“Hãy tự bảo vệ mình”

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Đó là lời khuyên của chuyên gia Huỳnh Anh Bình, giảng viên khoa Tâm lý, trường ĐH Sư phạm TP. HCM, xung quanh vấn đề xâm hại t.ình d.ục và giáo dục giới tính dành cho nam sinh viên mà báo SVVN từng có bài đề cập ở số báo trước.


Tình trạng các bạn nam bị xâm hại t.ình d.ục hiện khá phổ biến. Anh có thể cho biết ý kiến về vấn đề này?

Một cuộc khảo sát mới đây với 3.000 học sinh tuổi từ 12 đến 18 tại Hà Nội và Hải Dương đã cho kết quả bất ngờ, hơn 20% số nam sinh được hỏi từng bị xâm hại t.ình d.ục, trong khi con số này ở nữ là 18%. Trong thời gian gần đây, một số trang báo cũng đã đưa tin ngày càng có nhiều trường hợp các bạn nam bị xâm hại t.ình d.ục. Nạn nhân chủ yếu là những bạn học sinh nam có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, cha mẹ bận bịu cuộc sống hằng ngày nên không có đủ thời gian quan tâm đến con em mình, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Những hành vi chưa bị phát giác hiện nay còn rất nhiều. Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo trong vấn nạn xâm hại t.ình d.ục ở nam.

Tôi từng tư vấn cho một số trường hợp bị xâm hại t.ình d.ục nam. Đa số các bạn đều cảm thấy đau khổ, mặc cảm về bản thân. Không ít trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ kéo dài. Nhưng đó chỉ là một số ít các bạn biết tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý, còn lại đa số là các bạn âm thầm gánh chịu, tự giày vò mình, không dám chia sẻ với ai. Đó cũng là lý do khiến cho kẻ xấu hoàn toàn “yên tâm” vì hành vi xấu xa của mình không bị vạch trần.

Vấn đề lạm dụng và xâm hại t.ình d.ục đối với các bạn nam đang ở mức báo động. Theo anh, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

Từ trước đến nay, xã hội đã dành rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cho các bạn nữ mà “quên” mất rằng các bạn nam cũng cần được bảo vệ giống như vậy. Mọi người cho rằng, con trai thì không thể bị xâm hại t.ình d.ục, đi chơi với người lạ cũng không sao… Cho nên bọn xấu đã lợi dụng tâm lý chung này.

Bên cạnh sự chủ quan của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em trai, Internet bùng nổ dẫn theo những biến tướng lệch lạc về quan hệ đồng giới cũng làm gia tăng tình trạng này. Ngoài ra, quy định của luật pháp còn nhiều kẽ hở; lối sống buông thả, thiếu sự kiểm soát trong đời sống t.ình d.ục của người đồng tính c

ũng là nguyên nhân không thể không nhắc tới. Hiện nay, nhiều bạn nam bị xâm hại cũng không hề biết, bởi các bạn và ngay cả rất nhiều người lớn đều nghĩ rằng, khi bị ép buộc quan hệ t.ình d.ục thì mới gọi là xâm hại. Trong khi, thực tế, những hành vi như sờ mó, bắt phải xem những sản phẩm đồi trụy, nói chuyện khiêu dâm, gạ gẫm bằng lời… đều được thế giới xếp vào nhóm “xâm hại t.ình d.ục”.

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có quy định rõ ràng về việc này chưa? Theo anh, các chế tài đã đủ mạnh?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, mọi hành vi quan hệ t.ình d.ục với nữ dưới 13 tuổi (dù trẻ bị cưỡng bức hay đồng ý) đều cấu thành và bị xử lý về tội “hiếp dâm trẻ em”. Tuy nhiên, đối với nam bị lạm dụng, cưỡng ép quan hệ t.ình d.ục, bị dụ dỗ đi khách, cơ quan tố tụng lại không xử lý về tội danh “hiếp dâm” mà chuyển sang tội “dâm ô với trẻ em”, có khung hình phạt nhẹ hơn. Chính từ kẽ hở này của pháp luật, kẻ xấu đã tiếp cận các bạn nam để thực hiện hành vi đồi bại, quay lại bằng điện thoại rồi dùng những trang mạng xã hội, những diễn đàn không lành mạnh môi giới, rao bán các bạn như một món hàng.

Xin nhắc lại, nhận thức của gia đình, xã hội và cả pháp luật vẫn chưa rõ ràng, vẫn cho rằng, việc xâm hại t.ình d.ục chỉ xảy ra đối với đối tượng là nữ. Ngay cả quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em cũng không nêu rõ người bị hại là nam hay nữ. Một điều khó khăn nữa, đó là tư duy của các nhà áp dụng luật còn bó hẹp trong quan niệm khách thể xâm hại phải là phụ nữ, còn chủ thể tội phạm là nam giới.

Còn nhà trường và gia đình đóng vai trò như thế nào trong vấn đề này?

Gia đình và nhà trường có vai trò quan trọng trong vấn đề xâm hại t.ình d.ục ở cả các bạn nam và nữ. Trước đây, hầu hết chúng ta đều chỉ giáo dục trẻ em nữ phải biết cách tự bảo vệ mình, còn bây giờ, gia đình và nhà trường cần dành sự quan tâm này cho cả các bạn nam. Gia đình nên quan tâm, chia sẻ với các bạn nam nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn các bạn bước vào độ tuổi dậy th.ì, thay đổi về mặt tâm sinh lý. Các bạn cần được trang bị nhiều kiến thức về giới tính hơn nữa. Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, nhằm mang lại sự an toàn cho các bạn.

Các bạn nam, đặc biệt là ở độ tuổi sinh viên, nên làm gì để bảo vệ mình?

Các bạn nam nên tự trang bị cho mình những kiến thức về giới tính, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Phải cảnh giác, đề phòng với những đối tượng lạ mặt, nghi ngờ có ý đồ xấu. Khi bị xâm hại t.ình d.ục, cần báo ngay cho gia đình và cơ quan công an. Các bạn nam nên có lối sống lành mạnh, không nên sa ngã, nghe theo lời dụ dỗ vì lợi ích vật chất nhất thời mà phải chịu những hậu quả nặng nề về sau.

Theo SVVN
 
×
Quay lại
Top