cacabala00
Cựu quản lý
- Tham gia
- 26/5/2010
- Bài viết
- 811
Người dân hoảng loạn cố chen nhau cố thoát ra khỏi đám đông, xác người nằm la liệt trên cây cầu bắc qua sông Tonle Sap sau lễ hội té nước diễn ra ở thủ đô Phnom Penh hôm qua (22/11).
Cảnh chen lấn xô đẩy đến nghẹt thở.
Hiện trường sau vụ giẫm đạp là ngổn ngang thi thể người bị nạn và giày dép của họ.
Một nạn nhân được cứu giúp.
Những người phụ nữ ngất lịm vì kiệt sức.
Quang cảnh trên cây cầu nơi xảy ra vụ giẫm đạp.
Các nạn nhân đang được đưa đi cấp cứu.
Những người đàn ông cũng kiệt sức vì đám đông chen lấn.
Thi thể những người bị nạn nằm la liệt.
Rất nhiều người cố chen ra khỏi đám đông lúc xảy ra hỗn loạn.
Sean Ngu, một người Austraila về thăm gia đình và bạn bè ở Campuchia cho biết: “Lúc đó đang có rất nhiều người trên cầu thì đột nhiên cả hai phía cầu bắt đầu xô đẩy. Mọi người trở nên hoảng loạn. Những người ở giữa bị đẩy ngã rơi khỏi cầu”.
“Đã có ít nhất 50 người nhảy xuống sông. Một số người cố gắng leo lên cầu để bám vào dây điện, nhưng rồi dây điện đứt và họ bị điện giật. Số người chết vì thế cũng tăng lên”, người này nói thêm.
Được cảnh sát giải cứu sau một lúc lâu bị kẹp chặt trong đám đông, cô gái 19 tuổi Khon Sros bàng hoàng kể lại: “Mọi người xô đẩy dữ dội khiến tôi bị ngã. Họ liên tục la hét: 'Đi! Đi!'. Một người đàn ông đứng gần tôi đã chết vì kiệt sức và không đủ không khí để thở”.
“Tôi bị sốc và nghĩ rằng sẽ chết trong vụ hoảng loạn. Những người khỏe mạnh có thể trốn thoát, nhưng phụ nữ và trẻ em thì không qua khỏi”, Chea Srey Lak (27 tuổi) thuật lại. Nằm cạnh cô là một phụ nữ khoảng 60 tuổi đã bị hàng trăm người giẫm đạp cho đến chết trong lúc cố gắng chạy thoát.
Nhiều phụ nữ và trẻ em bị giẫm đạp đến chết vì không đủ sức thoát ra khỏi đám đông đang hoảng loạn.
“Có nhiều tiếng than khóc và kêu gọi giúp đỡ ở khắp mọi nơi, nhưng chẳng ai có thể giúp nhau. Mọi người chỉ biết chạy”, Chea nói trong bệnh viện Calmette Hospital, nơi cô đang được điều trị chấn thương ở tay và chân.
Chính phủ Campuchia quyết định chọn ngày thứ Năm tới là ngày quốc tang. Nhà chức trách ước tính có hơn 2 triệu người đã tham gia lễ hội té nước, một trong những lễ hội chính trong năm của người Campuchia. Người phát ngôn của chính phủ cho biết có hơn 400 người bị thương và hầu hết những trường hợp tử vong là do bị nghẹt thở và nội thương.
Rất nhiều trường hợp bị chết là thanh thiếu niên do không đủ sức chạy thoát khỏi vụ hỗn loạn. Thi thể các nạn nhân sau vụ việc đã lấp đầy bệnh viện Calmette, trung tâm điều trị chính ở Phnom Penh. Các trường hợp bị thương thậm chí còn phải điều trị cả ở ngoài hành lang.
Thi thể của các nạn nhân nằm la liệt tại hiện trường và sau khi được đưa vào bệnh viện. (Video: BBC)
Những người bị thương liên tục được đưa vào bệnh viện và phải nằm điều trị cả ngoài hành lang hoặc trên nền nhà. Hình ảnh để lại hiện trường là la liệt giày dép, kính mát và quần áo của những người bị nạn. (Video: CNN)
zing.vn
Cảnh chen lấn xô đẩy đến nghẹt thở.
Hiện trường sau vụ giẫm đạp là ngổn ngang thi thể người bị nạn và giày dép của họ.
Một nạn nhân được cứu giúp.
Những người phụ nữ ngất lịm vì kiệt sức.
Quang cảnh trên cây cầu nơi xảy ra vụ giẫm đạp.
Các nạn nhân đang được đưa đi cấp cứu.
Những người đàn ông cũng kiệt sức vì đám đông chen lấn.
Thi thể những người bị nạn nằm la liệt.
Rất nhiều người cố chen ra khỏi đám đông lúc xảy ra hỗn loạn.
Sean Ngu, một người Austraila về thăm gia đình và bạn bè ở Campuchia cho biết: “Lúc đó đang có rất nhiều người trên cầu thì đột nhiên cả hai phía cầu bắt đầu xô đẩy. Mọi người trở nên hoảng loạn. Những người ở giữa bị đẩy ngã rơi khỏi cầu”.
“Đã có ít nhất 50 người nhảy xuống sông. Một số người cố gắng leo lên cầu để bám vào dây điện, nhưng rồi dây điện đứt và họ bị điện giật. Số người chết vì thế cũng tăng lên”, người này nói thêm.
Được cảnh sát giải cứu sau một lúc lâu bị kẹp chặt trong đám đông, cô gái 19 tuổi Khon Sros bàng hoàng kể lại: “Mọi người xô đẩy dữ dội khiến tôi bị ngã. Họ liên tục la hét: 'Đi! Đi!'. Một người đàn ông đứng gần tôi đã chết vì kiệt sức và không đủ không khí để thở”.
“Tôi bị sốc và nghĩ rằng sẽ chết trong vụ hoảng loạn. Những người khỏe mạnh có thể trốn thoát, nhưng phụ nữ và trẻ em thì không qua khỏi”, Chea Srey Lak (27 tuổi) thuật lại. Nằm cạnh cô là một phụ nữ khoảng 60 tuổi đã bị hàng trăm người giẫm đạp cho đến chết trong lúc cố gắng chạy thoát.
Nhiều phụ nữ và trẻ em bị giẫm đạp đến chết vì không đủ sức thoát ra khỏi đám đông đang hoảng loạn.
“Có nhiều tiếng than khóc và kêu gọi giúp đỡ ở khắp mọi nơi, nhưng chẳng ai có thể giúp nhau. Mọi người chỉ biết chạy”, Chea nói trong bệnh viện Calmette Hospital, nơi cô đang được điều trị chấn thương ở tay và chân.
Chính phủ Campuchia quyết định chọn ngày thứ Năm tới là ngày quốc tang. Nhà chức trách ước tính có hơn 2 triệu người đã tham gia lễ hội té nước, một trong những lễ hội chính trong năm của người Campuchia. Người phát ngôn của chính phủ cho biết có hơn 400 người bị thương và hầu hết những trường hợp tử vong là do bị nghẹt thở và nội thương.
Rất nhiều trường hợp bị chết là thanh thiếu niên do không đủ sức chạy thoát khỏi vụ hỗn loạn. Thi thể các nạn nhân sau vụ việc đã lấp đầy bệnh viện Calmette, trung tâm điều trị chính ở Phnom Penh. Các trường hợp bị thương thậm chí còn phải điều trị cả ở ngoài hành lang.
Những người bị thương liên tục được đưa vào bệnh viện và phải nằm điều trị cả ngoài hành lang hoặc trên nền nhà. Hình ảnh để lại hiện trường là la liệt giày dép, kính mát và quần áo của những người bị nạn. (Video: CNN)
zing.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: