- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Về chuyện học hành và thi cử, lâu nay chúng ta vẫn thường than phiền chương trình giáo dục còn có những điều bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên học sinh và gia đình. Không bàn đến chuyện học phí và giá cả sinh hoạt cho chuyện học hành của nhiều gia đình đang ở trong hoàn cảnh eo hẹp. Bài viết này muốn đề cập đến nguyên nhân của những căng thẳng khiến cho học sinh chán nản, không có hứng thú trong việc học tâp, thậm chí cả bỏ học. Và vì sao? Nguyên nhân có phải do chương trình giáo dục quá nặng nề? Phương pháp giảng dạy và quản lý của nhà trường chưa hay, chưa tốt? Hay là vì tại đạo đức xã hội suy đồi?
Đổ thừa cho người khác là phương cách dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề. Nhưng cho dù sự thật có đúng hoàn toàn như thế hay chỉ là đúng một phần, nếu chỉ phê phán suông rồi chờ đợi, thì phỏng ích gì?
Qua khảo sát trong giới sinh viên học sinh, lý do khiển các em không có hứng thú trong học tập hoặc thỉnh thoảng cảm thấy chán nản là vì thầy cô, giảng viên không nhiệt tình; chương trình học quá nặng nề, nhiều lý thuyết, ít thực hành, các em phải học lệch v.v…. Chỉ có một số ít thú nhận mình chán học là do: ham chơi, do gia đình có chuyện không vừa ý và…do thất tình !
Rõ ràng là các em đã bắt chước bệnh “đổ thừa” của người lớn. Thử hỏi, các em dựa vào đâu để chê chương trình giáo dục hiện nay là nhiều bài vở quá, nặng nề quá, lý thuyết quá…nên các em không còn hứng thú để học? Các em đã thật sự so sánh khi được theo học một chương trình giáo dục (cứ cho là tiến bộ đi) của một nước ngoài nào chưa? Hay chỉ a-dua nói theo để biện minh cho thất bại của mình?
Không đổ thừa là vì, tại vì cho ai cả !
Bản thân của mỗi người, mỗi học sinh, mỗi phụ huynh phải nên tự nhận biết và nhìn lại chính mình.
Là học sinh, các em phải thành thật xem lại sự cố gắng của mình có thật sự đủ chưa? Chán học vì không hiểu bài, học không nổi hay là vì không đủ thời giờ để… đi chơi. Chán học, bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, vì sức khỏe kém, vì tổ chất tự nhiên từ lúc còn nhỏ (không thích hợp với chữ nghĩa) là những lý do bất khả kháng. Nhưng các em có đủ sức khỏe để thể hiện mình lúc tham gia vui chơi cùng bạn bè, thậm chí đua xe, đánh nhau và các trò khác….Các em có thể ngồi hàng nhiều giờ hay cả ngày để lướt net, để trở thành một cao thủ siêu đẳng trong game thì không thể bảo các em thiếu khéo léo, thiếu thông minh. Vậy tại sao em cảm thấy chán nản, cảm thấy không còn chút hứng thú gì khi “phải” vào lớp, đến trường? Tại sao bản tính tò mò, hiếu học tự nhiên của em đã có từ lúc chập chững bi bô hỏi cha, hỏi mẹ cái này, cái kia nay lại không còn nữa đối với chuyện học. Vì sao em vẫn rất h.am m.uốn được hiểu biết thêm nhiều điều trên thế giới nhưng lại e ngại đến trường, nơi sẽ sẵn sàng cho các em kiến thức cùng bao bạn bè thân vui?
Nếu như, trình độ của em vẫn thế, nhưng tất cả các học sinh bổng nhiên đều học kém hơn em. Em là học sinh giỏi nhất trường, giỏi nhất lớp, thì em có còn chán học nữa hay không?
Như vậy, chính sự sợ hãi là nguồn gốc của mọi căn do. Sợ phải đối mặt với thất bại nếu như còn phải tiếp tục đi trên con đường học hành, sợ kết quả yếu kém của mình, sợ cha mẹ, sợ gia đình, sợ bạn bè lối xóm, sợ mọi người cười chê. Sự học của các em bổng trở nên nặng nề đầy áp lực đau khổ. Giá như sự học chỉ là trò chơi, giá như em hiểu được rằng: Có những người giỏi là vì nhờ có những người kém và người kém ở mặt này thì giỏi ở mặt khác.
Vì vậy, dù có kém hơn những người khác, em sẽ vẫn có hứng thú học hành, ít nhất là các môn mình thích. Nếu như em học là để cho mình, học để có kiến thức, để biết, để làm và để sống. Không phải học chỉ vì để có bằng cấp, để khoe khoang tài giỏi hơn người….
Là phụ huynh, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại quan niệm của mình. Hẳn nhiên, ai cũng muốn lo lắng cho con em, lo cho chúng no đủ, khỏe mạnh, giỏi giang, an toàn và thành công, nói chung là hạnh phúc. Nhưng mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi cảnh, mỗi người đều phải có và được có những điều kiện cơ bản khác nhau. Nên dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận các đích đến khác nhau. Thật là phí hoài nếu chúng ta mất đi một nhạc sĩ tài năng, đổi lại, nhờ cố gắng gò ép chúng ta có được một kỹ sư nhưng bất tài, dỡ ẹc, chẳng làm nên tích sự gì ngoài tấm bằng có được.
Vậy nên, ngoài nổ lực tối đa mà ta có được để giúp trẻ hướng tới thành công, hạnh phúc. Điều quan trọng thiết yếu trước tiên là: Chúng ta phải nhận biết cho được năng lực và thiên hướng thật sự của tré, thì khi đó mới có thể uốn nắn, phát triển và chỉ hướng cho trẻ chọn lựa con đường đến đích thành công: Con ngưới khi được làm đúng việc mà mình yêu thích thì không còn tách biệt là công việc phải làm hay là sự hưởng thụ. Đó chính là điều hạnh phúc nhất, vui sướng nhất.
Đừng làm cho các em phải thêm sợ hãi bởi những áp lực chạy theo thành tích nhất thời. Hạnh phúc thật sự không phải ở đâu xa, mà chính ngay lúc này, thời học sinh, tuổi học trò tươi đẹp của các em.
Văn Chí Kỳ
Đổ thừa cho người khác là phương cách dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề. Nhưng cho dù sự thật có đúng hoàn toàn như thế hay chỉ là đúng một phần, nếu chỉ phê phán suông rồi chờ đợi, thì phỏng ích gì?
Qua khảo sát trong giới sinh viên học sinh, lý do khiển các em không có hứng thú trong học tập hoặc thỉnh thoảng cảm thấy chán nản là vì thầy cô, giảng viên không nhiệt tình; chương trình học quá nặng nề, nhiều lý thuyết, ít thực hành, các em phải học lệch v.v…. Chỉ có một số ít thú nhận mình chán học là do: ham chơi, do gia đình có chuyện không vừa ý và…do thất tình !
Rõ ràng là các em đã bắt chước bệnh “đổ thừa” của người lớn. Thử hỏi, các em dựa vào đâu để chê chương trình giáo dục hiện nay là nhiều bài vở quá, nặng nề quá, lý thuyết quá…nên các em không còn hứng thú để học? Các em đã thật sự so sánh khi được theo học một chương trình giáo dục (cứ cho là tiến bộ đi) của một nước ngoài nào chưa? Hay chỉ a-dua nói theo để biện minh cho thất bại của mình?
Không đổ thừa là vì, tại vì cho ai cả !
Bản thân của mỗi người, mỗi học sinh, mỗi phụ huynh phải nên tự nhận biết và nhìn lại chính mình.
Là học sinh, các em phải thành thật xem lại sự cố gắng của mình có thật sự đủ chưa? Chán học vì không hiểu bài, học không nổi hay là vì không đủ thời giờ để… đi chơi. Chán học, bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, vì sức khỏe kém, vì tổ chất tự nhiên từ lúc còn nhỏ (không thích hợp với chữ nghĩa) là những lý do bất khả kháng. Nhưng các em có đủ sức khỏe để thể hiện mình lúc tham gia vui chơi cùng bạn bè, thậm chí đua xe, đánh nhau và các trò khác….Các em có thể ngồi hàng nhiều giờ hay cả ngày để lướt net, để trở thành một cao thủ siêu đẳng trong game thì không thể bảo các em thiếu khéo léo, thiếu thông minh. Vậy tại sao em cảm thấy chán nản, cảm thấy không còn chút hứng thú gì khi “phải” vào lớp, đến trường? Tại sao bản tính tò mò, hiếu học tự nhiên của em đã có từ lúc chập chững bi bô hỏi cha, hỏi mẹ cái này, cái kia nay lại không còn nữa đối với chuyện học. Vì sao em vẫn rất h.am m.uốn được hiểu biết thêm nhiều điều trên thế giới nhưng lại e ngại đến trường, nơi sẽ sẵn sàng cho các em kiến thức cùng bao bạn bè thân vui?
Nếu như, trình độ của em vẫn thế, nhưng tất cả các học sinh bổng nhiên đều học kém hơn em. Em là học sinh giỏi nhất trường, giỏi nhất lớp, thì em có còn chán học nữa hay không?
Như vậy, chính sự sợ hãi là nguồn gốc của mọi căn do. Sợ phải đối mặt với thất bại nếu như còn phải tiếp tục đi trên con đường học hành, sợ kết quả yếu kém của mình, sợ cha mẹ, sợ gia đình, sợ bạn bè lối xóm, sợ mọi người cười chê. Sự học của các em bổng trở nên nặng nề đầy áp lực đau khổ. Giá như sự học chỉ là trò chơi, giá như em hiểu được rằng: Có những người giỏi là vì nhờ có những người kém và người kém ở mặt này thì giỏi ở mặt khác.
Là phụ huynh, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại quan niệm của mình. Hẳn nhiên, ai cũng muốn lo lắng cho con em, lo cho chúng no đủ, khỏe mạnh, giỏi giang, an toàn và thành công, nói chung là hạnh phúc. Nhưng mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi cảnh, mỗi người đều phải có và được có những điều kiện cơ bản khác nhau. Nên dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận các đích đến khác nhau. Thật là phí hoài nếu chúng ta mất đi một nhạc sĩ tài năng, đổi lại, nhờ cố gắng gò ép chúng ta có được một kỹ sư nhưng bất tài, dỡ ẹc, chẳng làm nên tích sự gì ngoài tấm bằng có được.
Vậy nên, ngoài nổ lực tối đa mà ta có được để giúp trẻ hướng tới thành công, hạnh phúc. Điều quan trọng thiết yếu trước tiên là: Chúng ta phải nhận biết cho được năng lực và thiên hướng thật sự của tré, thì khi đó mới có thể uốn nắn, phát triển và chỉ hướng cho trẻ chọn lựa con đường đến đích thành công: Con ngưới khi được làm đúng việc mà mình yêu thích thì không còn tách biệt là công việc phải làm hay là sự hưởng thụ. Đó chính là điều hạnh phúc nhất, vui sướng nhất.
Đừng làm cho các em phải thêm sợ hãi bởi những áp lực chạy theo thành tích nhất thời. Hạnh phúc thật sự không phải ở đâu xa, mà chính ngay lúc này, thời học sinh, tuổi học trò tươi đẹp của các em.
Văn Chí Kỳ