- Tham gia
- 22/4/2017
- Bài viết
- 2.226
Nhật Bản có nền giáo dục khá khác biệt so với các quốc gia khác. Mặc dù, văn hóa Nhật Bản in đậm dấu ấn ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, nhưng hệ thống và các tư tưởng giáo dục của Nhật Bản lại được thực hiện theo mô hình của các nước phương Tây. Chúng ta hãy điểm qua một số điều thú vị xung quanh nền giáo dục Nhật Bản nhé!
Giáo dục Nhật Bản bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm đại học.
Dù bị điểm thấp nhưng học sinh vẫn... được lên lớp!
Tại Việt Nam, nếu không qua được các kỳ thi với số điểm trên mức quy định, các học sinh buộc phải học lại năm đó. Tuy nhiên, ở Nhật, học sinh bị điểm thấp thì vẫn có thể lên lớp.
Điểm số chỉ quan trọng khi họ chuẩn bị xét tuyển vào trung học hoặc Đại Học.
Trong 3 năm đầu của bậc tiểu học, học sinh sẽ không phải thi cử gì hết. Vì trong giai đoạn này, người Nhật chú trọng dạy cho trẻ về nhân phẩm hơn là tri thức, dạy trẻ về văn hóa ứng xử, về tình yêu thương, về nụ cười và câu nói cảm ơn,...
Bữa ăn trưa: Học sinh tự nấu ăn, tự phục vụ, tự dọn dẹp!
Đa phần các trường công tại Nhật Bản không có căng - tin, và trường tổ chức cho học sinh ăn trưa tại lớp theo thực đơn bổ dưỡng do bộ phận nhà bếp của trường (đầu bếp hoặc chính các nhóm học sinh thay phiên nhau đảm nhiệm).
Quá trình lấy thức ăn, phân phát thức ăn, dọn dẹp sau khi ăn đều do chính các bạn học sinh tự làm. Không chỉ giờ ăn, mà mỗi ngày, trong lớp cũng như trong khuôn viên trường, các bạn học sinh và kể cả các thầy cô (bao gồm cả hiệu trưởng) đều được phân công để giữ vệ sinh chung.
Nhờ điều này, ý thức tự phục vụ, tự giác, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và tinh thần trách nhiệm của người Nhật rất cao.
Trường công dạy các môn nghệ thuật truyền thống
Học sinh Nhật được dạy nghệ thuật truyền thống như Shodo (thư pháp Nhật Bản) và haiku (một phong cách thơ trang trọng). Shodo liên quan đến việc viết chữ Hán và ký tự Kana bằng một chiếc bút tre trên giấy gạo.
Những môn nghệ thuật này đòi hỏi kiến thức và giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự tôn trọng đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc.
Đồng phục
Hầu hết các trường công lập của Nhật yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục, không chỉ là quần áo, giày, tất, mà các các phụ kiện khác như balô, hay quy định về cách trang điểm và kiểu tóc.
Đồng phục trường học được người Nhật đánh giá là mang nhiều ý nghĩa. Khi học sinh mặc trang phục giống nhau, các em sẽ cảm thấy gắn bó hơn với tập thể. Ngoài ra, đồng phục cũng gỡ bỏ tất cả những kỳ thị, giúp học sinh tập trung vào việc học tập.
Ngoại khóa
Ở trường, học sinh Nhật được tham gia rất nhiều câu lạc bộ cũng như các hoạt động ngoại khóa! Nghỉ là không phải là thời gian học sinh ở nhà, mà là thời gian họ hoạt động tích cực nhất ở các câu lạc bộ.
Học sinh Nhật được chơi thể thao hay biểu diễn khi còn rất nhỏ (lúc mới lớp mầm non), và những lần mà học sinh được leo núi, tham quan là rất nhiều. Họ coi những hoạt động ngoài giờ quan trọng không kém giờ lên lớp trên giảng đường.
Giáo dục Nhật Bản bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm đại học.
Dù bị điểm thấp nhưng học sinh vẫn... được lên lớp!
Tại Việt Nam, nếu không qua được các kỳ thi với số điểm trên mức quy định, các học sinh buộc phải học lại năm đó. Tuy nhiên, ở Nhật, học sinh bị điểm thấp thì vẫn có thể lên lớp.
Điểm số chỉ quan trọng khi họ chuẩn bị xét tuyển vào trung học hoặc Đại Học.
Trong 3 năm đầu của bậc tiểu học, học sinh sẽ không phải thi cử gì hết. Vì trong giai đoạn này, người Nhật chú trọng dạy cho trẻ về nhân phẩm hơn là tri thức, dạy trẻ về văn hóa ứng xử, về tình yêu thương, về nụ cười và câu nói cảm ơn,...
Bữa ăn trưa: Học sinh tự nấu ăn, tự phục vụ, tự dọn dẹp!
Đa phần các trường công tại Nhật Bản không có căng - tin, và trường tổ chức cho học sinh ăn trưa tại lớp theo thực đơn bổ dưỡng do bộ phận nhà bếp của trường (đầu bếp hoặc chính các nhóm học sinh thay phiên nhau đảm nhiệm).
Quá trình lấy thức ăn, phân phát thức ăn, dọn dẹp sau khi ăn đều do chính các bạn học sinh tự làm. Không chỉ giờ ăn, mà mỗi ngày, trong lớp cũng như trong khuôn viên trường, các bạn học sinh và kể cả các thầy cô (bao gồm cả hiệu trưởng) đều được phân công để giữ vệ sinh chung.
Nhờ điều này, ý thức tự phục vụ, tự giác, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và tinh thần trách nhiệm của người Nhật rất cao.
Trường công dạy các môn nghệ thuật truyền thống
Học sinh Nhật được dạy nghệ thuật truyền thống như Shodo (thư pháp Nhật Bản) và haiku (một phong cách thơ trang trọng). Shodo liên quan đến việc viết chữ Hán và ký tự Kana bằng một chiếc bút tre trên giấy gạo.
Những môn nghệ thuật này đòi hỏi kiến thức và giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự tôn trọng đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc.
Đồng phục
Hầu hết các trường công lập của Nhật yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục, không chỉ là quần áo, giày, tất, mà các các phụ kiện khác như balô, hay quy định về cách trang điểm và kiểu tóc.
Đồng phục trường học được người Nhật đánh giá là mang nhiều ý nghĩa. Khi học sinh mặc trang phục giống nhau, các em sẽ cảm thấy gắn bó hơn với tập thể. Ngoài ra, đồng phục cũng gỡ bỏ tất cả những kỳ thị, giúp học sinh tập trung vào việc học tập.
Ngoại khóa
Ở trường, học sinh Nhật được tham gia rất nhiều câu lạc bộ cũng như các hoạt động ngoại khóa! Nghỉ là không phải là thời gian học sinh ở nhà, mà là thời gian họ hoạt động tích cực nhất ở các câu lạc bộ.
Học sinh Nhật được chơi thể thao hay biểu diễn khi còn rất nhỏ (lúc mới lớp mầm non), và những lần mà học sinh được leo núi, tham quan là rất nhiều. Họ coi những hoạt động ngoài giờ quan trọng không kém giờ lên lớp trên giảng đường.
Misaki Mei