Hé lộ thủ phạm khiến "vòng 1" chảy xệ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Hầu như mọi phụ nữ đều ý thức rất rõ rằng, cặp "tuyết lê" của họ có xu hướng chảy xệ nhanh chóng hơn mong muốn. Hiện, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, chính đồng hồ sinh học là thủ phạm khiến mô vú thực sự lão hóa nhanh hơn phần còn lại của cơ thể.

20131022105445-dh.jpg

Theo đồng hồ sinh học, mô vú lão hóa nhanh hơn phần còn lại của cơ thể phụ nữ khoảng 2 - 3 năm. Ảnh: Corbis
Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học California (Mỹ), một đồng hồ sinh học tích hợp trong bộ gen của chúng ta giúp hé lộ nguyên nhân tại sao con người lão hóa và cách có thể làm chậm lại quá trình này.

Steve Horvath, giáo sư chuyên ngành di truyền học và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Để chống lại lão hóa, chúng ta trước tiên cần phải có một cách khách quan để đo lường quá trình đó. Việc xác định các chỉ dấu sinh học về thời gian khắp cơ thể phải mất tới 4 năm. Mục tiêu của chúng tôi trong việc tạo ra đồng hồ sinh học là giúp các nhà khoa học cải thiện hiểu biết của họ về thủ phạm đã làm tăng tốc hoặc chậm lại quá trình lão hóa ở người".

Để tạo ra đồng hồ sinh học như trên, giáo sư Horvath và các cộng sự đã tập trung vào quá trình methyl hóa xảy ra tự nhiên và làm biến đổi ADN. Họ đã sàng lọc dữ liệu của 121 công trình nghiên cứu trước đây về quá trình methyl hóa ở cả mô ung thư và mô khỏe mạnh của người. Lượm lặt thông tin từ gần 8.000 mẫu về 51 loại mô và tế bào trích lấy từ khắp cơ thể, nhóm của ông Horvath đã lập biểu đồ về cách quá trình lão hóa ảnh hưởng tới mức độ methyl hóa ADN của một người từ trước sinh tới 101 năm tuổi.

Trong khi tuổi sinh học của hầu hết các mẫu phù hợp với tuổi tính theo ngày sinh của chúng, số còn lại có sự chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn như, giáo sư Horvath phát hiện, mô vú khỏe mạnh lão hóa nhanh hơn phần còn lại của cơ thể phụ nữ 2 - 3 năm. Nhưng nếu một phụ nữ bị ung thư vú, mô khỏe mạnh ở liền kề khối u sẽ trung bình "già" hơn phần còn lại của cơ thể tới 12 năm. Đồng hồ sinh học cũng xếp mô mang khối u lão hóa hơn mô khỏe mạnh tới 36 năm.

Tốc độ của đồng hồ sinh học cũng tăng lên hoặc giảm xuống phụ thuộc vào tuổi của một người. Cụ thể là, nó sẽ "chạy" nhanh hơn từ giai đoạn sơ sinh tới tuổi vị thành niên, và sau đó giảm dần tới tốc độ bất biến khi con người bước sang tuổi 20.

Giáo sư Horvath cũng đã xem xét các tế bào gốc đa năng - những tế bào trưởng thành đã được tái lập trình sang trạng thái tế bào gốc phôi thai, giúp chúng có thể biến đổi thành bất kỳ dạng tế bào nào trong cơ thể và tiếp tục phân chia vô hạn định. Chuyên gia này nói: "Công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mọi tế bào gốc đều ở dạng sơ sinh. Quan trọng hơn, quá trình biến các tế bào của một người thành các tế bào gốc đa năng đã điều chỉnh đồng hồ sinh học của các tế bào về mốc 0".

Về nguyên tắc, khám phá trên hàm chỉ, giới khoa học có thể quay ngược đồng hồ sinh học của cơ thể người và khôi phục nó về trạng thái 0 ban đầu. Giáo sư Horvath dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu việc làm ngừng đồng hồ lão hóa của cơ thể sẽ ngăn chặn được quá trình lão hóa xảy ra hay làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo Daily Mail
 
×
Quay lại
Top Bottom