hỏi bài tập về kế toán

*tung hoa*
Giỏi quá, *thực ra lúc vào đây cmt là tôi định phi vào làm đại, may mà có cô =))*
yuri huynh Cậu thử xem xem cô Rùa...í lộn, cậu Sasuke này làm đúng chưa đi ;)
 
Theo mình thì mình làm như sau: đơn vị tính 1.000 VND)
NV1:
Nợ 331/Có 112: (5000*17+5000*17*10%)*20%
NV2: Nghiệp vụ này thông tin chưa rõ ràng (đã có thông báo về hóa đơn hay chưa)
Nợ 151 (5000*17)
Nợ 133 (5000*17*10%)
Có 331 (5000*17)+(5000*17*10%)

chi phí vận chuyển:
Nợ 151 (5000*2)
Nợ 133 (5000*2*10%)
Có 151 (5000*2)+(5000*2*10%)

NV3 : (chưa cho phương pháp tính giá xuất kho, tạm tính theo, nhập trước xuất trước)

xuất bán thẳng:
Nợ 632 / Có 151 (1000*19)

Nợ 131
Có 511 (1000*20,5)
Có 333 (1) (1000*20,5*10)

xuất để sản xuất bánh kẹo
Nợ 621 / Có 151 (1500*19)


số còn lại nhập kho
Nợ 152 / Có 151 (2400*17)

hao hụt chưa rõ nguyên nhân
Nợ 138 (1) / Có 151 (100*17)

NV4
Nợ 155 / Có 154 (500*160)

NV5
Nợ 157 / Có 155 (100*160)

NV6
Nợ 152 / Có 411 (10000*16,8)

NV7
Nợ 632 / Có 157 (100*160)

Nợ 112
Có 511 (100*220)
Có 333 (1) (100*220*10%)

hoa hồng chi cho đại lý tính trên giá đã có thuế hay chưa thuế VAT
Nợ 641
Nợ 133
Có 112

NV8
Nếu lãi : khi giá thỏa thuận lớn hơn giá trị ghi sổ của NVL
Nợ 222 (4000*18)
Có 152 (giá ghi sổ)
Có 711 chênh lệnh giá ghi sổ nhỏ hơn giá thỏa thuận)
Nếu lỗ : khi giá thỏa thuận nhỏ hơn giá trị ghi sổ của NVL
Nợ 222 (4000*18)
Nợ 811(chênh lệch giá ghi sổ lớn hơn giá thỏa thuận)
Có 152 (giá ghi sổ)


NV9
Nợ 151 / Có 632 (1000*19)

Nợ 531 (1000*20,5)
Nợ 333 (1) (1000*20,5*10)
Có 131

NV10
Nợ 331 / Có 1381 (100*17)
 
thuynguyen93 mình làm giống c khá nhiều nhunwng có vài điểm k giống, ở nv2 t làm là tk 152 chứ k phải là 151, ở nv9 sao lại thêm N151/c632 nữa, mình k hiểu
 
Kirill Rùa nv4 phải là n155/c154, nv5 n157/c155, nv8 có tỷ giá đâu mà đánh giá, mà nv2 sao lại cho tk151 mà k phải 152, giải thích hộ thúy với
 
ở nv2 tk 151 là đúng rồi ak bạn,vì đường của doanh nghiệp chưa nhập kho mà không thể đưa vào 152
 
hoa tử vy . Bạn nên lưu ý rằng, chỉ phản ánh vào tài khoản 152 NVL đã thực sự nhập kho, tương tự đối với tài khoản 156 vậy. NVL bạn đang còn lưu thông trên đường, đã cho vào kho đâu? Nhắc đến kho là nhớ đến 152 hoặc 156. Có phải lúc bạn bán hàng, bạn đã định khoản bút toán N632/151 không? Nếu vậy thì khi hàng bạn bị trả lại bạn phải làm bút toán ngược lại số hàng ấy, để có sự phù hợp giữa giá vốn, và doanh thu thực.
 
thuynguyen93 ok, t đồng ý về điều đó, nhưng ở nv8 thì sao lại có lãi, lỗ nữa, theo t đc học thì chỉ khi đánh giá lại thì mới phản ánh 2 tk đó chứ
 
hoa tử vy. Theo cách nói của bạn thì mình nghĩ như vầy: Có phải bạn muốn nói đến tài khoản 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản)?
Nếu vậy mình xin trích như sau:
1. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dỡ dang. . .



2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;

- Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;

- Các trường hợp khác theo quy định (Như khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp).



3. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 - Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 - Chi phí khác (nếu là lỗ).



4. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.



5. Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

Còn về khi bạn đem tài sản đi góp vốn thì, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị đánh giá lại thì phải được ghi nhận NGAY TẠI THỜI ĐIỂM nghiệp vụ này xảy ra. Đây là khoản lãi và lỗ không thường xuyên của doanh nghiệp nên mới hạch toán vào TK 711 và 811.
Bạn nên xem lại về chênh lêch đánh giá lại (theo ý bạn nói), không hề xuất hiên 2 tài khoản này, mà sẽ được đưa trực tiếp vào tài khoản mà bạn tiến hành đánh giá lại. Bạn có thể tham khảo:
1. Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản cố định, bất động sản đầu tư, vật tư, hàng hóa,. . . hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán:

a/ Đánh giá lại vật tư hàng hoá:

- Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nếu giá đánh giá lại thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 155 - Thành phẩm

Có TK 156 - Hàng hoá.

b/ Đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tư:

- Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tư:

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng).

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm).



2. Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền:

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Có, được quyết định bổ sung nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Nợ, được quyết định ghi giảm nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
 
thuynguyen93 um, ý mình là nv, trong bài này chỉ là đi góp vốn thôi chứ k đánh giá lại thì chỉ hạch toán là n222/c152 thôi chứ k phải phản ánh qua 711,811 gì đó nữa đúng k?
 
có giá ban đầu và giá thỏa thuận thì phải có 711 hoặc 811
 
yuri huynh thì k có giá ghi sổ, chỉ là nhận vốn , góp vốn thì chỉ hạch toán đơn thuần theo giá thỏa thuận thôi, thì mình đk n222/c152 thôi mà
 
hoa tử vy, Bạn nên hiểu như thế này, đánh giá lại trong bài tập của bạn, đó là giá thỏa thuận giữa 2 bên (bên góp vốn và bên nhận góp vốn), nó khác hoàn toàn với việc đánh giá lại như trên tài khoản 412 (trên tài khoản này, doanh nghiệp tự tiến hành việc đánh giá lại chính tài sản của mình, không có sự luân chuyển tài sản, vốn cho bên thứ hai). Nếu là góp vốn liên doanh thì nhất định sẽ có 3 trường hợp xảy ra : giá thỏa thuận cao hơn giá trị ghi sổ, giá thỏa thuận nhỏ hơn giá trị ghi sổ, giá thỏa thuận bằng giá trị ghi sổ. Mình có 1 thắc mắc, trong bài chỉ có 2400kg, mà đem góp vốn tới 4000kg?????
Nói thật bài kiểu này, mình chưa gặp bao giờ.
 
meoconhoangda Bài này cho dữ liệu không rõ ràng. Nên mình và 1 bạn ở đây là lấy luôn giá xuất kho theo PP Nhập trước xuất trước, Vậy bạn vẫn nghĩ lấy theo giá gốc của DN?
Mình không biết ở trường bạn được thầy cô dạy như thế nào, nhưng theo như thực tế, thì minh xinh nói như thế này.
lấy 1 ví dụ cụ thể: Bạn đem 4000kg NVL của bạn đi góp vốn, giá trị sổ sách của 4000kg NVL này là (4000*19/kg) (mình lấy giá là 19/kg). Trong khi đó bên nhận góp vốn chấp nhận mức giá góp vốn là 4000 * 20. Lúc ấy nếu doanh nghiệp của bạn đồng ý với mức giá này, ta sẽ được giá thỏa thuận (hay gọi là giá đánh giá lại giữa 2 bên DN) là 4000*19. Vậy có phải DN của bạn sẽ có lời là 4000*1 không? Vậy bạn có nên ghi nhận tại thời điểm này không? Đây là 1 khoản doanh thu không thường xuyên đấy bạn ạ.
Một lưu ý nữa là, sau này khi bạn rút số vốn này về, người ta sẽ trả đúng số mà 2 bên đã thỏa thuận như trong hợp đồng nghĩa là 4000*20. Lúc này bạn ghi sổ thế nào? Hay lúc góp vốn có doanh thu bạn không ghi, nên bây giờ lại loay hoay tìm lại????
Trở lại vấn đề của bạn, bạn bảo chỉ có tài sản cố định mới đánh giá lại, mình xin nói lại một lần nữa, cái này hoàn toàn không đúng. Khi bạn đi góp vốn, dưới bất kỳ hình thức nào, trái phiếu, cổ phiếu, NVL, hàng hóa, TSCD.... đều phải có sự đánh giá lại giữa hai bên góp vốn và bên nhận góp vốn. đánh giá lại này khác với đánh giá lại trên tài khoản 412 nhé bạn, tài khoản 412 là do DN tự đánh giá, không liên quan đến ai cả. Thường thì người ta cứ nhầm lẫn cái việc đánh giá lại với giá thỏa thuận
Còn 1 điều nữa, bạn nói ghi theo giá gốc của DN. Ví dụ như giá thỏa thuận là 4000*19, giá gốc của bạn là 4000*20, bạn ghi theo giá gốc là góp 4000*20, lúc thu hồi vốn người ta chỉ trả cho bạn đúng số mà người ta chấp thuận là 4000*19, mà trên sổ sách của bạn là 4000*20, sẽ có 1 khoản chênh lệch là 4000*1. bạn xử lý thế nào? Để vậy luôn à, tới lúc quyết toán, thuế mà sờ gáy thì hơi phiền phức bạn ạ.
Mình thấy dù chỉ là bài tập, nhưng mình cũng hãy xem nó như là nghiệp vụ kinh tế xảy ra thực tế,
 
×
Quay lại
Top Bottom