phải ai khác.
“Đấy, bộ đồng phục xanh rêu thì sai thế nào được”
Những ai đầu cuối 8x và đầu 9x đều biết, những năm độ tầm 2012 trở về trước thì không có quá nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ như hiện tại, và đồng phục của các chú ấy cũng không nhiều màu sắc như bây giờ. Thông thường ở trường học các chú ấy sẽ mặc đồng phục áo xanh rêu, nón cối hoặc nón vải cùng màu, và trên ống tay áo đeo băng đỏ.
Chính vì vây, chỉ cần nhìn sơ qua nó đã nhận ra ngay. Thôi thì giờ có chạy cũng chẳng thoát, chi bằng ở lại, chịu đấm ăn xôi. Hù ông ấy một trận cho ra bã, nghĩ thế, cả hai vội mặc đồ, đội tóc giả vào. Định bụng từng đứa sẽ ra hù, thằng Phúc nó hăng hái lắm, nó bảo để đó nó ra trước cho. Không chờ tôi trả lời, nó len lén chạy ra ngay góc cửa lớp của một phòng học gần đó. Cố nín thở mà chờ, khi thấy bóng dáng ông bảo vệ đi lại gần, nó căng thẳng chỉnh sửa lại bộ đồ liệm đang mặc trên người cho thẳng thóm, đưa tay kên đầu để chắc chắn là bộ tóc giả không bị tuột. Khi cảm nhận được tiếng bước chân chỉ còn cách mình vài mét, nó không nhảy xổng mà từ từ bước ra, mái tóc giả được cố định đã phủ phủ xuống kín, che đi hết ngũ quan, mặt cuối gằm, chân đứng yên chờ đợi .
Nó đã sẵn sàng để chuẩn bị cho một tràn cười, vừa là cười để hù doạ, vừa là thoả mãn được sự hứng thú ngay lúc này. Khuôn mặt đang cúi gằm, ánh mắt đang dán chặt trên nền đất. Bỗng nhiên, trên nền đất ấy xuất hiện hai mũi giày. Biết thời cơ đã đến, thế nhưng thằng này bỗng nhiên thông minh đột xuất, nó không dám ngẩn đầu lên, một suy nghĩ loé lên trong đầu hắn
“Nếu là người bình thường chắc chắn phải hét lên từ đằng xa, không thể nào đứng trước mặt mà vẫn bình thản như thế này được. Đảm bảo, dù có gan đến đâu nhưng giữa đêm mà thấy một người mặc áo liệm xoã tóc như này đều phải đái ra quần mới phải. Hay là do ông bảo vệ này quá cứng vía, hay là cả hai đứa bị đã bị phát hiện, mà nếu là ông bảo vệ, vậy phải có đèn pin mới đúng chứ”
Những suy nghĩ cứ hiện lên trong đầu nó, lúc này nó chắc chắn
“Cái thứ đứng trước mặt nó không phải là người”
Nghĩ đến đây, nó nó vẫn cố giữ nguyên tư thế, nhưng đôi chân vô thức bước lùi về sau một bước, mũi giày bên dưới cũng bước theo. Sự di chuyển của mũi dày đã phá tan sự phòng vệ cuối cùng của nó, không chịu được áp lực, nó bật chế độ kệ mẹ mà ngẩn đầu lên. Bất ngờ, trước mặt nó lúc này, vẫn bộ đồ màu xanh rêu thế nhưng không phải là đồng phục, mà đó chính xác là một bộ quân phục đã cũ mèm. Vì trời tối, lại hạn chế tầm nhìn cộng với hai màu sắc tương tự nên khi nãy nó nhìn nhầm.
Khuôn mặt người đàn ông trước mặt nó trắng bệch, chút ánh sáng hiếm hoi của ánh trăng phủ xuống hành lang, cộng thêm ánh sáng yếu ớt của đèn đường hắt vào làm cho gương mặt đó chút tai tái, nhợt nhạt. Hốc mắt người đàn ông chũn sâu, cả hai mí mắt khép chặt chứ không mở. Khuôn miệng người đó khẽ cất lên.
“Có thấy đồng đội tôi ở đâu không?”
Thế rồi, thằng Phúc khóc ré lên, bộ đồ liệm làm nó khó khăn trong việc di chuyển, khiến nó té vật ra đất, lồm cồm bò dậy, lại tiếp tục té thêm lần nữa. Phải đôi ba lần như thế thì nó mệt, không đứng dậy nữa, nó lết. Vâng ! Thật sự là nó lết theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nó rướn người như cây chổi lau nhà từ từ tiến về phía tôi.
Bấy giờ, về phía tôi cũng chẳng khá hơn nó là bao. Có điều tôi đã kịp cởi bỏ bộ áo dài, nên thao tác có phần nhanh nhẹn hơn. Thấy nó nằm vật vã, toàn thân mặc bồ đồ vàng choé, tóc tai rũ rượi như lên đồng. Nó cố gắng ngọ nguậy để cởi bồ đó ra, trông nó bấy giờ không khác gì con đuông dừa thành tinh.
“Lấy… lấy… lấy cái ba lô cho tao”
Tôi vội cầm cái ba lô bên cạnh đưa cho nó.
“Mày lo cởi đồ nhanh còn chạy, lấy ba lô mà chưa cởi đồ thì chạy bằng mắt à”
“Kh… kh… không, ta…. Tao, tao lấy đồ”
“Lấy con mẹ gì giờ này, ổng tới nơi rồi kìa”
Người đàn ông đó vẫn đang từng bước tiến đến phía chúng tôi, vẫn lặp đi lặp lại một câu hỏi duy nhất
“Có thấy đồng đội tôi đâu không?”
Bấy giờ người đàn ông đã áp sát, cũng đúng lúc này, thằng Phúc lôi trong ví ra một lá bùa, hộ thân. Người đàn ông đó lập tức đứng yên, không lại gần nữa. Ông ấy quay đầu, đi lững thững xuống chân cầu thang. Tôi và thằng Phúc mới bắt đầu thở phào nhẹ nhõm. Tôi nói
“Cất mẹ vào túi áo đi, thu gom hết cái đống của nợ này lại. Nhanh đi về, bố mày còn thay quần.”
Mặc dù nói vui để phá đi cái không khí u ám lúc đó thôi, nhưng cả hai chẳng có đứa nào còn tâm trạng để cười. Thằng Phúc vứt luôn cái áo liệm ở đấy, vác ba lô lên mà chạy. Vừa chạy nó vừa bảo
“Thể nào mai bà cô vệ sinh cũng hoảng hồn cho xem”
“Cần đếch gì ngày mai, tối nay thôi. Xíu nữa lão Nhân bảo vệ đi tuần, thể nào chẳng đái ra máu”
Còn chưa kịp cười thì từ xa, có tiếng chân đi lại, kèm với đó là ánh sáng trắng như thể là của chiếc đèn pin. Lần này thì đúng là ông bảo vệ rồi, cả hai lại chạy vào nhà vệ sinh để trốn. Chỉ là khác với lần trước, vì lần này chúng tôi đã xuống đến tầng trệt. Tầng một, tầng hai, tầng ba nhà vệ sinh được thiết kế đi theo đường ống thông tầng, có cấu trúc và diện tích tương đương chia làm hai nam đầu, nữ cuối. Riêng nhà vệ sinh tầng trệt được xây ở gần khu nguồn nước sinh hoạt, nằm phía sau lưng khuôn viên trường.
Ở đây, nếu chỉ cần tiến lên tầm hai mét sẽ thấy được cây phượng cổ thụ mà tôi nhắc đến ở trên, từ bồn hoa được xây quanh gốc cây, chạy về phía bên phải sẽ đến được nhà xe. Ở đó, chúng tôi có thể nhảy hàng rào để ra bên ngoài.
Cả hai thằng phấn khởi khi vẽ ra kế hoạch, vì lúc này một ông bảo vệ đang nghe đài radio, uống trà trong phòng an ninh, ông còn lại thì đang dọc theo các tầng để tuần tra cuối ngày. Tôi và thằng Phúc chạy ra đến bồn hoa dưới gốc cây phượng, hai thằng gồng cơ đít, hít cơ mông chuẩn bị vận sức mà chạy một mạch và nhảy rào. Đang chuẩn bị chạy thì một tiếng hét vang lên làm cả hai thằng khựng lại.
“Có ma, có người chết. Có người ma, có ma chết”
Nghe kỹ thì đó là giọng ông bảo vệ, không ấy sợ đến mức nói năng loạn ngữ. Không biết là ông ấy thấy hồn ma người chiến sĩ khi nãy, hay bắt gặp bộ đồ liệm với mái tóc giả vứt chỏng chơ, hay là ổng thấy cả hai.
Nghĩ đến kế hoạch đã thành công phần nào, tôi và thằng Phúc cười khúc khích. Bỗng có tiếng rè rè, eo éo như thiết bị bị nhiễu sóng từ phía xa xa dội lại, nghe kỹ thì phát là tiếng từ phát ra từ bộ đàm. Thì ra là lão bảo vệ chịu không nổi nên phải gọi đồng đội lên để đưa xuống. Cả hai thấy ông kia, đầu hói, bụng to xách quần chạy lên lầu, trông không khác gì con doreamon phiên bản đời thật thì càng thích. Nháy mắt ra hiệu, đây là cơ hội lớn nhất để cả hai thoát ra ngoài. Nhưng đời không mơ, toang tính chạy đi thì có giọng nữ u ám cất lên, nội dung vẫn tương tự như khi nãy:
“Có thấy đồng đội của chúng tôi ở đâu không?”
Cả hai thằng lúc này mặt mũi tái mét, những ai ở Buôn Mê sẽ biết, cái lạnh của đây không giống với Đà Lạt, chỉ man mát, đủ để người ta thấy dễ chịu thôi. Nhưng phía sau gáy của tôi lúc này, không biết vì sao lại lạnh toát. Thế rồi, giọng nói cứ thế lặp đi lặp lại, chúng tôi hoảng loạn, không dám la to, cứ thế một mạch chạy thẳng đến nhà xe. Cả hai phóng lên, bám tay vào phía trên cùng của hàng rào sắt, đưa một chân khoanh sắt được thiết kế theo hoa văn, gồng sức rướn người, thế nhưng cả hai thằng như chết sững. Trước mắt chúng tôi, một tiểu đội kẻ đứng người ngồi, người rơi cánh tay, người chân nát bấy đang la liệt ở phía bên ngoài hàng rào.
Bấy giờ, tiến thoái lưỡng nan, quay lại thì không dám, mà tiến lên thì lại càng không. Thôi thì hết cách
“Chạy về phía phòng bảo vệ đi”
“Má, nhà trường biết là hạ hạnh kiểm á”
“Không thì chạy lại nhà vệ sinh.”
Nói rồi, cả hai thằng tuột xuống lại. nhắm mắt nhắm mũi men theo hướng nhà xe, chạy thẳng lại về phía nhà vệ sinh tầng trệt, không dám ghé qua gốc cây phượng nữa. Lúc đến nhà vệ sinh rồi. Tôi hỏi nó
“Bộ cái bùa gì của mày hồi nãy, có công hiệu 1 lần thôi hả? Rõ ràng ông già nãy bỏ đi rôi, mắc gì tới lúc bồn hoa bị giữ lại”
Thằng Phúc nói :
“Nãy sớn xa sớn xác, rớt mẹ đâu rồi không biết, hay cái lúc gom đồ, để quên mẹ dưới sàn chỗ đó rồi. Cũng tại mày không, đang tính kẹp lại vô ví thì mày nói dể vô túi áo. Lăn lội hồn mất đâu mẹ nó rồi’’
Lúc này đã là hai giờ sáng, tôi cũng lười, không muốn đôi co với nó nữa. Dù gì mọi chuyện cũng do tôi mà ra, cũng tôi là thằng đầu têu. Hai thằng cứ ngồi đấy, định bụng đến khi trời sáng, sẽ mượn áo khoác của mấy đứa cùng lớp mặc vào, kéo cao lên để che cái màu bên trong rồi vào học bình thường.
Thấm mệt, thế nên hai thằng chẳng bao lâu sau đã vật vờ, bấy giờ thằng Phúc đã ngủ như chết trôi, tôi thì cứ chập chờn 5 10 phút lại tỉnh, phần vì lạ chỗ, phần nữa, các nhà vệ sinh nam trong trường thì mọi người biết rồi đấy, không thể nào ngửi nổi. Bỗng trong lúc đang mơ mang, ngoài mùi khó ngửi ở khu vực này, tôi còn nghe thêm một mùi khác. Ban đầu thì thoang thoảng, càng ngày càng nồng, khung cảnh đang yên ắng, lẫn trong tiếng côn trùng rả rích thì tôi còn nghe thấy tiếng kinh kệ từ đâu đó vang lên. Cố nín thở để nghe, tôi đoán nó phát ra từ mặt trước, phía gốc cây phượng. Dần dần tiếng kinh rõ hơn và đi gần về phía tôi hơn, lâu lâu lại nghe tiếng chuông lắc vang lên. Dù rất sợ, nhưng cũng rất tò mò. Tôi men theo vách tường, hé một mắt ra xem thử. Một cảnh tượng mà cho đến ngày hôm nay sau 12 năm, tôi ngồi viết lại, hình ảnh đó vẫn in rõ trong đầu.
Trước mắt tôi bấy giờ, ông bảo vệ mà tôi bảo giống doreamon đang đi đằng trước, một tay cầm nhang, một tay cầm chuông, lắc theo nhịp kinh được phát từ một cái máy, được luồng dây đeo ở cổ tay. Phía sau là ông bảo vệ còn lại, mắt nhắm nghiền, cuối đầu lặng lẽ đi theo sau. Nhìn hai ông ấy, cứ như thể đã làm những điều này quá nhiều lần, thuần thục như cách chúng tôi vượt rào cúp tiết vậy.
Cố không để phát ra tiếng động, tôi cố gắng đi theo sau để xem mục đích của hai ông này là gì. Tôi thấy, cứ đi một đoạn khoảng chừng hơn chục mét ông ấy lại cắm 1 nén nhang, sau đó lắc nhẹ chuông. Cứ thế đi hết một vòng trường Đến đoạn gốc cây phượng, ông ấy cuối xuống lạy cả bốn phía, sau đó lên tiếng nói khẽ, mặc dù rất nhỏ nhưng lúc này là ban đêm, thành khử ra miễn cưỡng tôi cũng nghe được kha khá. Đại loại kiểu
“Con khấn các ngài, con lạy các cụ, các cô, các cậu, các vị khuất mặt khuất mày. Bản thân con và cái xác này là vốn là người trần mắt thịt. Không phải căn cao mệnh lớn, chỉ là phận con cháu bách gia không có phước ăn mày cửa phật. Thế nên xin các vị thương tình lượng thứ, để chúng con được yên ổn làm ăn, trang chải cuộc sống, lo cho gia đình. Nay hồn ai về xác vui lòng khai tên, khai tuổi, ý nguyện tâm cầu. Thích ăn món gì còn thiếu món chi, thì nói để con biết đường thu xếp, có bữa cơm chu đáo cúng tạ các ngài”
Tôi cảm giác như ông ấy đang khấn theo bản năng, nhưng rất thành tâm. Chắc có lẽ vì thế mà cái vong kia thoát xác, vong vừa ra thì ông kia cũng đổ gục xuống nền đất. Cả hai sau đó dìu nhau về phòng, tôi quay trở lại phía nhà vệ sinh. Lúc này thì đã tỉnh hẳn, bắt đầu suy nghĩ, sâu chuỗi lại các sự việc. Đúng ra mà nói thì những cái vong hù chúng tôi đều không hề có ác ý. Họ đơn thuần chỉ là những người chiến sĩ, vì hoà bình tiến lên mà bắt buộc bản thân phải nằm xuống. Nhưng tại sao, tại sao lại hỏi
“Đồng đội tôi ở đâu?”
Phải chăng đây là cả một tiểu đội, nghĩ đến đây tôi vỗ trán
“Thôi đúng rồi”
Chẳng phải, chỉ mới khi nãy thôi, tôi và thằng Phúc vừa mới thấy cả một tiểu đội nằm bên ngoài hay sao. Phải chăng đấy là những người mà họ cần tìm?
Thế nhưng biết là thế nhưng làm được gì bây giờ, lúc này cũng đã gần 4h sáng. Tôi nhắn tin, kể lại hết cho thằng Tùng nghe, vì dân Buôn Mê tụi tôi thì 4h30 là ra quãng trường với công viên thành phố chạy bộ ầm ầm rồi. Nói qua tin nhắn, cả hai chỉ ầm ừ cho biết sự việc. Tôi dặn nó mang áo cho tôi và thằng Phúc mượn.
Đến 6h sáng, thằng Tùng đến, nó mang áo vào nhà vệ sinh cho tôi với thằng Phúc. Nó bảo
“Tôi ạ các ông, hết trò chơi. Anh em thi cử tôi còn giúp được, chứ đè hạnh kiểm thì trời cứu. Thôi ra ngoài đi, ra ngoài quán nước, ăn sáng uống cà phê rồi vô lớp. Tao có mang đồ ăn cho tụi mày nè”
“Ủa tiền đâu mày mua quá trời, vừa gà vừa xôi, vừa chả giò, nhiều vậy?”
“Biết tụi bay nát lắm rồi, đói cả đêm nên nhà sẵn còn ít đồ cúng, tao mang đi luôn”
Không biết có phải do ám ảnh sự việc đêm qua hay không, , khi nghe đến “cúng” tôi lạnh hết sống lưng.
“Cu… cúng gì?”
“Khổ ! Cúng cô hồn, hôm qua 16 âm mà chúng mày không biết à”
Nói rồi nó chỉ về phía thằng Phúc mà mắng
“Đấy, cả cái thằng hợi kia nữa, nhà thì bán hòm, làm pháp sự thì phải biết kiêng kỵ đi chứ”
Thằng Phúc lúc này vừa rửa mặt xong, kéo cái áo quẹt ngang mặt xong đáp
“Tao từ bé đến giờ có để ý mấy cái đấy đâu, thật tình tao không tin ma cỏ, thấy thằng ôn này bày trò vui thì chơi thôi. Mẹ! từ nay bố mày chừa”
Thế là cả đám lại đưa nhau ra cổng trường.
Bẵng đi một thời gian, năm đó chúng tôi may mắn vẫn được tốt nghiệp. Cho đến một ngày giữa hè năm đó, thằng Phúc gọi cho tôi
“Alo, mất tiền nói trước đi”
“Mất quần đùi, không lên không xem tin tức à”
“Có gì hót?”
“Mày chạy lên trường mình xem đi, trước cổng trường, ngay hàng rào, đúng cái chỗ mà tao với mày tính nhảy ra đêm trước ấy. Bên thi công làm đường người ta vô tình phát hiện ra mấy chục bộ hài cốt, toàn của chiến sĩ thôi”
Tôi lặng người.
“Mày chờ tí, tao qua đón”
“Thôi, mày lên đi, tao đang ở trên này rồi.”
Lúc tôi lên đến nơi thì phải hơn 30 bộ hài cốt đang để sẵn. Trích một đoạn trong báo chính thống đăng tải vào ngày 18/07 năm đó
Phát hiện nhiều bộ hài cốt liệt sĩ trong trường học
TT - Ngày 18-7, nhiều người dân sống ở khu vực đường xxx (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã tập trung tại khuôn viên Trường THPT xxx (đường xxx) để chứng kiến công tác quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ.
Ông … - chủ tịch UBND phường … TP Buôn Ma Thuột - cho hay lực lượng cất bốc hài cốt này do UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức. “Từ nhiều năm trước, một số người dân ở phường … có trình báo về việc có một mồ chôn tập thể của bộ đội giải phóng hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 được chôn tại khu vực Trường …. nên UBND tỉnh đã tiến hành xác minh, hoàn tất mọi thủ tục cần thiết
Thế là các ông, các chú, các bác đã tìm lại được nhau 44 năm xa cách. Mùa thương binh liệt sĩ 27/07 năm đó, đã có thêm hàng chục chiến sĩ được về với vòng tay của người thân.
Cuối đầu, biết ơn, và trân trọng!
Thể loại : Truyện Ma Có Thật, Linh Dị
Tác Giả: Rum Nguyễn
“Nhất quỷ - Nhì Ma - Thứ ba học trò”
Câu nói ám chỉ cái sự nghịch ngợm, tinh quái nhưng không kém phần ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi học trò.
Ngày trước, khi còn mài mông trên ghế nhà trường thì tôi luôn là cái đứa quậy nhất nhì trong đám cá biệt của lớp, hầu như tuần nào cũng có tên trong sổ đầu bài. Ông bà cụ nhà tôi thời ấy thì cứ dăm ba bữa lại được cô giáo chủ nhiệm gọi điện “hỏi thăm”. Ấy mà chưa hết, có hôm, chẳng biết là do số tôi đen, hay vì cô giáo bộ môn đỏ vận, trong lúc đang chờ mẹ đôi co, mặc cả từng lạng thịt với lão béo chủ sạp bên trong chợ. Bất ngờ, từ xa tôi thấy bóng dáng ai quen quen, đến khi lại gần thì nhận ra đó là cô Hiền dạy môn lịch sử. Giống như tâm trạng của tất cả những đứa học sinh quậy phá, cá biệt khác, tôi bắt đầu lo lắng. Nghĩ cũng dại, trần đời, sao cái lúc phá phách bày trò trêu bạn, xỏ lá thầy cô thì hăng thế, nào có nghĩ đến những lúc như thế này. Tôi nghĩ trong đầu:
“Ôi thôi ! Chuyến này bỏ mẹ rồi.”
Vì chỉ mới chiều hôm qua thôi, chính tôi là người đã bôi mắt mèo lên bàn ghế giáo viên. “Đớn đau” thay, người dính chưởng lại chính là cô Hiền - người mà hiện tại chỉ còn cách tôi vài chục mét. Sau đó, mấy đứa trong ban cán bộ lớp không chần chừ mà chỉ đích danh tôi là thằng đầu têu. Sự việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu sáng nay tôi không trích hơn trăm nghìn tiền đánh nét để đưa cho mụ bán xôi gần trường, kèm với tờ giấy mời phụ huynh, được ghi rõ ngày giờ cụ thể, dấu đóng đỏ chót. Mục đích là để bà ấy đóng giả mẹ tôi, lên gặp cô Hiền. Tôi nghĩ cô là giáo viên bộ môn, lại hẹn gặp riêng, không có cô chủ nhiệm, thế nên tôi mới dám làm trò đấy. Có ai mà ngờ….
Đang tính kéo tay mẹ đi, bỗng từ phía sau có tiếng gọi. Tôi quay lại thì đã thấy cô Hiền đứng phía sau, lúc “ánh mắt ta chạm nhau” của hai người phụ nữ, qua vài câu chào thân mật cùng vài lời hỏi han thì sau đó tôi bỏ cơm gần tuần lễ vì cái trò nghịch ngu ấy.
Cái tin tôi bị tẩn ngay giữa chợ không biết từ đâu mà truyền đi nhanh thế, đám thằng Tùng, thằng Phúc, con Trân - ba con báo, cũng là bạn thân tôi, từ dưới sân trường chạy vội lên. Đứa nào đứa nấy thở hồng hộc như trâu húc mả, con Trân là đứa lên tiếng trước. Nó bảo :
“Đấy chừa nhớ, cái gì cũng ngu, có mỗi chơi ngu là giỏi”
Thằng Tùng, vỗ vai tôi tiếp lời :
“Thôi, chuyên tâm đi, năm nay tốt nghiệp rồi đấy. Lạng quạng là học lại như chơi.”
Tôi nhìn chúng nó một lượt xong hỏi lại
“Chúng mày móc thông tin đâu ra nhanh thế, mẹ, đánh hơi nhanh còn hơn cả chó nghiệp vụ”
Sau đó, nghe chúng nó kể thì tôi mới biết mọi chuyện bắt nguồn từ gã bảo vệ trong trường. Chẳng là sáng nay, cô Hiền lúc ở trong phòng giáo viên có kể lại đầu đuôi cho cô Hạnh - chủ nhiệm lớp chúng tôi và thêm vài thầy cô khác cũng đang có mặt trong phòng. Lúc ấy, gã bảo vệ cũng có mặt, gã được thầy Thanh hiệu trưởng nhờ đóng lại mấy cái chân ghế ở phòng giáo viên.
Nghe được câu chuyện, trong lúc đứng ghi vé xe cho học sinh, gã kể lại cho ông đồng nghiệp của mình. Đám học sinh hiếu kỳ, nghe câu được câu mất thế nên mới thêu dệt thành câu chuyện như này.
Nghe chúng nó kể lại xong thì tôi cay cú lắm, ghé vào tai thằng Phúc. Tôi nói nhỏ kế hoạch, định bụng tối nay sẽ trêu ông ấy với cái trò bất hũ nhưng hiệu quả lại cao nhất thời bất giờ đó là trò hù ma. Nghe xong thằng Phúc cười phá lên, gật đầu đồng ý. Sở dĩ tôi chỉ rủ mỗi mình nó mà không rủ đám thằng Tùng với con Trân vì hai đứa tôi không muốn làm hư hai đứa nó, chúng nó khác với tôi và thằng Phúc.
Tôi và Thằng Phúc là cặp bài trùng, hễ một thằng vào sổ ghi đầu bài thì thể nào thằng còn lại cũng được “vinh danh” vào buổi chào cờ tiếp theo. Còn Trân và thằng Tùng thì khác, mặc dù thân với hai đứa chúng tôi nhưng thằng Tùng 3 năm liền đạt giải nhất môn hoá cấp thành phố, còn cái Trân cũng chẳng kém cạnh khi sở hữu thành tích học sinh xuất sắc trong 12 năm liền. Sở dĩ chơi được với nhau thứ nhất là vì cái duyên, thứ nhì là vì cái tính. Chúng nó quý tôi đơn giản tuy tôi quậy nhưng rất rõ ràng chuyện nào ra chuyện đó, hay chọc phá nhưng chưa bao giờ để thành viên lớp mình bị đám khác bắt nạt, kể cả trong hay ngoài trường. Tôi cũng chẳng bao giờ bắt ép chúng nó phải chỉ hay chép bài hộ tôi, vậy nên chúng tôi mới chơi thân được như thế.
Lại nói về ngôi trường của tôi, đó là một ngôi trường điểm của thành phố Buôn Mê Thuột, thế hệ trước, ai cũng biết nó được xây từ khu đất giải toả của nghĩa địa thuộc chùa Khải Đoan vào cuối những năm 1980. Và có một điều còn bí ẩn hơn cả khu đất, đó chính là cây hoa phượng cổ thụ.
Theo tìm hiểu, tôi được biết cây hoa phượng là minh chứng cho sự thay đổi quy hoạch đó, nó vốn có từ lâu, lúc chưa giải thể, vị trí chính xác của nó là bên cạnh nhà linh của nghĩa địa. Khi có quyết định xây dựng, người ta làm mọi cách để chặt nó đi nhưng bất thành. Cũng tương tự như những truyền thuyết dân gian khác, hễ cứ cưa máy đưa đến thì bị hỏng, người dùng tay chặt thì dao rựa chưa vào thân đã nghe tin người nhà xảy ra chuyện. Còn cố quá, thì có khi còn mất mạng chứ chẳng đùa. Tất nhiên, những điều này phải đến sau khi ra trường tôi mới biết, còn lúc đấy tôi vẫn đang ương ngạnh, hất mặt nhìn đời với cái ngông cuồng của một thằng thiếu niên mới lớn.
Tối đó, tôi và thằng Phúc mang ba lô, bên trong là vải xô, áo liệm, áo dài, tóc giả… nói chung là “đủ đồ chơi”. Sở dĩ có được là do nhà của thằng Phúc là đơn vị cung cấp dịch vụ tang lễ lớn nhất nhì cái Buôn Mê Thuột ngày đó. Cả nhà nó có truyền thống làm tâm linh, thế nhưng đến đời bố nó thì lại phòi ra thằng ôn con không sợ trời, không sợ đất như này.
Cả hai leo tường, trèo rào, chui vào bên trong, đối với hai đứa hạnh kiểm xấu như bọn tôi thì việc này đã trở thành kỹ năng thượng thừa từ những năm cấp hai. Chúng tôi định bụng sẽ chờ đến khi ông ấy đi tuần, cả hai chia ra hai đầu cầu thang, sau đó một đứa bên kia mặc áo dài, đứa còn lại bên này khoác áo liệm, lùa ông ấy vào giữa hành lang mà vờn. Ban đầu, cả hai thằng tôi hồ hởi lắm, còn đắc chí với kế hoạch mà mình đặt ra. Ấy thế nhưng, khi vào việc, mở ba lô ra thì cả hai bắt đầu thấy ớn lạnh, ren rén khi nhìn vào đống đạo cụ của mình.
Ngồi ở góc tường nhà vệ sinh phía cuối dãy, ánh sáng xanh từ chiếc màn hình Nokia 1100i cổ lỗ sĩ không đủ ánh sáng. Thằng Phúc lôi trong ba lô ra chiếc đèn pin màu bạc, khi ánh sáng được bật lên một cách đột ngột, chưa kịp thời thích nghi, tôi nheo mắt theo quán tính. Khi đôi mắt bắt đầu mở ra, tôi hét lên thất thanh
“Aaa”
Tiếng hét cất lên tựa hồi còn vang dội ngược lại vào tai tôi thêm mấy lần, thằng Phúc bấy giờ mặc dù vẫn chưa hiểu chuyện gì nhưng thấy tôi hét cũng bắt đầu đứng lên bỏ chạy một mạch về phía trước. Độ đâu chùng hơn chục bước chân, nó mới dừng chân, quay người lại nhìn tôi. Nó lên tiếng quát khẽ :
“Tiên sư mày, thằng này mày dở à? Hét cái “đế gì théo?””
Tôi lồm cồm quỳ gối, với tay cầm lấy cái đèn pin, vội tắt đi, trước cái nhìn khó hiểu của thằng bạn mình
“Lại cái gì nữa, thế làm sao?”
Bấy giờ, khi ánh sáng của đèn pin vừa tắt đi, mọi thứ lại trở về với vẻ yên ắng, u tịch trước đó. Thế nhưng, tôi lại cảm thấy cứ thế này sẽ dễ chịu hơn. Cất hơi thở dồn dập, giọng run run tôi nói với thằng Phúc điều mình vừa nhìn thấy
“Nãy… nãy lúc, cái lúc, cái lúc bật đèn lên, chói quá nên… nên tao.. tao nheo mắt lại. Đến khi mở mắt ra thì thì tao tao thấy… thôi đi về đi mày ơi”
“Về là về thế nào? Mẹ, tiên sư bố thằng dẩm lợn này! Thấy cái gì thì nói ra, ầm à ầm ừ nẫu hết cả lòng mề”
“Tao thấy có hai cái bóng in trên tường”
Thằng Phúc vẫn chưa nhận ra được vấn đề, nó hỏi lại
“Hai thằng chẳng lẽ ba cái bóng à, bố tổ”
“Lúc ấy tao chói mắt, nên lia cái đèn pin về phía mày. Mày thấy có ai cầm đèn mà bóng đổ về phía trước không?”
Đối với một người chỉ cần biết một chút về kiến thức vật lý, sẽ nhận ra ngay vấn đề, tiếc là thằng Phúc không thuộc trong số đó. Suy nghĩ của cái thằng mả mẹ này chỉ đơn giản là có 2 người, đổ hai bóng là đúng, tôi cũng không hiểu bằng cách nào nó leo lên được tận lớp 12 như chúng tôi. Không thèm độ co với nó, tôi quay lại định bụng sẽ gom đồ lại để ra về, Hỷ nộ ái ố hay tư thù cá nhân đến hiện tôi đã quên đi bằng sạch. Thằng Phúc thấy vậy, nó cũng lẽo đẽo theo tôi, chuẩn bị xách đồ đi trò cổng, đang loay hoay thì từ xa có bước chân đi đến.
Tiếng gót giày va chạm với nền gạch vang lên từng tiếng lộp cộp, nếu như vừa rồi không có sự cố kia, ắt hẳn tôi sẽ vui lắm. Nhưng ngay lúc này, tôi thấy da gà da vịt tôi nổi lên từng đợt, không có điều gì chắc chắn bên ngoài kia là ông bảo vệ cả. Thậm chí tôi còn lẩm bẩm với thằng Phúc
“Chắc đếch gì bên ngoài là người”
Thằng Phúc cau mày, nó đưa đôi mắt he hé nhìn qua dãy hành lang đối diện, sau đó quay lại tôi, khẳng định đó chính là ông bảo vệ chứ không phải ai khác.
“Đấy, bộ đồng phục xanh rêu thì sai thế nào được”
Những ai đầu cuối 8x và đầu 9x đều biết, những năm độ tầm 2012 trở về trước thì không có quá nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ như hiện tại, và đồng phục của các chú ấy cũng không nhiều màu sắc như bây giờ. Thông thường ở trường học các chú ấy sẽ mặc đồng phục áo xanh rêu, nón cối hoặc nón vải cùng màu, và trên ống tay áo đeo băng đỏ.
Chính vì vây, chỉ cần nhìn sơ qua nó đã nhận ra ngay. Thôi thì giờ có chạy cũng chẳng thoát, chi bằng ở lại, chịu đấm ăn xôi. Hù ông ấy một trận cho ra bã, nghĩ thế, cả hai vội mặc đồ, đội tóc giả vào. Định bụng từng đứa sẽ ra hù, thằng Phúc nó hăng hái lắm, nó bảo để đó nó ra trước cho. Không chờ tôi trả lời, nó len lén chạy ra ngay góc cửa lớp của một phòng học gần đó. Cố nín thở mà chờ, khi thấy bóng dáng ông bảo vệ đi lại gần, nó căng thẳng chỉnh sửa lại bộ đồ liệm đang mặc trên người cho thẳng thóm, đưa tay kên đầu để chắc chắn là bộ tóc giả không bị tuột. Khi cảm nhận được tiếng bước chân chỉ còn cách mình vài mét, nó không nhảy xổng mà từ từ bước ra, mái tóc giả được cố định đã phủ phủ xuống kín, che đi hết ngũ quan, mặt cuối gằm, chân đứng yên chờ đợi .
Nó đã sẵn sàng để chuẩn bị cho một tràn cười, vừa là cười để hù doạ, vừa là thoả mãn được sự hứng thú ngay lúc này. Khuôn mặt đang cúi gằm, ánh mắt đang dán chặt trên nền đất. Bỗng nhiên, trên nền đất ấy xuất hiện hai mũi giày. Biết thời cơ đã đến, thế nhưng thằng này bỗng nhiên thông minh đột xuất, nó không dám ngẩn đầu lên, một suy nghĩ loé lên trong đầu hắn
“Nếu là người bình thường chắc chắn phải hét lên từ đằng xa, không thể nào đứng trước mặt mà vẫn bình thản như thế này được. Đảm bảo, dù có gan đến đâu nhưng giữa đêm mà thấy một người mặc áo liệm xoã tóc như này đều phải đái ra quần mới phải. Hay là do ông bảo vệ này quá cứng vía, hay là cả hai đứa bị đã bị phát hiện, mà nếu là ông bảo vệ, vậy phải có đèn pin mới đúng chứ”
Những suy nghĩ cứ hiện lên trong đầu nó, lúc này nó chắc chắn
“Cái thứ đứng trước mặt nó không phải là người”
Nghĩ đến đây, nó nó vẫn cố giữ nguyên tư thế, nhưng đôi chân vô thức bước lùi về sau một bước, mũi giày bên dưới cũng bước theo. Sự di chuyển của mũi dày đã phá tan sự phòng vệ cuối cùng của nó, không chịu được áp lực, nó bật chế độ kệ mẹ mà ngẩn đầu lên. Bất ngờ, trước mặt nó lúc này, vẫn bộ đồ màu xanh rêu thế nhưng không phải là đồng phục, mà đó chính xác là một bộ quân phục đã cũ mèm. Vì trời tối, lại hạn chế tầm nhìn cộng với hai màu sắc tương tự nên khi nãy nó nhìn nhầm.
Khuôn mặt người đàn ông trước mặt nó trắng bệch, chút ánh sáng hiếm hoi của ánh trăng phủ xuống hành lang, cộng thêm ánh sáng yếu ớt của đèn đường hắt vào làm cho gương mặt đó chút tai tái, nhợt nhạt. Hốc mắt người đàn ông chũn sâu, cả hai mí mắt khép chặt chứ không mở. Khuôn miệng người đó khẽ cất lên.
“Có thấy đồng đội tôi ở đâu không?”
Thế rồi, thằng Phúc khóc ré lên, bộ đồ liệm làm nó khó khăn trong việc di chuyển, khiến nó té vật ra đất, lồm cồm bò dậy, lại tiếp tục té thêm lần nữa. Phải đôi ba lần như thế thì nó mệt, không đứng dậy nữa, nó lết. Vâng ! Thật sự là nó lết theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nó rướn người như cây chổi lau nhà từ từ tiến về phía tôi.
Bấy giờ, về phía tôi cũng chẳng khá hơn nó là bao. Có điều tôi đã kịp cởi bỏ bộ áo dài, nên thao tác có phần nhanh nhẹn hơn. Thấy nó nằm vật vã, toàn thân mặc bồ đồ vàng choé, tóc tai rũ rượi như lên đồng. Nó cố gắng ngọ nguậy để cởi bồ đó ra, trông nó bấy giờ không khác gì con đuông dừa thành tinh.
“Lấy… lấy… lấy cái ba lô cho tao”
Tôi vội cầm cái ba lô bên cạnh đưa cho nó.
“Mày lo cởi đồ nhanh còn chạy, lấy ba lô mà chưa cởi đồ thì chạy bằng mắt à”
“Kh… kh… không, ta…. Tao, tao lấy đồ”
“Lấy con mẹ gì giờ này, ổng tới nơi rồi kìa”
Người đàn ông đó vẫn đang từng bước tiến đến phía chúng tôi, vẫn lặp đi lặp lại một câu hỏi duy nhất
“Có thấy đồng đội tôi đâu không?”
Bấy giờ người đàn ông đã áp sát, cũng đúng lúc này, thằng Phúc lôi trong ví ra một lá bùa, hộ thân. Người đàn ông đó lập tức đứng yên, không lại gần nữa. Ông ấy quay đầu, đi lững thững xuống chân cầu thang. Tôi và thằng Phúc mới bắt đầu thở phào nhẹ nhõm. Tôi nói
“Cất mẹ vào túi áo đi, thu gom hết cái đống của nợ này lại. Nhanh đi về, bố mày còn thay quần.”
Mặc dù nói vui để phá đi cái không khí u ám lúc đó thôi, nhưng cả hai chẳng có đứa nào còn tâm trạng để cười. Thằng Phúc vứt luôn cái áo liệm ở đấy, vác ba lô lên mà chạy. Vừa chạy nó vừa bảo
“Thể nào mai bà cô vệ sinh cũng hoảng hồn cho xem”
“Cần đếch gì ngày mai, tối nay thôi. Xíu nữa lão Nhân bảo vệ đi tuần, thể nào chẳng đái ra máu”
Còn chưa kịp cười thì từ xa, có tiếng chân đi lại, kèm với đó là ánh sáng trắng như thể là của chiếc đèn pin. Lần này thì đúng là ông bảo vệ rồi, cả hai lại chạy vào nhà vệ sinh để trốn. Chỉ là khác với lần trước, vì lần này chúng tôi đã xuống đến tầng trệt. Tầng một, tầng hai, tầng ba nhà vệ sinh được thiết kế đi theo đường ống thông tầng, có cấu trúc và diện tích tương đương chia làm hai nam đầu, nữ cuối. Riêng nhà vệ sinh tầng trệt được xây ở gần khu nguồn nước sinh hoạt, nằm phía sau lưng khuôn viên trường.
Ở đây, nếu chỉ cần tiến lên tầm hai mét sẽ thấy được cây phượng cổ thụ mà tôi nhắc đến ở trên, từ bồn hoa được xây quanh gốc cây, chạy về phía bên phải sẽ đến được nhà xe. Ở đó, chúng tôi có thể nhảy hàng rào để ra bên ngoài.
Cả hai thằng phấn khởi khi vẽ ra kế hoạch, vì lúc này một ông bảo vệ đang nghe đài radio, uống trà trong phòng an ninh, ông còn lại thì đang dọc theo các tầng để tuần tra cuối ngày. Tôi và thằng Phúc chạy ra đến bồn hoa dưới gốc cây phượng, hai thằng gồng cơ đít, hít cơ mông chuẩn bị vận sức mà chạy một mạch và nhảy rào. Đang chuẩn bị chạy thì một tiếng hét vang lên làm cả hai thằng khựng lại.
“Có ma, có người chết. Có người ma, có ma chết”
Nghe kỹ thì đó là giọng ông bảo vệ, không ấy sợ đến mức nói năng loạn ngữ. Không biết là ông ấy thấy hồn ma người chiến sĩ khi nãy, hay bắt gặp bộ đồ liệm với mái tóc giả vứt chỏng chơ, hay là ổng thấy cả hai.
Nghĩ đến kế hoạch đã thành công phần nào, tôi và thằng Phúc cười khúc khích. Bỗng có tiếng rè rè, eo éo như thiết bị bị nhiễu sóng từ phía xa xa dội lại, nghe kỹ thì phát là tiếng từ phát ra từ bộ đàm. Thì ra là lão bảo vệ chịu không nổi nên phải gọi đồng đội lên để đưa xuống. Cả hai thấy ông kia, đầu hói, bụng to xách quần chạy lên lầu, trông không khác gì con doreamon phiên bản đời thật thì càng thích. Nháy mắt ra hiệu, đây là cơ hội lớn nhất để cả hai thoát ra ngoài. Nhưng đời không mơ, toang tính chạy đi thì có giọng nữ u ám cất lên, nội dung vẫn tương tự như khi nãy:
“Có thấy đồng đội của chúng tôi ở đâu không?”
Cả hai thằng lúc này mặt mũi tái mét, những ai ở Buôn Mê sẽ biết, cái lạnh của đây không giống với Đà Lạt, chỉ man mát, đủ để người ta thấy dễ chịu thôi. Nhưng phía sau gáy của tôi lúc này, không biết vì sao lại lạnh toát. Thế rồi, giọng nói cứ thế lặp đi lặp lại, chúng tôi hoảng loạn, không dám la to, cứ thế một mạch chạy thẳng đến nhà xe. Cả hai phóng lên, bám tay vào phía trên cùng của hàng rào sắt, đưa một chân khoanh sắt được thiết kế theo hoa văn, gồng sức rướn người, thế nhưng cả hai thằng như chết sững. Trước mắt chúng tôi, một tiểu đội kẻ đứng người ngồi, người rơi cánh tay, người chân nát bấy đang la liệt ở phía bên ngoài hàng rào.
Bấy giờ, tiến thoái lưỡng nan, quay lại thì không dám, mà tiến lên thì lại càng không. Thôi thì hết cách
“Chạy về phía phòng bảo vệ đi”
“Má, nhà trường biết là hạ hạnh kiểm á”
“Không thì chạy lại nhà vệ sinh.”
Nói rồi, cả hai thằng tuột xuống lại. nhắm mắt nhắm mũi men theo hướng nhà xe, chạy thẳng lại về phía nhà vệ sinh tầng trệt, không dám ghé qua gốc cây phượng nữa. Lúc đến nhà vệ sinh rồi. Tôi hỏi nó
“Bộ cái bùa gì của mày hồi nãy, có công hiệu 1 lần thôi hả? Rõ ràng ông già nãy bỏ đi rôi, mắc gì tới lúc bồn hoa bị giữ lại”
Thằng Phúc nói :
“Nãy sớn xa sớn xác, rớt mẹ đâu rồi không biết, hay cái lúc gom đồ, để quên mẹ dưới sàn chỗ đó rồi. Cũng tại mày không, đang tính kẹp lại vô ví thì mày nói dể vô túi áo. Lăn lội hồn mất đâu mẹ nó rồi’’
Lúc này đã là hai giờ sáng, tôi cũng lười, không muốn đôi co với nó nữa. Dù gì mọi chuyện cũng do tôi mà ra, cũng tôi là thằng đầu têu. Hai thằng cứ ngồi đấy, định bụng đến khi trời sáng, sẽ mượn áo khoác của mấy đứa cùng lớp mặc vào, kéo cao lên để che cái màu bên trong rồi vào học bình thường.
Thấm mệt, thế nên hai thằng chẳng bao lâu sau đã vật vờ, bấy giờ thằng Phúc đã ngủ như chết trôi, tôi thì cứ chập chờn 5 10 phút lại tỉnh, phần vì lạ chỗ, phần nữa, các nhà vệ sinh nam trong trường thì mọi người biết rồi đấy, không thể nào ngửi nổi. Bỗng trong lúc đang mơ mang, ngoài mùi khó ngửi ở khu vực này, tôi còn nghe thêm một mùi khác. Ban đầu thì thoang thoảng, càng ngày càng nồng, khung cảnh đang yên ắng, lẫn trong tiếng côn trùng rả rích thì tôi còn nghe thấy tiếng kinh kệ từ đâu đó vang lên. Cố nín thở để nghe, tôi đoán nó phát ra từ mặt trước, phía gốc cây phượng. Dần dần tiếng kinh rõ hơn và đi gần về phía tôi hơn, lâu lâu lại nghe tiếng chuông lắc vang lên. Dù rất sợ, nhưng cũng rất tò mò. Tôi men theo vách tường, hé một mắt ra xem thử. Một cảnh tượng mà cho đến ngày hôm nay sau 12 năm, tôi ngồi viết lại, hình ảnh đó vẫn in rõ trong đầu.
Trước mắt tôi bấy giờ, ông bảo vệ mà tôi bảo giống doreamon đang đi đằng trước, một tay cầm nhang, một tay cầm chuông, lắc theo nhịp kinh được phát từ một cái máy, được luồng dây đeo ở cổ tay. Phía sau là ông bảo vệ còn lại, mắt nhắm nghiền, cuối đầu lặng lẽ đi theo sau. Nhìn hai ông ấy, cứ như thể đã làm những điều này quá nhiều lần, thuần thục như cách chúng tôi vượt rào cúp tiết vậy.
Cố không để phát ra tiếng động, tôi cố gắng đi theo sau để xem mục đích của hai ông này là gì. Tôi thấy, cứ đi một đoạn khoảng chừng hơn chục mét ông ấy lại cắm 1 nén nhang, sau đó lắc nhẹ chuông. Cứ thế đi hết một vòng trường Đến đoạn gốc cây phượng, ông ấy cuối xuống lạy cả bốn phía, sau đó lên tiếng nói khẽ, mặc dù rất nhỏ nhưng lúc này là ban đêm, thành khử ra miễn cưỡng tôi cũng nghe được kha khá. Đại loại kiểu
“Con khấn các ngài, con lạy các cụ, các cô, các cậu, các vị khuất mặt khuất mày. Bản thân con và cái xác này là vốn là người trần mắt thịt. Không phải căn cao mệnh lớn, chỉ là phận con cháu bách gia không có phước ăn mày cửa phật. Thế nên xin các vị thương tình lượng thứ, để chúng con được yên ổn làm ăn, trang chải cuộc sống, lo cho gia đình. Nay hồn ai về xác vui lòng khai tên, khai tuổi, ý nguyện tâm cầu. Thích ăn món gì còn thiếu món chi, thì nói để con biết đường thu xếp, có bữa cơm chu đáo cúng tạ các ngài”
Tôi cảm giác như ông ấy đang khấn theo bản năng, nhưng rất thành tâm. Chắc có lẽ vì thế mà cái vong kia thoát xác, vong vừa ra thì ông kia cũng đổ gục xuống nền đất. Cả hai sau đó dìu nhau về phòng, tôi quay trở lại phía nhà vệ sinh. Lúc này thì đã tỉnh hẳn, bắt đầu suy nghĩ, sâu chuỗi lại các sự việc. Đúng ra mà nói thì những cái vong hù chúng tôi đều không hề có ác ý. Họ đơn thuần chỉ là những người chiến sĩ, vì hoà bình tiến lên mà bắt buộc bản thân phải nằm xuống. Nhưng tại sao, tại sao lại hỏi
“Đồng đội tôi ở đâu?”
Phải chăng đây là cả một tiểu đội, nghĩ đến đây tôi vỗ trán
“Thôi đúng rồi”
Chẳng phải, chỉ mới khi nãy thôi, tôi và thằng Phúc vừa mới thấy cả một tiểu đội nằm bên ngoài hay sao. Phải chăng đấy là những người mà họ cần tìm?
Thế nhưng biết là thế nhưng làm được gì bây giờ, lúc này cũng đã gần 4h sáng. Tôi nhắn tin, kể lại hết cho thằng Tùng nghe, vì dân Buôn Mê tụi tôi thì 4h30 là ra quãng trường với công viên thành phố chạy bộ ầm ầm rồi. Nói qua tin nhắn, cả hai chỉ ầm ừ cho biết sự việc. Tôi dặn nó mang áo cho tôi và thằng Phúc mượn.
Đến 6h sáng, thằng Tùng đến, nó mang áo vào nhà vệ sinh cho tôi với thằng Phúc. Nó bảo
“Tôi ạ các ông, hết trò chơi. Anh em thi cử tôi còn giúp được, chứ đè hạnh kiểm thì trời cứu. Thôi ra ngoài đi, ra ngoài quán nước, ăn sáng uống cà phê rồi vô lớp. Tao có mang đồ ăn cho tụi mày nè”
“Ủa tiền đâu mày mua quá trời, vừa gà vừa xôi, vừa chả giò, nhiều vậy?”
“Biết tụi bay nát lắm rồi, đói cả đêm nên nhà sẵn còn ít đồ cúng, tao mang đi luôn”
Không biết có phải do ám ảnh sự việc đêm qua hay không, , khi nghe đến “cúng” tôi lạnh hết sống lưng.
“Cu… cúng gì?”
“Khổ ! Cúng cô hồn, hôm qua 16 âm mà chúng mày không biết à”
Nói rồi nó chỉ về phía thằng Phúc mà mắng
“Đấy, cả cái thằng hợi kia nữa, nhà thì bán hòm, làm pháp sự thì phải biết kiêng kỵ đi chứ”
Thằng Phúc lúc này vừa rửa mặt xong, kéo cái áo quẹt ngang mặt xong đáp
“Tao từ bé đến giờ có để ý mấy cái đấy đâu, thật tình tao không tin ma cỏ, thấy thằng ôn này bày trò vui thì chơi thôi. Mẹ! từ nay bố mày chừa”
Thế là cả đám lại đưa nhau ra cổng trường.
Bẵng đi một thời gian, năm đó chúng tôi may mắn vẫn được tốt nghiệp. Cho đến một ngày giữa hè năm đó, thằng Phúc gọi cho tôi
“Alo, mất tiền nói trước đi”
“Mất quần đùi, không lên không xem tin tức à”
“Có gì hót?”
“Mày chạy lên trường mình xem đi, trước cổng trường, ngay hàng rào, đúng cái chỗ mà tao với mày tính nhảy ra đêm trước ấy. Bên thi công làm đường người ta vô tình phát hiện ra mấy chục bộ hài cốt, toàn của chiến sĩ thôi”
Tôi lặng người.
“Mày chờ tí, tao qua đón”
“Thôi, mày lên đi, tao đang ở trên này rồi.”
Lúc tôi lên đến nơi thì phải hơn 30 bộ hài cốt đang để sẵn. Trích một đoạn trong báo chính thống đăng tải vào ngày 18/07 năm đó
Phát hiện nhiều bộ hài cốt liệt sĩ trong trường học
TT - Ngày 18-7, nhiều người dân sống ở khu vực đường xxx (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã tập trung tại khuôn viên Trường THPT xxx (đường xxx) để chứng kiến công tác quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ.
Ông … - chủ tịch UBND phường … TP Buôn Ma Thuột - cho hay lực lượng cất bốc hài cốt này do UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức. “Từ nhiều năm trước, một số người dân ở phường … có trình báo về việc có một mồ chôn tập thể của bộ đội giải phóng hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 được chôn tại khu vực Trường …. nên UBND tỉnh đã tiến hành xác minh, hoàn tất mọi thủ tục cần thiết
Thế là các ông, các chú, các bác đã tìm lại được nhau 44 năm xa cách. Mùa thương binh liệt sĩ 27/07 năm đó, đã có thêm hàng chục chiến sĩ được về với vòng tay của người thân.
Cuối đầu, biết ơn, và trân trọng!