chuhue1003
Thành viên
- Tham gia
- 24/3/2012
- Bài viết
- 5
Đối với các Nho sĩ là lớp người đã hơn tám trăm năm, kể từ khoa thi chữ Hán đầu tiên dưới triều Lý, chỉ có con đường tiến thân duy nhất là nhờ khoa cử, thì từ bỏ học vấn tầm chương trích cú nhằm đoạt bảng vàng làm bước thang mây thăng tiến trên hoạn lộ, quả là một nhận thức cách mạng, một sự giải phóng tư tưởng triệt để.
Ngày nay nhìn lại tưởng như dễ dàng, nhưng thực ra đó là cả một quá trình trăn trở hàng trăm năm. Khởi sự từ đầu thế kỷ XIX, khi sĩ phu tiên tiến dưới triều Nguyễn có được tiếng cười tự nhạo sự vô dụng của tầng lớp mình trong cuộc mưu sinh. Đến lớp môn sinh của họ ở giữa thế kỷ XIX, sau khi được xuất dương trong các sứ đoàn, bắt đầu được tiếp xúc với văn minh phương Tây, thì tiếng cười tự nhạo đó đã trở thành lời phê phán trực tiếp một cách gay gắt cái học cử nghiệp cùng cái tệ “cùng tột” do nó đẻ ra là: “cao đàm Nhân – Nghĩa, đạo đức mà cho việc xây dựng sản nghiệp là hèn mọn, cam tâm ăn bám hết nơi này nơi khác”.
Tuy nhiên chỉ đến khi hệ thống tư tưởng Nho học (nói chính xác là Tống nho) bảo thủ cùng nền khoa cử hủ bại, theo các cụ, trở thành kẻ tội đồ làm mất nước vào tay ngoại bang văn minh, lại được chứng kiến tấm gương Nhật Bản nhờ duy tân mà trở nên cường quốc, thì “học dĩ trị sinh” mới có thể đột biến thành phương châm mang tính cách mạng “học là học có nghề có nghiệp”.
Phương châm “học là học có nghề có nghiệp” nhằm đảm bảo cho lớp người mới một khả năng tự lập trên cơ sở những kiến thức khoa học thường thức và những kỹ năng nghề nghiệp thiết thực. Ngay từ năm 1967, học giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét: “Sau 60 năm chương trình của bộ Quốc gia Giáo dục vẫn chưa chú trọng vào hai điểm đó”. Về nền giáo dục ở miền Bắc Việt Nam, thì cũng khoảng thời gian đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tế nhị phê bình Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên: “Dạy như các chú thì chỉ tạo ra những cái hòm sách, những cái bồ sách”.
Còn hiện nay, hội chứng “thừa thầy, thiếu thợ” đã trở nên trầm kha đến nỗi cách đây mấy năm, tại một Hội chợ việc làm ở Trung tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, xí nghiệp nọ muốn tuyển vài ba kỹ sư thì có cả mấy chục người đâm đơn, trong khi đó một công ty may kia từ Hưng Yên lặn lội lên để tuyển 200 thợ may bậc 3 - 4 thôi, mà cho đến ngày Hội chợ đóng cửa cũng chưa lấy nổi năm chục. Vấn đề nan giải “học là học có nghề có nghiệp” vẫn còn nguyên đó!
Vậy mà cách nay đúng trăm năm, các cụ đồ Nho tại các Nghĩa thục đã bắt đầu giải quyết có hiệu quả vấn nạn đó. Điều kiện về mọi mặt của các cụ: cả về thông tin khoa học giáo dục lẫn cơ sở vật chất, không thể được như chúng ta ngày nay, nhưng khát vọng giải phóng cho người học và cho cả bản thân mình khỏi tệ hư học thì hơn hẳn nay một cách rõ ràng, do được dẫn đạo bởi một triết lý giáo dục thực sự cách mạng: muốn biến thần dân-“bù nhìn” thành “quốc dân” năng động thì “khai dân trí” phải song hành với “cường dân”, mà dân cường sao được với một mớ lý thuyết suông, không nghề không nghiệp!
Trước hết, các cụ đã rất sáng suốt xuất phát từ một nguyên lý mà các chuyên gia chuộng mô hình giáo dục ngoại lai này nọ thường lãng quên: “Giáo dục quốc dân thường phải tuỳ phong tục, tập quán, lịch sử, chính thể từng nước nên không giống nhau. Ở nước ta thì phải lấy trình độ giáo dục của nước ta làm chuẩn mà hoàn thiện tư cách của quốc dân ta”.
Mặc dù Văn minh tân học sách, tài liệu được coi là “cương lĩnh” của phong trào Duy tân - Nghĩa thục, có giới thiệu nền học vấn ở các nước văn minh “chia làm ba bậc: tiểu học, trung học và đại học, cứ 4 năm là một kỳ, nhưng với tình trạng kinh tế, xã hội và dân trí nước ta khi ấy, các cụ cho rằng giáo dục phổ cập chỉ nên là tiểu học, dạy hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ và xác định rõ mục tiêu rất cụ thể là: “nhằm làm cho các tầng lớp người vốn khác nhau về trình độ trở thành hiểu biết ngang nhau để cùng nhau làm cho văn minh tiến lên”.
Đông Kinh nghĩa thục tồn tại quá ngắn ngủi, vẻn vẹn 9 tháng, chưa kịp thực hiện ý tưởng đáp ứng sít sao thực trạng xã hội nước ta hồi đầu thế kỷ XX, tuy nhiên không ít nghĩa thục ở các địa phương, hình thành trước Đông Kinh nghĩa thục và tiếp tục hoạt động cả sau khi ngôi trường trung ương ở phố Hàng Đào bị đóng cửa, đã thực thi phương châm đó.
Chúng tôi xin phép không đề cập những hình thức hoạt động thực tế khác nhằm gắn liền nhà trường với xã hội, với sản xuất để thực hiện phương châm “học là học có nghề có nghiệp” như việc lập các thương điếm, đồn điền, hội buôn v.v… mà các sách đã đề cập nhiều. Chúng tôi muốn dành chút thời gian để nói về 1 dự án cải cách giáo dục có sự hướng nghiệp gần với phương châm “học là học có nghề có nghiệp” của phong trào Duy tân - Nghĩa thục.
Dự án này mới thể hiện trên giấy tờ vào năm 1946 của Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bộ Quốc gia Giáo dục đã chuẩn bị một Dự án cải cách giáo dục để xây dựng một nền giáo dục mới cho nước Việt Nam dựa trên 3 nguyên tắc căn bản: dân chủ, dân tộc và khoa học. Dự án đã được đưa ra thảo luận trong hai phiên họp của Hội đồng Cố vấn học chính, được thành lập theo Sắc lệnh ngày 10/ 10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó Bộ Quốc gia Giáo dục định thành chính sách giáo dục. “Chính sách giáo dục ấy đã được Hội đồng Chính phủ chuẩn y cùng Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp” và ban hành bằng Sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946, đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới.
Điều 7 của Sắc lệnh quy định: “1) Bậc thực nghiệm* dành cho học sinh sau một năm hướng dẫn tuyển trạch tỏ ra có năng khiếu và khuynh hướng về thực nghiệm* để luyện chúng thành những nông gia, thương gia và những công nhân lành nghề. Có nhiều ban dạy nghề và hạn học từ một năm đến ba năm tuỳ từng ban. Những học sinh đỗ tốt nghiệp ưu hạng ở bậc học thực nghiệm* có thể xin học lớp dự bị chuyên nghiệp để thi vào các trường chuyên nghiệp. 2) Bậc chuyên nghiệp dành cho học sinh đã theo học các lớp dự bị chuyên nghiệp chia ra nhiều ban và mục đích huấn luyện các cán bộ thực tiễn về phần học lý thuyết và thực hành để giúp việc kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế xã hội. Hạn học ít nhất là 3 năm và bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư. Những sinh viên đã đỗ kỹ sư vào hạng ưu có thể xin vào học các trường Cao đẳng chuyên môn bậc đại học mà không cần có bằng trung học tổng quát”.
Chúng ta có thể thấy những gì qua những điều trên đây?
Một là, cũng một sự hướng nghiệp sớm, ngay sau bậc tiểu học 4 năm. Nguyên Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ Nhân dân lâm thời Vũ Đình Hòe nhớ lại ý kiến của Hồ Chủ tịch về vấn đề này, sau khi ông cùng một số vị trong Bộ và Hội đồng cố vấn học chính trình Người bản Dự án đã chỉnh sửa: “Tôi đồng ý ngay ở lớp cuối “sơ học” (bây giờ ta gọi là tiểu học) ta đã phải thực hiện việc hướng học sinh hoặc theo ngành thực nghiệp hoặc theo ngành học phổ thông. Dân ta, hoàn cảnh xã hội ta đòi hỏi như vậy. Rồi ngành phổ thông cũng phải sớm đi vào các cấp phổ thông chuyên ban. Để cuối cùng hướng học sinh vào các ngành đại học chuyên khoa hoặc các ngành chuyên nghiệp, tức là dạy nghề ở cấp cao, có kỹ thuật hiện đại”.
Hai là, có hướng dẫn học sinh tuyển chọn những ngả rẽ trong quá trình học tập, căn cứ năng lực và điều kiện của họ; đối với các học sinh ưu tú không có ranh giới cứng giữa các con đường học tập, tức đã manh nha sự liên thông giữa các hệ đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp.
Thiết nghĩ, đó là một Dự án cải cách có nhiều ý tưởng tiếp nối phương châm “học là học có nghề có nghiệp” của các trí thức nho học Duy tân ái quốc ưu dân. Chiến tranh bùng nổ 19/12/1946 đã không cho phép nó biến thành hiện thực. Còn sau đó, từ cuộc cải cách giáo dục năm 1950, được mệnh danh là “lần thứ nhất”, đã đưa nền giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát triển theo hướng khác. Các công trình chính thống về lịch sử giáo dục Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945, không viết một chữ nào về Dự án cải cách năm 1946, coi như nó không hề tồn tại, mặc dù đã được ban hành thành Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
Ví thử Dự án 1946 được thực hiện, hoặc chí ít được tham khảo, thì cái nạn “thừa thầy, thiếu thợ” có đến nỗi nghiêm trọng như thế không?
Mới đây Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng nhà xuất bản Giáo dục công bố bản scan bút tích bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề Học sinh và lao động. Người viết:
“Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học – riêng về mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý; vì bất kỳ ở nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học cũng ít hơn trường trung học.
Thế thì những trò tiểu học, trung học không được chuyển cấp sẽ làm gì?
Tiểu học và trung học là giáo dục phổ thông, nó bồi dưỡng học sinh thành những công dân có giác ngộ, có văn hoá, có sức khoẻ, thành đạo quân lao động hậu bị to lớn: mục đích chính của học sinh là để góp phần vào phát triển sản xuất của xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng xuất lao dộng.
Vì vậy cần phải chuẩn bị tư tưởng cho học sinh sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoặc công việc xây dựng khác”.
Ngày nay nhìn lại tưởng như dễ dàng, nhưng thực ra đó là cả một quá trình trăn trở hàng trăm năm. Khởi sự từ đầu thế kỷ XIX, khi sĩ phu tiên tiến dưới triều Nguyễn có được tiếng cười tự nhạo sự vô dụng của tầng lớp mình trong cuộc mưu sinh. Đến lớp môn sinh của họ ở giữa thế kỷ XIX, sau khi được xuất dương trong các sứ đoàn, bắt đầu được tiếp xúc với văn minh phương Tây, thì tiếng cười tự nhạo đó đã trở thành lời phê phán trực tiếp một cách gay gắt cái học cử nghiệp cùng cái tệ “cùng tột” do nó đẻ ra là: “cao đàm Nhân – Nghĩa, đạo đức mà cho việc xây dựng sản nghiệp là hèn mọn, cam tâm ăn bám hết nơi này nơi khác”.
Tuy nhiên chỉ đến khi hệ thống tư tưởng Nho học (nói chính xác là Tống nho) bảo thủ cùng nền khoa cử hủ bại, theo các cụ, trở thành kẻ tội đồ làm mất nước vào tay ngoại bang văn minh, lại được chứng kiến tấm gương Nhật Bản nhờ duy tân mà trở nên cường quốc, thì “học dĩ trị sinh” mới có thể đột biến thành phương châm mang tính cách mạng “học là học có nghề có nghiệp”.
Phương châm “học là học có nghề có nghiệp” nhằm đảm bảo cho lớp người mới một khả năng tự lập trên cơ sở những kiến thức khoa học thường thức và những kỹ năng nghề nghiệp thiết thực. Ngay từ năm 1967, học giả Nguyễn Hiến Lê đã nhận xét: “Sau 60 năm chương trình của bộ Quốc gia Giáo dục vẫn chưa chú trọng vào hai điểm đó”. Về nền giáo dục ở miền Bắc Việt Nam, thì cũng khoảng thời gian đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tế nhị phê bình Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên: “Dạy như các chú thì chỉ tạo ra những cái hòm sách, những cái bồ sách”.
Còn hiện nay, hội chứng “thừa thầy, thiếu thợ” đã trở nên trầm kha đến nỗi cách đây mấy năm, tại một Hội chợ việc làm ở Trung tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, xí nghiệp nọ muốn tuyển vài ba kỹ sư thì có cả mấy chục người đâm đơn, trong khi đó một công ty may kia từ Hưng Yên lặn lội lên để tuyển 200 thợ may bậc 3 - 4 thôi, mà cho đến ngày Hội chợ đóng cửa cũng chưa lấy nổi năm chục. Vấn đề nan giải “học là học có nghề có nghiệp” vẫn còn nguyên đó!
Vậy mà cách nay đúng trăm năm, các cụ đồ Nho tại các Nghĩa thục đã bắt đầu giải quyết có hiệu quả vấn nạn đó. Điều kiện về mọi mặt của các cụ: cả về thông tin khoa học giáo dục lẫn cơ sở vật chất, không thể được như chúng ta ngày nay, nhưng khát vọng giải phóng cho người học và cho cả bản thân mình khỏi tệ hư học thì hơn hẳn nay một cách rõ ràng, do được dẫn đạo bởi một triết lý giáo dục thực sự cách mạng: muốn biến thần dân-“bù nhìn” thành “quốc dân” năng động thì “khai dân trí” phải song hành với “cường dân”, mà dân cường sao được với một mớ lý thuyết suông, không nghề không nghiệp!
Trước hết, các cụ đã rất sáng suốt xuất phát từ một nguyên lý mà các chuyên gia chuộng mô hình giáo dục ngoại lai này nọ thường lãng quên: “Giáo dục quốc dân thường phải tuỳ phong tục, tập quán, lịch sử, chính thể từng nước nên không giống nhau. Ở nước ta thì phải lấy trình độ giáo dục của nước ta làm chuẩn mà hoàn thiện tư cách của quốc dân ta”.
Mặc dù Văn minh tân học sách, tài liệu được coi là “cương lĩnh” của phong trào Duy tân - Nghĩa thục, có giới thiệu nền học vấn ở các nước văn minh “chia làm ba bậc: tiểu học, trung học và đại học, cứ 4 năm là một kỳ, nhưng với tình trạng kinh tế, xã hội và dân trí nước ta khi ấy, các cụ cho rằng giáo dục phổ cập chỉ nên là tiểu học, dạy hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ và xác định rõ mục tiêu rất cụ thể là: “nhằm làm cho các tầng lớp người vốn khác nhau về trình độ trở thành hiểu biết ngang nhau để cùng nhau làm cho văn minh tiến lên”.
Đông Kinh nghĩa thục tồn tại quá ngắn ngủi, vẻn vẹn 9 tháng, chưa kịp thực hiện ý tưởng đáp ứng sít sao thực trạng xã hội nước ta hồi đầu thế kỷ XX, tuy nhiên không ít nghĩa thục ở các địa phương, hình thành trước Đông Kinh nghĩa thục và tiếp tục hoạt động cả sau khi ngôi trường trung ương ở phố Hàng Đào bị đóng cửa, đã thực thi phương châm đó.
Chúng tôi xin phép không đề cập những hình thức hoạt động thực tế khác nhằm gắn liền nhà trường với xã hội, với sản xuất để thực hiện phương châm “học là học có nghề có nghiệp” như việc lập các thương điếm, đồn điền, hội buôn v.v… mà các sách đã đề cập nhiều. Chúng tôi muốn dành chút thời gian để nói về 1 dự án cải cách giáo dục có sự hướng nghiệp gần với phương châm “học là học có nghề có nghiệp” của phong trào Duy tân - Nghĩa thục.
Dự án này mới thể hiện trên giấy tờ vào năm 1946 của Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bộ Quốc gia Giáo dục đã chuẩn bị một Dự án cải cách giáo dục để xây dựng một nền giáo dục mới cho nước Việt Nam dựa trên 3 nguyên tắc căn bản: dân chủ, dân tộc và khoa học. Dự án đã được đưa ra thảo luận trong hai phiên họp của Hội đồng Cố vấn học chính, được thành lập theo Sắc lệnh ngày 10/ 10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó Bộ Quốc gia Giáo dục định thành chính sách giáo dục. “Chính sách giáo dục ấy đã được Hội đồng Chính phủ chuẩn y cùng Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp” và ban hành bằng Sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946, đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới.
Điều 7 của Sắc lệnh quy định: “1) Bậc thực nghiệm* dành cho học sinh sau một năm hướng dẫn tuyển trạch tỏ ra có năng khiếu và khuynh hướng về thực nghiệm* để luyện chúng thành những nông gia, thương gia và những công nhân lành nghề. Có nhiều ban dạy nghề và hạn học từ một năm đến ba năm tuỳ từng ban. Những học sinh đỗ tốt nghiệp ưu hạng ở bậc học thực nghiệm* có thể xin học lớp dự bị chuyên nghiệp để thi vào các trường chuyên nghiệp. 2) Bậc chuyên nghiệp dành cho học sinh đã theo học các lớp dự bị chuyên nghiệp chia ra nhiều ban và mục đích huấn luyện các cán bộ thực tiễn về phần học lý thuyết và thực hành để giúp việc kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế xã hội. Hạn học ít nhất là 3 năm và bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư. Những sinh viên đã đỗ kỹ sư vào hạng ưu có thể xin vào học các trường Cao đẳng chuyên môn bậc đại học mà không cần có bằng trung học tổng quát”.
Chúng ta có thể thấy những gì qua những điều trên đây?
Một là, cũng một sự hướng nghiệp sớm, ngay sau bậc tiểu học 4 năm. Nguyên Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ Nhân dân lâm thời Vũ Đình Hòe nhớ lại ý kiến của Hồ Chủ tịch về vấn đề này, sau khi ông cùng một số vị trong Bộ và Hội đồng cố vấn học chính trình Người bản Dự án đã chỉnh sửa: “Tôi đồng ý ngay ở lớp cuối “sơ học” (bây giờ ta gọi là tiểu học) ta đã phải thực hiện việc hướng học sinh hoặc theo ngành thực nghiệp hoặc theo ngành học phổ thông. Dân ta, hoàn cảnh xã hội ta đòi hỏi như vậy. Rồi ngành phổ thông cũng phải sớm đi vào các cấp phổ thông chuyên ban. Để cuối cùng hướng học sinh vào các ngành đại học chuyên khoa hoặc các ngành chuyên nghiệp, tức là dạy nghề ở cấp cao, có kỹ thuật hiện đại”.
Hai là, có hướng dẫn học sinh tuyển chọn những ngả rẽ trong quá trình học tập, căn cứ năng lực và điều kiện của họ; đối với các học sinh ưu tú không có ranh giới cứng giữa các con đường học tập, tức đã manh nha sự liên thông giữa các hệ đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp.
Thiết nghĩ, đó là một Dự án cải cách có nhiều ý tưởng tiếp nối phương châm “học là học có nghề có nghiệp” của các trí thức nho học Duy tân ái quốc ưu dân. Chiến tranh bùng nổ 19/12/1946 đã không cho phép nó biến thành hiện thực. Còn sau đó, từ cuộc cải cách giáo dục năm 1950, được mệnh danh là “lần thứ nhất”, đã đưa nền giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phát triển theo hướng khác. Các công trình chính thống về lịch sử giáo dục Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945, không viết một chữ nào về Dự án cải cách năm 1946, coi như nó không hề tồn tại, mặc dù đã được ban hành thành Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
Ví thử Dự án 1946 được thực hiện, hoặc chí ít được tham khảo, thì cái nạn “thừa thầy, thiếu thợ” có đến nỗi nghiêm trọng như thế không?
Mới đây Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng nhà xuất bản Giáo dục công bố bản scan bút tích bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề Học sinh và lao động. Người viết:
“Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học – riêng về mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý; vì bất kỳ ở nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học cũng ít hơn trường trung học.
Thế thì những trò tiểu học, trung học không được chuyển cấp sẽ làm gì?
Tiểu học và trung học là giáo dục phổ thông, nó bồi dưỡng học sinh thành những công dân có giác ngộ, có văn hoá, có sức khoẻ, thành đạo quân lao động hậu bị to lớn: mục đích chính của học sinh là để góp phần vào phát triển sản xuất của xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng xuất lao dộng.
Vì vậy cần phải chuẩn bị tư tưởng cho học sinh sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoặc công việc xây dựng khác”.