- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.545
Dù hồ sơ học tập có nhiều vết nhơ, nhưng khi muốn tham gia chương trình thạc sĩ ở Mỹ, Bạc Qua Qua - con trai cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc - giống như một “món hời” với rất nhiều trường đại học Mỹ, kể cả Harvard.
Chàng trai trẻ có những mối liên hệ sâu sắc với tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc. Cha là chính khách đang lên và đầy triển vọng tham gia đội ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền, mẹ xuất thân từ một gia đình quân sự có tiếng.
Đứng trên đỉnh cao, vị “thái tử” họ Bạc dường như có quyền tiếp cận sự giàu có tuyệt đỉnh và không ngại ngần chi tiêu khối tài sản ấy. "Các trường đại học luôn vui sướng khi thấy những sinh viên như vậy nhập học”, David Hawkins, giám đốc chính sách công của Hiệp hội Quốc gia về Tư vấn tuyển sinh đại học (Mỹ), cho biết.
Sinh viên quốc tế nói chung giờ đây là “món hời” ở rất nhiều trường đại học Mỹ. Với ảnh hưởng lớn, họ có thể tạo ra tác động tích cực cho một trường đại học ở quê hương, truyền cảm hứng cho sinh viên khác đăng ký nhập học, thậm chí trở thành nhà tài trợ hào phóng, Hawkins nói. "Họ có thể tạo ra ‘hệ thống ống dẫn’ cho trường đại học. Những cơ hội như vậy thực sự là quá tốt”.
Mặc dù chật vật với những năm tháng đại học tại trường Oxford của Anh (bị đình chỉ học 1 năm vì yếu kém), Bạc Qua Qua vẫn được theo học một chương trình thạc sĩ tại trường Hành chính công John F. Kennedy danh giá thuộc Đại học Harvard.
Bạc Qua Qua (năm nay 24 tuổi) sẽ tốt nghiệp trong tháng tới, cho dù tương lai giờ đây không rõ ràng khi người cha đã mất quyền lực trong vụ bê bối tham nhũng ở Trung Quốc còn người mẹ bị bắt giữ với cáo buộc sát hại một người bạn Anh của gia đình.
Các quan chức Harvard không bình luận về việc cậu ấm họ Bạc được vào trường Kennedy. “Nói chung, cho dù các ứng viên được đưa ra xem xét một cách toàn diện, nhưng việc xem xét không chỉ là hồ sơ học vấn, mà còn là khả năng lãnh đạo của họ và việc họ sẽ đóng góp thế nào cho môi trường học tập đa dạng, phong phú”, người phát ngôn Harvard, Doug Gavel nói.
Khoảng 40% sinh viên tại trường Kennedy là người nước ngoài và nhận được học bổng hoặc hỗ trợ tài chính. Ông Bạc Hy Lai từng nói, con trai giành học bổng ở trường.
Douglas Christiansen, phụ trách bộ phận tuyển sinh tại Đại học Vanderbilt cho hay ông thường xuyên nhận được thư từ nước ngoài viết rằng, cha của ứng viên này là một bộ trưởng cấp cao trong chính phủ hay mẹ của ứng viên kia xuất thân từ gia đình danh giá.
Quyền lực, uy tín và khả năng tài trợ
Khá nhiều người viết thư cho Christiansen thẳng thắn thừa nhận rằng, họ không biết về sinh viên muốn nhập học, nhưng vẫn tiến cử ứng viên trên cơ sở danh tiếng gia đình họ. "Điều này thực sự khá buồn cười”, Christiansen nói.
Trong một cuộc thăm dò năm ngoái với 462 người phụ trách tuyển sinh ở các trường phi lợi nhuận tại Mỹ, cứ 4 người thì có 1 người nói đã trải qua nhiều áp lực từ nhà quản lý cấp cao, uỷ viên quản trị hoặc người quyên góp cho trường đại học yêu cầu chấp nhận sinh viên nào đó.
Cuộc thăm dò còn cho thấy, nhiều trường ngày càng "hăm hở" chấp nhận sinh viên nước ngoài - những người có thể tự chi trả toàn bộ học phí và sinh hoạt phí.
Một số trường đôi khi không muốn "khoe khoang" về những sinh viên nước ngoài danh tiếng vì những lý do an ninh. Ví dụ con gái một phó chủ tịch Trung Quốc được cho là đang theo học tại Harvard dưới một cái tên giả. Nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc cũng đã gửi con vào Harvard vài năm gần đây như cựu ngoại trưởng Lí Triệu Tinh hay Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Số lượng sinh viên nước ngoài theo học ở các trường đại học Mỹ tăng mạnh trong vài năm gần đây, chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ảrập Xêút...
Năm nay, tại Đại học Washington ở Seattle, người nước ngoài chiếm 18% số sinh viên năm thứ nhất. Phụ trách tuyển sinh Philip Ballinger khẳng định, ông không quan tâm tới danh tiếng hay ảnh hưởng gia đình khi sàng lọc tuyển sinh. Tuy vậy, việc cắt giảm trợ cấp và ngân sách trường học trở nên căng thẳng, thì Ballinger cho rằng, mức độ "tinh khiết" có thể khó bền vững. Khi đó, ông có thể phải xem xét khả năng tăng doanh thu và uy tín mà ứng viên nước ngoài mang tới khi cân nhắc tuyển sinh.
Thái tử họ Bạc đang ở đâu?
Bạc Qua Qua khi du học tại Mỹ đã sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ sang trọng ở tầng trệt của một tòa nhà 7 tầng gần khuôn viên trường với giá thuê nhà 2.950 USD/tháng.
Qua Qua nằm trong danh sách những “cậu ấm, cô chiêu” có máu mặt nhất của các vị lãnh đạo Trung Quốc. 12 tuổi, Bạc Qua Qua đã được sang Anh học với chi phí gần 40.000 USD/năm. Sau đó một năm, cậu chuyển sang trường trung học danh tiếng Harrow và trở thành người Trung Quốc đầu tiên vào được trường này với học phí khoảng 50.000 USD/năm. Rồi những năm tiếp theo là những trường học thuộc dòng VIP trở lên như Oxford, trường Kennedy thuộc Harvard (học phí 70.000 USD/năm).
Ông Bạc Hy Lai đã từng “thanh minh” với báo giới rằng, Bạc Qua Qua giành được học bổng toàn phần chứ ông không có tiền nuôi con ăn học ở những trường “khủng” như thế. Nhưng hầu như mọi người đều biết thiếu gia nhà họ Bạc ăn chơi trác táng thế nào. Cậu Bạc từng bị các giáo viên nhận xét là “thiếu chuyên cần trong học tập”. Một tờ tạp chí sinh viên miêu tả Qua Qua là “tiêu tiền không bao giờ phải nghĩ”.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Bạc Qua Qua không bị giam cầm khi các tin đồn cho rằng, con trai Bạc Hy Lai đã đệ đơn xin tị nạn tại nước này. “Theo những gì chúng tôi biết, vẫn không có gì về thông tin này; anh ấy vẫn ở trường tại Harvard”, Mark Toner, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo chí tại Washington.
Thái An (theo Reuters, Bloomberg)
Chàng trai trẻ có những mối liên hệ sâu sắc với tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc. Cha là chính khách đang lên và đầy triển vọng tham gia đội ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền, mẹ xuất thân từ một gia đình quân sự có tiếng.
Đứng trên đỉnh cao, vị “thái tử” họ Bạc dường như có quyền tiếp cận sự giàu có tuyệt đỉnh và không ngại ngần chi tiêu khối tài sản ấy. "Các trường đại học luôn vui sướng khi thấy những sinh viên như vậy nhập học”, David Hawkins, giám đốc chính sách công của Hiệp hội Quốc gia về Tư vấn tuyển sinh đại học (Mỹ), cho biết.
Sinh viên quốc tế nói chung giờ đây là “món hời” ở rất nhiều trường đại học Mỹ. Với ảnh hưởng lớn, họ có thể tạo ra tác động tích cực cho một trường đại học ở quê hương, truyền cảm hứng cho sinh viên khác đăng ký nhập học, thậm chí trở thành nhà tài trợ hào phóng, Hawkins nói. "Họ có thể tạo ra ‘hệ thống ống dẫn’ cho trường đại học. Những cơ hội như vậy thực sự là quá tốt”.
Mặc dù chật vật với những năm tháng đại học tại trường Oxford của Anh (bị đình chỉ học 1 năm vì yếu kém), Bạc Qua Qua vẫn được theo học một chương trình thạc sĩ tại trường Hành chính công John F. Kennedy danh giá thuộc Đại học Harvard.
Bạc Qua Qua (năm nay 24 tuổi) sẽ tốt nghiệp trong tháng tới, cho dù tương lai giờ đây không rõ ràng khi người cha đã mất quyền lực trong vụ bê bối tham nhũng ở Trung Quốc còn người mẹ bị bắt giữ với cáo buộc sát hại một người bạn Anh của gia đình.
Các quan chức Harvard không bình luận về việc cậu ấm họ Bạc được vào trường Kennedy. “Nói chung, cho dù các ứng viên được đưa ra xem xét một cách toàn diện, nhưng việc xem xét không chỉ là hồ sơ học vấn, mà còn là khả năng lãnh đạo của họ và việc họ sẽ đóng góp thế nào cho môi trường học tập đa dạng, phong phú”, người phát ngôn Harvard, Doug Gavel nói.
Khoảng 40% sinh viên tại trường Kennedy là người nước ngoài và nhận được học bổng hoặc hỗ trợ tài chính. Ông Bạc Hy Lai từng nói, con trai giành học bổng ở trường.
Douglas Christiansen, phụ trách bộ phận tuyển sinh tại Đại học Vanderbilt cho hay ông thường xuyên nhận được thư từ nước ngoài viết rằng, cha của ứng viên này là một bộ trưởng cấp cao trong chính phủ hay mẹ của ứng viên kia xuất thân từ gia đình danh giá.
Quyền lực, uy tín và khả năng tài trợ
Khá nhiều người viết thư cho Christiansen thẳng thắn thừa nhận rằng, họ không biết về sinh viên muốn nhập học, nhưng vẫn tiến cử ứng viên trên cơ sở danh tiếng gia đình họ. "Điều này thực sự khá buồn cười”, Christiansen nói.
Trong một cuộc thăm dò năm ngoái với 462 người phụ trách tuyển sinh ở các trường phi lợi nhuận tại Mỹ, cứ 4 người thì có 1 người nói đã trải qua nhiều áp lực từ nhà quản lý cấp cao, uỷ viên quản trị hoặc người quyên góp cho trường đại học yêu cầu chấp nhận sinh viên nào đó.
Cuộc thăm dò còn cho thấy, nhiều trường ngày càng "hăm hở" chấp nhận sinh viên nước ngoài - những người có thể tự chi trả toàn bộ học phí và sinh hoạt phí.
Một số trường đôi khi không muốn "khoe khoang" về những sinh viên nước ngoài danh tiếng vì những lý do an ninh. Ví dụ con gái một phó chủ tịch Trung Quốc được cho là đang theo học tại Harvard dưới một cái tên giả. Nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc cũng đã gửi con vào Harvard vài năm gần đây như cựu ngoại trưởng Lí Triệu Tinh hay Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Số lượng sinh viên nước ngoài theo học ở các trường đại học Mỹ tăng mạnh trong vài năm gần đây, chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ảrập Xêút...
Năm nay, tại Đại học Washington ở Seattle, người nước ngoài chiếm 18% số sinh viên năm thứ nhất. Phụ trách tuyển sinh Philip Ballinger khẳng định, ông không quan tâm tới danh tiếng hay ảnh hưởng gia đình khi sàng lọc tuyển sinh. Tuy vậy, việc cắt giảm trợ cấp và ngân sách trường học trở nên căng thẳng, thì Ballinger cho rằng, mức độ "tinh khiết" có thể khó bền vững. Khi đó, ông có thể phải xem xét khả năng tăng doanh thu và uy tín mà ứng viên nước ngoài mang tới khi cân nhắc tuyển sinh.
Thái tử họ Bạc đang ở đâu?
Bạc Qua Qua khi du học tại Mỹ đã sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ sang trọng ở tầng trệt của một tòa nhà 7 tầng gần khuôn viên trường với giá thuê nhà 2.950 USD/tháng.
Qua Qua nằm trong danh sách những “cậu ấm, cô chiêu” có máu mặt nhất của các vị lãnh đạo Trung Quốc. 12 tuổi, Bạc Qua Qua đã được sang Anh học với chi phí gần 40.000 USD/năm. Sau đó một năm, cậu chuyển sang trường trung học danh tiếng Harrow và trở thành người Trung Quốc đầu tiên vào được trường này với học phí khoảng 50.000 USD/năm. Rồi những năm tiếp theo là những trường học thuộc dòng VIP trở lên như Oxford, trường Kennedy thuộc Harvard (học phí 70.000 USD/năm).
Ông Bạc Hy Lai đã từng “thanh minh” với báo giới rằng, Bạc Qua Qua giành được học bổng toàn phần chứ ông không có tiền nuôi con ăn học ở những trường “khủng” như thế. Nhưng hầu như mọi người đều biết thiếu gia nhà họ Bạc ăn chơi trác táng thế nào. Cậu Bạc từng bị các giáo viên nhận xét là “thiếu chuyên cần trong học tập”. Một tờ tạp chí sinh viên miêu tả Qua Qua là “tiêu tiền không bao giờ phải nghĩ”.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Bạc Qua Qua không bị giam cầm khi các tin đồn cho rằng, con trai Bạc Hy Lai đã đệ đơn xin tị nạn tại nước này. “Theo những gì chúng tôi biết, vẫn không có gì về thông tin này; anh ấy vẫn ở trường tại Harvard”, Mark Toner, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo chí tại Washington.
Thái An (theo Reuters, Bloomberg)