Học cho có chứng chỉ dạy đại học

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.910
TT - Để được giảng dạy, giảng viên nhiều trường ĐH, CĐ đã và đang phải tìm nhiều cách bổ túc các chứng chỉ theo quy định ngạch giảng viên như chứng chỉ triết học, lý luận giảng dạy...

ImageView.aspx


Tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ, đã giảng dạy chín năm ở một trường ĐH công lập tại TP.HCM nhưng giảng viên T.M.L. chỉ được hưởng lương... trợ giảng. Lý do: chưa có chứng chỉ triết học theo quy định của ngạch giảng viên. “Thạc sĩ ở Việt Nam phải nộp chứng chỉ triết học sau ĐH mới được bảo vệ luận văn. Tôi làm thạc sĩ ở nước ngoài nên không có chứng chỉ này. Đầu năm học này, nhà trường nói nếu tôi không bổ sung chứng chỉ triết học sẽ không được tiếp tục đứng lớp nữa” - giảng viên T.M.L. lo âu.

Đã đi dạy vẫn phải học

Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi theo học các lớp này. Thạc sĩ Nguyễn Duy Hải - Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM - cũng đã đăng ký học 60 tiết lý luận giảng dạy ĐH tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Giảng viên Hải nói: “Nếu ngạch giảng viên không quy định, tôi sẽ không học”. Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Phương - giảng viên một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM - cũng cho biết: “Tôi học chứng chỉ lý luận dạy ĐH chỉ để đủ điều kiện dự thi công chức”.

Thậm chí, trên một diễn đàn mạng, một người tâm sự: “Ông xã kêu mình đi dạy vì thấy đi làm vất vả quá. Theo yêu cầu bắt buộc, dạy ĐH phải có chứng chỉ triết học và lý luận dạy ĐH. Bạn nào biết nơi nào dạy... đỡ buồn ngủ chỉ giúp mình với. Đi học lấy chứng chỉ thôi nên không có động lực gì hết”.

“Để giảng viên công tác tốt hơn”

Nhiều giảng viên thắc mắc Luật giáo dục ĐH ban hành tháng 6-2012 quy định “trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy ĐH là thạc sĩ trở lên”, vậy giảng viên có cần phải học thêm lý luận dạy ĐH không? Ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT - cho biết ngạch giảng viên vẫn quy định ngoài trình độ chuyên môn phải có hai chứng chỉ nêu trên. Ông Nhị nói:
“Đứng trên bục giảng, ngoài chuyên môn giảng viên cần phải có kiến thức, kỹ năng về giáo dục, sư phạm. Vấn đề không phải là bằng cấp, nhưng đã hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì giảng viên cần được trang bị kiến thức về giáo dục, sư phạm để công tác tốt hơn”.
 
Quay lại
Top Bottom