Hé lộ chuyện bảo vệ đề thi đại học của Cảnh sát cơ động Hà Nội

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Tính bảo mật của đề thi đại học được giữ gìn ngay trong cách gọi tên điểm in sao. Cứ nghĩ đó là một điểm bí mật trong trường đại học X, nhưng kỳ thực điểm giao, nhận đề thi trong đêm là... một khách sạn.

Lực lượng tham gia áp tải bài thi cho các trường ĐH tại Hà Nội hàng chục năm nay chính là Trung đoàn cảnh sát cơ động PK20 - Công an thành phố Hà Nội.

Cứ đến mùa thi ĐH, CĐ, những sĩ quan và chiến sĩ nhiều kinh nghiệm của PK20 lại được cắt cử tham gia vận chuyển và bảo vệ an toàn cho bài thi, đề thi.

Lên đường lúc nửa đêm

2h30 sáng 4/7/2013, từ Trường ĐH Điện lực (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy), hai ôtô lên đường nhận đề thi toán và vật lý từ một điểm sao in. Đây là điểm in sao đề lớn, phân phối đề cho một loạt trường ở cửa ngõ phía tây thành phố. Tính bảo mật của đề thi được giữ gìn ngay trong cách gọi tên điểm in sao. Cứ nghĩ đó là một điểm bí mật trong trường đại học X, nhưng kỳ thực điểm giao, nhận đề thi trong đêm là... một khách sạn. Áp tải đề thi, bài thi cho hai xe này là đại úy Trần Khắc Hiếu và thiếu úy Lâm Văn Cường - hai sĩ quan của đại đội 2 Trung đoàn PK20.

he-lo-chuyen-bao-ve-de-thi-dai-hoc-cua-canh-sat-co-dong-ha-noi.jpg


Sau khi bàn giao đề thi toán, trong xe còn nguyên thùng đề thi môn lý của buổi chiều. Hai ôtô lập tức bị khóa trái. Lái xe được mời ra khỏi xe và bàn giao chìa khóa cho một cán bộ tuyển sinh. Còn nhiệm vụ bảo vệ xe an toàn ngay trong trường thi hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của PK20.

9h45, thời gian làm bài môn toán còn 30 phút. Hai chiếc xe biển xanh của Trường ĐH Điện lực chuyển bánh. Một chiếc ôtô 12 chỗ đi nhận bài tại bốn điểm thi. Cùng áp tải với thiếu úy Lâm Văn Cường là ba cán bộ của Trường ĐH Điện lực: một cán bộ phòng khảo thí và kiểm định chất lượng, một cán bộ phòng tổ chức và một cán bộ phòng đào tạo. Thiếu úy Cường ngồi ở ghế trên, bên cạnh tài xế, với đầy đủ công cụ hỗ trợ cần thiết cho hành trình áp tải.

Chưa đến 10h nhưng đường vào điểm thi 03 (Trường tiểu học Xuân Đỉnh) đã nêm cứng phụ huynh đứng ngồi, sốt ruột ngóng vào phòng thi. Xe phải chuyển bánh rất chậm dù lực lượng công an của điểm thi đang hối hả điều tiết. “Đấy là lý do phải đến điểm thi đầu tiên 15-20 phút trước khi kết thúc giờ làm bài. Trễ một chút thôi, đường vào trường có thể tắc nghẽn” - thiếu úy Cường cho biết. Trong hơn một giờ đồng hồ chờ điểm thi hoàn thành việc thu bài, viên thiếu úy trẻ vẫn lặng lẽ đứng ở đầu ôtô để cảnh giới. “Hàng nghìn tỷ đồng trong chiếc xe chở đề thi và bài thi này. Một sơ suất nhỏ có thể biến thành hậu quả khôn lường. Nếu sai sẽ không sửa được, bắt buộc phải tập trung tối đa trong mọi tình huống” - thiếu úy Cường nghiêm cẩn nói.

he-lo-chuyen-bao-ve-de-thi-dai-hoc-cua-canh-sat-co-dong-ha-noi.jpg


Hòm bài thi được niêm phong chặt chẽ, ngay khóa của từng hòm cũng được gói ghém cẩn thận vào phong bì cứng và dán dấu niêm phong. Không ai được vào xe một mình, kể cả cán bộ tham gia áp tải bài thi. Phía bên ngoài, bất cứ ai không thuộc đoàn áp tải tiến lại gần vị trí xe đều lọt vào “tầm ngắm” của thiếu úy Cường. Sau hơn hai giờ, hơn 3.000 bài thi ở ba điểm thi 03, 05, 06 lần lượt được giao nhận an toàn. Xe sẽ trở về điểm thi 01 (tại Trường ĐH Điện lực), thu nhận nốt gần 1.000 bài thi nữa.

Hành trình về đích đầy thuận lợi khi thời gian đã trôi đến quá trưa, đường sá cực kỳ thông thoáng. Nhưng lái xe vẫn được nhắc nhở: sắp về đến đích, xe phải bảo đảm an toàn, vào đoạn cua cho “ngọt”. Thiếu úy Cường nói:“Giấy niêm phong rất mỏng, dễ rách, thậm chí khi niêm phong, nếu dán nhiều hồ quá cũng dễ bung, dễ nát. Nếu hòm bài thi bị xô lệch trong lúc vận chuyển, nỗi sợ lớn nhất là giấy niêm phong thùng bài bị rách. Lúc giao nhận bài tại điểm thi, niêm phong chặt chẽ, chẳng may lúc về hội đồng dấu niêm phong không còn nguyên vẹn thì to chuyện!”.

12g30, xe đã về điểm thi 01 - Trường ĐH Điện lực. Bốn thùng bài thi được bàn giao cho hội đồng, chuyển vào kho chứa bài thi được bảo mật nhiều lớp. Từ đây mỗi thùng bài thi sẽ được khóa bằng hai khóa: bộ phận thanh tra - pháp chế giữ một chìa khóa, chìa còn lại giao cho thư ký tuyển sinh, bảo đảm không một ai tự tiện mở được thùng bài thi...

Không được “xuống đường”

Trọn gói hành trình của một xe vận chuyển bài thi, đề thi trong thành phố là nửa đêm đi nhận đề, mang về hội đồng thi rồi phân phối cho các điểm thi. Quay về hội đồng, chờ đến khi thí sinh gần hết giờ làm bài, xe sẽ trở lại các điểm thi, giao đề môn thi buổi chiều, đồng thời nhận bài của thí sinh làm ở buổi thi sáng.

Nỗi ám ảnh thường trực nhất của những người tham gia áp tải bài thi những năm đầu “ba chung” trong nội đô Hà Nội chính là cảnh tắc đường. Chưa có cụm thi để phân tán thí sinh, ai thi ĐH phía Bắc cũng phải dập dìu về thủ đô ứng thí. Hầu như tất cả các trường tiểu học, THCS đều trở thành điểm thi ĐH. Thí sinh đi thi, rồi người nhà hộ tống, đường sá lúc nào cũng đông nghẹt nên dù thời gian chuyển bài thi thường vào buổi trưa và chiều nhưng tổng đài trung tâm, trực chỉ huy thường xuyên nhận tin báo chỗ này tắc đường, chỗ kia ùn ứ. Song dù cảnh tắc đường vô lý bởi một vài xe sai làn, chỉ cần có sự tham gia điều tiết tức thời là ổn, hoàn toàn trong khả năng của cảnh sát, nhưng người áp tải bài thi vẫn tuyệt đối không được rời vị trí để “xuống đường”.

he-lo-chuyen-bao-ve-de-thi-dai-hoc-cua-canh-sat-co-dong-ha-noi.jpg


Trong muôn vàn “kịch bản” khi áp tải bài thi, nhiều tình huống giả định đưa ra hoàn toàn thuộc khả năng giải quyết của cảnh sát, nhưng các chiến sĩ PK20 chỉ được phép ngồi yên trên xe, bảo vệ chặt bài thi. “Trong phương án bảo vệ bài thi có cả tình huống phổ biến và tình huống cá biệt, hãn hữu. Thứ nhất là tắc đường, hỏng xe. Thứ hai là xe gặp tai nạn giao thông. Thứ ba là xuất hiện trường hợp tấn công tổ áp tải với mục đích cướp đề thi, bài thi. Thứ tư là đối phó với tình huống nhiều thí sinh tụ tập ngay trước cổng trường có ý định gây cản trở, cướp bài thi vì làm bài không tốt... Ở bất cứ tình huống nào chiến sĩ cũng không được rời vị trí mà phải báo cáo nhanh về chỉ huy để có phương án phối hợp, hỗ trợ hiệu quả” - trung tá Nguyễn Văn Giang, đại đội trưởng đại đội đặc nhiệm trung đoàn cảnh sát cơ động - người từng chỉ huy những đợt áp tải bài thi đường dài, cho hay.

Do tính chất đặc biệt của nhiệm vụ nên PK20 luôn chuẩn bị rất kỹ. Chẳng hạn vào trưa 3-7, trước ngày thi một ngày, đại đội trưởng các đại đội của PK20 mới thông báo cho các chiến sĩ chuẩn bị tư trang, buổi chiều tập trung nghe phổ biến nhiệm vụ để buổi tối lên đường đến các hội đồng thi. “Chỉ bốn người trong ban chỉ huy biết trước kế hoạch, còn tất cả cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chỉ được biết nhiệm vụ của mình trước khi xuất phát chừng vài giờ đồng hồ. Chỉ huy bí mật đến phút chót với chiến sĩ và chiến sĩ khi nhận lệnh mặc nhiên sẽ giữ bí mật nhiệm vụ ngay với người thân trong gia đình” - trung tá Hạnh cho biết.

Theo nguyên tắc của Trung đoàn PK20, người được chọn tham gia áp tải bài thi phải là hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, “có khả năng tác chiến độc lập”, tự xử lý nhanh được tình huống tại chỗ một mình. Và mỗi đợt thi sẽ có 120 sĩ quan, hạ sĩ quan PK20 được điều động vào nhiệm vụ đặc biệt này.

Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top Bottom