Bí quyết của Nguyễn Trần Thành Danh chính là chăm chỉ và có phương pháp ôn tập hợp lý.
Trần Thành Danh là một trong hai thủ khoa xuất sắc của ngôi trường ĐH danh giá – ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2013 với 29,5 điểm. Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Danh cho rằng đó là nhờ sự chăm chỉ, cần cù và phương pháp ôn luyện hợp lý.
Cùng trò chuyện với chàng thủ khoa này để học hỏi thêm kinh nghiệm luyện thi ĐH nhé!
Họ và tên: Nguyễn Trần Thành Danh
Thủ khoa ĐH Ngoại Thương 2013.
Điểm thi ĐH: Toán: 9,75; Lý: 9,75 và Hóa: 10.
Sở thích: Bơi lội, bóng bàn, học Toán
Ước mơ: Trở thành một nhà đầu tư tài ba
Thành Danh và Đông Hùng – thủ khoa còn lại của ĐH Ngoại thương 2013 – được nhận học bổng tại trường
Chào Danh, chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là các bạn sĩ tử bước vào kì thi ĐH. Bạn có lời khuyên nào dành cho các bạn sĩ tử trong thời điểm này?
Hầu như mọi bạn học sinh đều nghĩ, việc ôn thi ĐH là một quá trình xuyên suốt cả 3 năm cấp III, vì thế coi 4 tháng hay 3 tháng cuối cùng trước khi thi mới dồn sức ôn thì… không ăn thua. Tuy nhiên mình lại nghĩ giai đoạn nước rút này lại chính là thời điểm quan trọng nhất mà bạn cần cố gắng, nỗ lực hết khả năng của mình để đạt được mục tiêu trong kì thi ĐH. Mình biết rất nhiều bạn chỉ trong vòng bốn tháng miệt mài học tập và đã tiến bộ rõ rệt. Một người bạn của mình đi thi HSG quốc gia nhưng chỉ đạt được giải khuyến khích nên không được bất cứ ưu tiên xét tuyển vào ĐH nào. Thế là kể từ tháng 1, bạn ấy bắt đầu học lại toàn bộ tất cả kiến thức cơ bản 3 môn Toán, Lý, Hóa và đã xuất sắc đỗ vào trường Đại học Ngoại thương với 27,5 điểm.
Tất nhiên việc so sánh một bạn học sinh học đội tuyển quốc gia và những bạn học sinh có học lực bình thường là hoàn toàn khập khiễng, nhưng mình muốn nói rằng, thời gian 4 tháng cuối này chính là lúc chúng ta cần xem xét lại toàn bộ hệ thống kiến thức với sự quyết tâm cao độ, kết quả sẽ khiến các bạn hoàn toàn bất ngờ.
Thời gian biểu của bạn trong 1 ngày khi ôn thi ĐH như thế nào?
Trong giai đoạn ôn thi đại học, hàng ngày buổi sáng và chiều mình vẫn đi học ở trường. Buổi tối, mình thường giành thời gian tầm 2 tiếng để làm các đề thi ĐH các năm trước cũng như các đề thi thử. Sau đó mình cũng thường giành khoảng 1 tiếng để học và làm bài tập về một chuyên đề nào đó mà mình thấy khó và quan trọng trong kỳ thi đại học. Mình thường học từ lúc 20 giờ - 22 giờ, rồi nghỉ ngơi học tiếp từ 23 giờ - 0 giờ mới đi ngủ.
Phương pháp của bạn khi luyện thi các môn ĐH khối A như thế nào?
Về môn Toán, trước hết chúng ta phải nắm được 10 câu hỏi có trong đề thi thường nằm ở những chuyên đề nào, từ đó chú ý học kỹ càng hơn, làm nhiều bài tập hơn của từng chuyên đề. Sau khi nhuần nhuyễn đủ 10 chuyên đề thường gặp trong cấu trúc đề thi Toán, các bạn có thể bắt tay vào tìm kiếm các đề thi ĐH và đề thi thử ĐH để làm. Một ngày mình thường làm 3 - 5 đề thi Toán, trong đó trình bày cụ thể, cẩn thận từng đề thi như một bài thi thật sự rồi mang đến lớp nhờ thầy cô chấm và sửa.
Thành Danh khi còn là 1 học sinh của THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng
Đối với 2 môn trắc nghiệm còn lại, nếu các bạn nắm vững kiến thức trong SGK các bạn có thể đạt được 7 - 8 điểm/môn. Trong đề thi Lý, Hóa đều có một số lượng khá lớn câu hỏi lý thuyết. Những câu hỏi lý thuyết này không khó nhưng nếu thí sinh không nắm thật vững được những kiến thức cơ bản thì rất dễ bị “đánh lừa”… Khi mới bắt đầu luyện đề Lý - Hóa, mình thường cố gắng làm rất nhanh và cố gắng làm hết cả những câu khó nhất. Tuy nhiên đến khi kiểm tra đáp án thì gần như mỗi đề bị sai từ 10- 15 câu và tất nhiên những câu làm sai đều do vội vàng cẩu thả nên bị đề đánh lừa. Vì thế mình đã “đầu tư” một quyển sổ nhỏ chuyên ghi những lỗi sai mà mình hay mắc phải để ghi nhớ và rút kinh nghiệm. Dần dần, mình chỉ còn bị sai 2 - 3 câu/đề trắc nghiệm và rồi đến gần ngày thi mình làm các đề thi thử mà không còn bị sai câu nào.
Trong quá trình làm bài, gặp những câu hỏi khó bạn giải quyết như thế nào?
Điều quan trọng nhất là phải giữ vững tâm lý. Mình từng đi thi thử, đã từng gặp một vài câu khó và lạ không thể làm được nên tâm lý vô cùng hoảng hốt, hoang mang. Thậm chí, có lần mình đã từng làm một đề mà tất cả các câu khó, dài đều dồn ở mặt đầu tiên và mình gần như không thể làm ngay bất cứ câu nào của trang đó. Vì vậy mình khuyên các bạn sĩ tử trong trường hợp này nên giữ bình tĩnh, đừng vội hoang mang, thấy câu nào quá dài và khó thì nên bỏ qua ngay lập tức, sau khi đã hoàn thành những câu dễ hơn thì quay lại, tập trung làm câu đó.
Khi ôn thi căng thẳng, bạn thường giải trí, thư giãn bằng cách nào để xả stress, ổn định tâm lý?
Thi ĐH là kỳ thi quan trọng, nên áp lực về kỳ thi này là không thể tránh khỏi. Nhưng không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng vùi đầu vào học mà quên đi việc giải trí hay nghỉ ngơi.
Buổi sáng học ở trường, hầu hết trong các giờ ra chơi mình đều xuống chơi bóng bàn tại nhà thi đấu. Ngoài ra, dù lịch học như thế nào thì chúng ta nên ngủ đủ giấc, đặc biệt là ngủ trưa. Buổi tối thì mình thường giải trí bằng việc đọc báo hoặc xem ti vi cùng với gia đình.
Theo bạn thì khi ôn thi ĐH, có nên “chạy đua” đi học thêm và thi thử hay không?
Khi ôn thi ĐH mình cũng có đi học thêm vào buổi tối nhưng mất quá nhiều thời gian. Hầu như thời gian đến buối học thêm của mình là dành để lắng nghe những kinh nghệm của thầy cô trong cách làm bài thi, cách trình bày và sửa lỗi sai trong bài tập. Mình luôn nghĩ rằng, mình tự học bao giờ cũng tốt hơn là “chạy sô” tới các lớp học thêm để nhồi nhét kiến thức.
Hàng năm, trường cấp III của mình đều tổ chức thi thử ĐH để đánh giá học lực của học sinh, giúp học sinh chọn trường phù hợp và điều chỉnh phương pháp ôn luyện của mình cho hiệu quả. Và mình chỉ tham dự các kì thi thử này tại trường. Mình cho rằng việc thi thử nhiều sẽ không tốt, vì kết quả thi rất dễ ảnh hưởng tới tâm lý của chúng ta trong quá trình ôn luyện.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ rất bổ ích. Chúc bạn thành công hơn trong học tập và cuộc sống!
Trần Thành Danh là một trong hai thủ khoa xuất sắc của ngôi trường ĐH danh giá – ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2013 với 29,5 điểm. Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Danh cho rằng đó là nhờ sự chăm chỉ, cần cù và phương pháp ôn luyện hợp lý.
Cùng trò chuyện với chàng thủ khoa này để học hỏi thêm kinh nghiệm luyện thi ĐH nhé!
Họ và tên: Nguyễn Trần Thành Danh
Thủ khoa ĐH Ngoại Thương 2013.
Điểm thi ĐH: Toán: 9,75; Lý: 9,75 và Hóa: 10.
Sở thích: Bơi lội, bóng bàn, học Toán
Ước mơ: Trở thành một nhà đầu tư tài ba
Thành Danh và Đông Hùng – thủ khoa còn lại của ĐH Ngoại thương 2013 – được nhận học bổng tại trường
Chào Danh, chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là các bạn sĩ tử bước vào kì thi ĐH. Bạn có lời khuyên nào dành cho các bạn sĩ tử trong thời điểm này?
Hầu như mọi bạn học sinh đều nghĩ, việc ôn thi ĐH là một quá trình xuyên suốt cả 3 năm cấp III, vì thế coi 4 tháng hay 3 tháng cuối cùng trước khi thi mới dồn sức ôn thì… không ăn thua. Tuy nhiên mình lại nghĩ giai đoạn nước rút này lại chính là thời điểm quan trọng nhất mà bạn cần cố gắng, nỗ lực hết khả năng của mình để đạt được mục tiêu trong kì thi ĐH. Mình biết rất nhiều bạn chỉ trong vòng bốn tháng miệt mài học tập và đã tiến bộ rõ rệt. Một người bạn của mình đi thi HSG quốc gia nhưng chỉ đạt được giải khuyến khích nên không được bất cứ ưu tiên xét tuyển vào ĐH nào. Thế là kể từ tháng 1, bạn ấy bắt đầu học lại toàn bộ tất cả kiến thức cơ bản 3 môn Toán, Lý, Hóa và đã xuất sắc đỗ vào trường Đại học Ngoại thương với 27,5 điểm.
Tất nhiên việc so sánh một bạn học sinh học đội tuyển quốc gia và những bạn học sinh có học lực bình thường là hoàn toàn khập khiễng, nhưng mình muốn nói rằng, thời gian 4 tháng cuối này chính là lúc chúng ta cần xem xét lại toàn bộ hệ thống kiến thức với sự quyết tâm cao độ, kết quả sẽ khiến các bạn hoàn toàn bất ngờ.
Thời gian biểu của bạn trong 1 ngày khi ôn thi ĐH như thế nào?
Trong giai đoạn ôn thi đại học, hàng ngày buổi sáng và chiều mình vẫn đi học ở trường. Buổi tối, mình thường giành thời gian tầm 2 tiếng để làm các đề thi ĐH các năm trước cũng như các đề thi thử. Sau đó mình cũng thường giành khoảng 1 tiếng để học và làm bài tập về một chuyên đề nào đó mà mình thấy khó và quan trọng trong kỳ thi đại học. Mình thường học từ lúc 20 giờ - 22 giờ, rồi nghỉ ngơi học tiếp từ 23 giờ - 0 giờ mới đi ngủ.
Phương pháp của bạn khi luyện thi các môn ĐH khối A như thế nào?
Về môn Toán, trước hết chúng ta phải nắm được 10 câu hỏi có trong đề thi thường nằm ở những chuyên đề nào, từ đó chú ý học kỹ càng hơn, làm nhiều bài tập hơn của từng chuyên đề. Sau khi nhuần nhuyễn đủ 10 chuyên đề thường gặp trong cấu trúc đề thi Toán, các bạn có thể bắt tay vào tìm kiếm các đề thi ĐH và đề thi thử ĐH để làm. Một ngày mình thường làm 3 - 5 đề thi Toán, trong đó trình bày cụ thể, cẩn thận từng đề thi như một bài thi thật sự rồi mang đến lớp nhờ thầy cô chấm và sửa.
Thành Danh khi còn là 1 học sinh của THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng
Đối với 2 môn trắc nghiệm còn lại, nếu các bạn nắm vững kiến thức trong SGK các bạn có thể đạt được 7 - 8 điểm/môn. Trong đề thi Lý, Hóa đều có một số lượng khá lớn câu hỏi lý thuyết. Những câu hỏi lý thuyết này không khó nhưng nếu thí sinh không nắm thật vững được những kiến thức cơ bản thì rất dễ bị “đánh lừa”… Khi mới bắt đầu luyện đề Lý - Hóa, mình thường cố gắng làm rất nhanh và cố gắng làm hết cả những câu khó nhất. Tuy nhiên đến khi kiểm tra đáp án thì gần như mỗi đề bị sai từ 10- 15 câu và tất nhiên những câu làm sai đều do vội vàng cẩu thả nên bị đề đánh lừa. Vì thế mình đã “đầu tư” một quyển sổ nhỏ chuyên ghi những lỗi sai mà mình hay mắc phải để ghi nhớ và rút kinh nghiệm. Dần dần, mình chỉ còn bị sai 2 - 3 câu/đề trắc nghiệm và rồi đến gần ngày thi mình làm các đề thi thử mà không còn bị sai câu nào.
Trong quá trình làm bài, gặp những câu hỏi khó bạn giải quyết như thế nào?
Điều quan trọng nhất là phải giữ vững tâm lý. Mình từng đi thi thử, đã từng gặp một vài câu khó và lạ không thể làm được nên tâm lý vô cùng hoảng hốt, hoang mang. Thậm chí, có lần mình đã từng làm một đề mà tất cả các câu khó, dài đều dồn ở mặt đầu tiên và mình gần như không thể làm ngay bất cứ câu nào của trang đó. Vì vậy mình khuyên các bạn sĩ tử trong trường hợp này nên giữ bình tĩnh, đừng vội hoang mang, thấy câu nào quá dài và khó thì nên bỏ qua ngay lập tức, sau khi đã hoàn thành những câu dễ hơn thì quay lại, tập trung làm câu đó.
Khi ôn thi căng thẳng, bạn thường giải trí, thư giãn bằng cách nào để xả stress, ổn định tâm lý?
Thi ĐH là kỳ thi quan trọng, nên áp lực về kỳ thi này là không thể tránh khỏi. Nhưng không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng vùi đầu vào học mà quên đi việc giải trí hay nghỉ ngơi.
Buổi sáng học ở trường, hầu hết trong các giờ ra chơi mình đều xuống chơi bóng bàn tại nhà thi đấu. Ngoài ra, dù lịch học như thế nào thì chúng ta nên ngủ đủ giấc, đặc biệt là ngủ trưa. Buổi tối thì mình thường giải trí bằng việc đọc báo hoặc xem ti vi cùng với gia đình.
Theo bạn thì khi ôn thi ĐH, có nên “chạy đua” đi học thêm và thi thử hay không?
Khi ôn thi ĐH mình cũng có đi học thêm vào buổi tối nhưng mất quá nhiều thời gian. Hầu như thời gian đến buối học thêm của mình là dành để lắng nghe những kinh nghệm của thầy cô trong cách làm bài thi, cách trình bày và sửa lỗi sai trong bài tập. Mình luôn nghĩ rằng, mình tự học bao giờ cũng tốt hơn là “chạy sô” tới các lớp học thêm để nhồi nhét kiến thức.
Hàng năm, trường cấp III của mình đều tổ chức thi thử ĐH để đánh giá học lực của học sinh, giúp học sinh chọn trường phù hợp và điều chỉnh phương pháp ôn luyện của mình cho hiệu quả. Và mình chỉ tham dự các kì thi thử này tại trường. Mình cho rằng việc thi thử nhiều sẽ không tốt, vì kết quả thi rất dễ ảnh hưởng tới tâm lý của chúng ta trong quá trình ôn luyện.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ rất bổ ích. Chúc bạn thành công hơn trong học tập và cuộc sống!