- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 181
Chiều 8-5, thông tin từ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết theo thống kê của trung tâm, hết ngày 7-5 (hạn cuối đăng ký), có 41.542 thí sinh đã đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2. Trong đó có 40.143 thí sinh đã hoàn thành thủ tục.
Đặc biệt, trong số này, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là 28.797 thí sinh. Thí sinh sẽ được hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi đến ngày 10-5.
Trung tâm cũng thông tin ở đợt 2 này, TP.HCM là địa phương có số lượng đăng ký dự thi nhiều và vượt trội với gần 21.700 thí sinh, tiếp đến là Đồng Nai (2.435 thí sinh), Đà Nẵng (2.251 em) và An Giang (2.020 em).
Theo kế hoạch, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức vào sáng chủ nhật, ngày 2-6 tại 14 địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và dự kiến tại Cà Mau.
ĐH Quốc gia TP.HCM lưu ý trước ngày thi một tuần, thí sinh đăng nhập vào hệ thống để in phiếu báo dự thi. Trong giấy báo dự thi sẽ có thông tin chi tiết về địa điểm thi, phòng thi, số báo danh, thời gian thí sinh cần có mặt tại phòng thi.
Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10-6.
Hiện số cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức xét tuyển đã tăng lên 109 trường ĐH, cao đẳng.
Được biết, trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, có 93.828 thí sinh đã tham dự thi. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm và thí sinh có điểm thi thấp nhất là 203 điểm.
Bài thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, làm bài trong 150 phút. Cấu trúc của bài thi gồm ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần Giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Đặc biệt, trong số này, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là 28.797 thí sinh. Thí sinh sẽ được hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi đến ngày 10-5.
Trung tâm cũng thông tin ở đợt 2 này, TP.HCM là địa phương có số lượng đăng ký dự thi nhiều và vượt trội với gần 21.700 thí sinh, tiếp đến là Đồng Nai (2.435 thí sinh), Đà Nẵng (2.251 em) và An Giang (2.020 em).
Theo kế hoạch, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức vào sáng chủ nhật, ngày 2-6 tại 14 địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và dự kiến tại Cà Mau.
ĐH Quốc gia TP.HCM lưu ý trước ngày thi một tuần, thí sinh đăng nhập vào hệ thống để in phiếu báo dự thi. Trong giấy báo dự thi sẽ có thông tin chi tiết về địa điểm thi, phòng thi, số báo danh, thời gian thí sinh cần có mặt tại phòng thi.
Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10-6.
Hiện số cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức xét tuyển đã tăng lên 109 trường ĐH, cao đẳng.
Được biết, trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, có 93.828 thí sinh đã tham dự thi. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm và thí sinh có điểm thi thấp nhất là 203 điểm.
Bài thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, làm bài trong 150 phút. Cấu trúc của bài thi gồm ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần Giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM