Học gì từ Tây Du Ký

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Các em sinh viên thân mến!

Trong chúng ta, ai chẳng xem qua bộ phim Tây Du Ký vài chục lần. Tuy đây là tác phẩm kinh điển của văn học và điện ảnh Trung Quốc, nhưng nó đã bị Việt hóa.

Tây Du Ký gắn liền với ký ức tuổi thơ và bao nhiêu mơ mộng.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc viết hoặc nói về tuyệt tác này.

Hôm nay thầy cũng hóng hớt một tí, cũng nêu ra một khía cạnh, cùng chia sẽ với các em, xem ta có thể học gì từ Tây Du Ký, lấy cái đại ý , tinh hoa của tác phẩm áp dụng cho cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta được chăng?

Sống trên đời, suy cho cùng là đi tìm hạnh phúc và ý nghĩa thật sự của đời mình. Thầy nghĩ rằng, thành công nào khác của việc làm người ngoài là để thành người- hay còn gọi là THÀNH NHÂN.

Quá trình đi thỉnh kinh trong tây du ký phải chăng cũng giống như hành trình sống của chúng ta vậy. Thỉnh kinh là tìm chân lý đời mình.

Trong quá trình ấy, chúng ta gặp bao gian lao cách trở giống như thầy trò Đường Tăng vượt qua bao nhiêu đường xa, kiếp nạn gặp bao nhiêu yêu ma quỷ quái, cám dỗ phú quý, say mê.

Muốn vượt qua tất cả, tất nhiên là phải có sự trợ giúp của phật trời ( ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, nhà nước,…) nhưng hơn tất cả, chúng ta, cũng như thầy trò Đường Tăng, phải dựa vào sức mình là chính. Đó là những gì:

Tam Tạng: một con tim hướng Phật, hướng thiện, giàu lòng nhân ái, am tường kinh sách. Tam Tạng là cái TÂM

Ngộ Không: tài phép biến hóa, đi mây về gió, trừ ma diệt quỷ, vượt mọi khó khăn. Ngộ không đại diện cho TÀI ,TRÍ

Bát Giới: tính tham, sân, si lại lười, vô trách nhiệm, nó giống như bản ngã dục vọng trong mỗi con người, Bát giới là DỤC

Sa Tăng: thường không ý kiến, chẳng bàn luận, chỉ biết thừa hành, tiến lên không lùi bước. Sa Tăng là NHẪN.

Một khi chúng ta đã gom đủ bốn phẩm chất ấy, kết hợp hài hòa, bổ sung và kềm chế lẫn nhau, thành công còn chạy đi đâu được nửa.

Tuy nhiên, các em luôn cần nghiên cứu kỹ càng, tránh nóng vội mà hỏng đại sự. Luôn bâng khuâng những điều này:

1. Lúc nào cũng phải để TÂM định hướng, tự hỏi xem tôi đã có đủ tâm trong sáng, TÀI TRÍ đủ đầy, DỤC hợp lý, NHẪN kiên định chưa khi làm bất cứ gì, còn để đủ trong suốt cả chuyến đi (cuộc sống) thì không bao giờ chuẩn bị đủ cả.

2. Tôi có kết hợp chúng nhuần nhuyễn chưa, có cái nào lấn át cái nào không?

3. Làm sao để học, thực hành và phát triển thêm 4 thứ ấy. Vì không giống trong TÂY DU KÝ, kinh phật của mỗi người chúng ta không ở một chỗ nhất định đâu, càng đi xa chúng ta càng thỉnh kinh quý hơn đó.

“because we live once, live well”

Nguyễn Cao An Tôn

Thủ Đức Tuesday June 4, 2019
 
@Văn Nhật Hào : có thể nó ám chỉ là nếu cái tâm tốt mà cởi con mercedes s-600 màu trắng thì sẽ rất tuyệt chăng?
Đùa thôi, trong bối cảnh câu chuyện, bạch mã- hay thái tử long cung thật sự không có liên kết chặt chẽ với thực thể tâm-trí-dục-nhẫn thống nhất. Với lại, trong văn hóa trung quốc, thân "khuyển mã" ám chỉ người phục vụ và làm công, không có tiếng nói và danh phận đâu em ạ. Ở đây, coi ngựa trắng đường tăng như một sự hổ trợ từ phật trời thôi.
 
Quay lại
Top Bottom