tracongphu
Thành viên
- Tham gia
- 19/6/2015
- Bài viết
- 6
Dù biết rằng, cuộc sống, xã hội thay đổi từng ngày. Con người mỗi chúng ta cũng bị cuốn vào vòng xoáy của sự xô bồ khiến mệt mỏi, căng thẳng, đôi khi còn chẳng muốn làm gì cả.
Bởi vậy, những lúc bế tắc mà chưa tìm được hướng giải quyết thì quả thật, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về một thứ gì đó mới lạ, khơi gợi cái cảm giác muốn tìm tòi học hỏi của giới trẻ mỗi chúng ta.
Nhưng không phải là thứ mà khi mới biết mới hiểu một chút mà đã hiếu thắng, "ham chiến", chinh phục bằng mọi cách để rồi buông thả mọi thứ, quay vòng sang những thứ khác thì thật như vậy, đọng lại trong tâm trí những gì mà ta đã trải qua hầu như chỉ là những hạt mưa rơi trên lá. rơi rồi cũng bay hơi hết thôi mà thẩm thấu được bao nhiêu. Quay lại với vấn đề đang bàn tới đó là tìm hiểu một thứ gì đó mới lạ, nhưng lại mang nét truyền thống của văn hóa dân tộc, mà chắc chắn rằng mỗi chúng ta đều có kí ức về nó thông qua những cố nhân truyền lại hay thông qua sách báo. Đó là văn hóa trà!
Uống Trà là "tục" có từ lâu đời của cha ông ta hàng ngàn năm nay mà vẫn không hề mai một. Thậm chí còn đang được kế thừa một cách tinh khiết và có chọn lọc.
Ta hãy cùng đọc lại mấy câu thơ của cổ nhân:
“Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng” (Ngôn chí 2 – Nguyễn Trãi). Thử hỏi có mấy ai thưởng trà được như vậy. Thiên nhiên – con người và trà như đồng điệu trong mối giao hòa Thiên–Địa–Nhân sâu sắc.
“Chè tiên nước kín nguyệt đeo về” (Thuật hứng 3 – Nguyễn Trãi). Trăng náu mình trong bình nước, nhà thơ đeo về để pha trà tiên. Chỉ một chén trà đã nâng hồn người bay bổng, trà và cảnh với con người hòa quyện, tương giao, đồng điệu có chiều thoát tục. Tiên cảnh đấy mà rất đời thường, gần gũi.
Các cụ xưa thường uống trà mộc được sao suốt công phu như một nghi lễ tôn giáo. Cao Bá Quát cũng từng khuyên:
“Uống trà xin chớ ướp hoa
Ướp hoa khó nhận đâu là trà ngon”
Bởi người sành trà, thưởng trà mộc, khi cảm nhận được tinh túy của trà, hội tụ những hương vị được chung đúc ngàn năm, sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác trân quí tuyệt vời ấy. Chưa nói rằng đó là thú chơi sang trong mang hơi hướng thần tiên.
Song một số người lại có cái thú uống trà ướp hoa và thường ướp sen, lài, ngâu, cúc, sói… nếu như thưởng trà mộc người ta cảm nhận được cái tinh túy của trà, thì với trà ướp hoa, hương của trà hòa quyện với hương hoa tinh khiết làm cho con người được thư giãn trong một sự thăng hoa, cộng hưởng. Chỉ riêng việc sao tẩm, ướp hoa, rồi pha và thưởng trà đã là một nghệ thuật có tính bí truyền mang hơi hướng như một tôn giáo.
Ai đã từng đọc văn của cụ Nguyễn Tuân chắc sẽ đều trầm trồ thán phục sự sành điệu của cụ và những nhân vật – những đệ tử của trà qua những trang văn sâu sắc và tinh tế. Đâu phải ngẫu nhiên mà cụ Nguyễn Tuân cho nhân vật của mình dán câu đối của cụ tú Hải Văn ở hai bên cổng:
- “Họ lịch sự như tiên, phú quý như giời, quất con ngựa dong chơi ngoài ngõ liễu”.
- “Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất, gọi hề đồng pha nước trước hiên mai”.
Cuộc sống đời thường bề bộn, có được một giây phút hiếm có ấy có thể gọi tên là: “Hạnh phúc” có chi là không đúng, vì nhiều khi hạnh phúc chính là những điều ta tưởng ở đâu đâu, trong khi luôn hiện hữu bên mình, mà ai đó biết trân trọng, nâng niu cuộc sống trân quí kia mới ban tặng!
Và kẻ “ăn mày’” trà trong truyện của Nguyễn Tuân, sành sỏi đến độ chỉ nhấp mấy ngụm trà nhỏ đã phát hiện trong ấm trà vương vài cánh trấu, có lẽ trên thế giới này có một không hai.
Các cụ xưa uống trà không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon kỳ thú, mà bên ấm trà người ta còn tìm một mối tri kỷ tri âm, luận bàn thế sự, giãi bày những quan điểm về mọi mặt của đời sống xã hội…
Uống trà là một thú vui phong lưu, tao nhã, là một cách bồi bổ, di dưỡng tinh thần. Một chén trà mà chứa đựng bao điều sâu xa. Đúng như cụ Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “Trong một ấm trà ngon, người ta thấy có một mùi thơ và một vị triết lý”. Bên ấm trà người ta thấy toát lên cái tinh thần “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định” – tức là lấy cái trong sáng tĩnh lặng của cõi lòng để chế ngự cái vạn biến của đất trời, lấy cái thanh cao để vượt lên cái tục của đời thường. Uống trà mà như thế quả là tiên trà vậy!
“Trà ngon phải có bạn hiền”, có khác nào Bá Nha phải có Chung Tử Kỳ. Nhưng uống lúc nào, đến đâu là vừa và như thế nào là phải phép. Tổ tiên ta đã đúc kết: “Trà tam rượu tứ”:
“Bán dạ tam bôi tử
Bình minh nhất trản trà
Nhất nhật cứ như thử
Lương y bất đáo gia”.
Cụ Nguyễn Tuân cũng đã dạy: “Cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì đủ biết cái thú uống trà không thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ”. Xưa các cụ mời nhau thưởng trà vào sáng sớm, chay tịnh để cảm nhận được cái tinh túy của trà giữa đất trời. Con người, thiên nhiên và hương vị trà giao hòa, đồng điệu như những người bạn tri âm, tri kỷ.
Ngày nay, uống trà và nghệ thuật thưởng trà đã và đang được lưu giữ, phát huy như một giá trị văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thiết nghĩ, các bạn trẻ hãy tĩnh tâm thưởng trà, tìm nét mới trong văn hóa trà Việt để cùng gìn giữ văn hóa cổ truyền này!
Vào một buổi sáng tinh sương nào đó, bạn hãy mời mấy người bạn tri âm, pha một ấm trà ngon đúng cách với Ấm đất tử sa vùng Nghi Hưng, cùng nhau thưởng thức hương vị thanh tao của trà. đặc biệt với 2 loại trà đó là Thiết Quan Âm hay Ô Long Đài Loan pha với ấm tử sa thì còn gì tuyệt vời hơn, cùng nhau suy ngẫm về nghệ thuật thưởng trà của các bậc tiền nhân, cùng nhau suy ngẫm về lời bình bất hủ về thú thưởng trà của học giả Lê Qúy Đôn trong cuốn “Vân đài loại ngữ”:
“Uống chén thứ nhất thấy th.ân thể mềm mại trở lại. Uống chén thứ hai thấy quá khứ hiện về hết. Uống chén thứ ba thấy có thể thông cảm được với các vị tiền bối. Uống chén thứ tư thấy gió thổi lất phất ở hai bên nách, cho nên không thể uống chén thứ năm được nữa”.
Nguồn: https://tracongphu.com/
Bởi vậy, những lúc bế tắc mà chưa tìm được hướng giải quyết thì quả thật, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về một thứ gì đó mới lạ, khơi gợi cái cảm giác muốn tìm tòi học hỏi của giới trẻ mỗi chúng ta.
Nhưng không phải là thứ mà khi mới biết mới hiểu một chút mà đã hiếu thắng, "ham chiến", chinh phục bằng mọi cách để rồi buông thả mọi thứ, quay vòng sang những thứ khác thì thật như vậy, đọng lại trong tâm trí những gì mà ta đã trải qua hầu như chỉ là những hạt mưa rơi trên lá. rơi rồi cũng bay hơi hết thôi mà thẩm thấu được bao nhiêu. Quay lại với vấn đề đang bàn tới đó là tìm hiểu một thứ gì đó mới lạ, nhưng lại mang nét truyền thống của văn hóa dân tộc, mà chắc chắn rằng mỗi chúng ta đều có kí ức về nó thông qua những cố nhân truyền lại hay thông qua sách báo. Đó là văn hóa trà!
Uống Trà là "tục" có từ lâu đời của cha ông ta hàng ngàn năm nay mà vẫn không hề mai một. Thậm chí còn đang được kế thừa một cách tinh khiết và có chọn lọc.
Ta hãy cùng đọc lại mấy câu thơ của cổ nhân:
“Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng” (Ngôn chí 2 – Nguyễn Trãi). Thử hỏi có mấy ai thưởng trà được như vậy. Thiên nhiên – con người và trà như đồng điệu trong mối giao hòa Thiên–Địa–Nhân sâu sắc.
“Chè tiên nước kín nguyệt đeo về” (Thuật hứng 3 – Nguyễn Trãi). Trăng náu mình trong bình nước, nhà thơ đeo về để pha trà tiên. Chỉ một chén trà đã nâng hồn người bay bổng, trà và cảnh với con người hòa quyện, tương giao, đồng điệu có chiều thoát tục. Tiên cảnh đấy mà rất đời thường, gần gũi.
Các cụ xưa thường uống trà mộc được sao suốt công phu như một nghi lễ tôn giáo. Cao Bá Quát cũng từng khuyên:
“Uống trà xin chớ ướp hoa
Ướp hoa khó nhận đâu là trà ngon”
Bởi người sành trà, thưởng trà mộc, khi cảm nhận được tinh túy của trà, hội tụ những hương vị được chung đúc ngàn năm, sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác trân quí tuyệt vời ấy. Chưa nói rằng đó là thú chơi sang trong mang hơi hướng thần tiên.
Song một số người lại có cái thú uống trà ướp hoa và thường ướp sen, lài, ngâu, cúc, sói… nếu như thưởng trà mộc người ta cảm nhận được cái tinh túy của trà, thì với trà ướp hoa, hương của trà hòa quyện với hương hoa tinh khiết làm cho con người được thư giãn trong một sự thăng hoa, cộng hưởng. Chỉ riêng việc sao tẩm, ướp hoa, rồi pha và thưởng trà đã là một nghệ thuật có tính bí truyền mang hơi hướng như một tôn giáo.
Ai đã từng đọc văn của cụ Nguyễn Tuân chắc sẽ đều trầm trồ thán phục sự sành điệu của cụ và những nhân vật – những đệ tử của trà qua những trang văn sâu sắc và tinh tế. Đâu phải ngẫu nhiên mà cụ Nguyễn Tuân cho nhân vật của mình dán câu đối của cụ tú Hải Văn ở hai bên cổng:
- “Họ lịch sự như tiên, phú quý như giời, quất con ngựa dong chơi ngoài ngõ liễu”.
- “Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất, gọi hề đồng pha nước trước hiên mai”.
Cuộc sống đời thường bề bộn, có được một giây phút hiếm có ấy có thể gọi tên là: “Hạnh phúc” có chi là không đúng, vì nhiều khi hạnh phúc chính là những điều ta tưởng ở đâu đâu, trong khi luôn hiện hữu bên mình, mà ai đó biết trân trọng, nâng niu cuộc sống trân quí kia mới ban tặng!
Và kẻ “ăn mày’” trà trong truyện của Nguyễn Tuân, sành sỏi đến độ chỉ nhấp mấy ngụm trà nhỏ đã phát hiện trong ấm trà vương vài cánh trấu, có lẽ trên thế giới này có một không hai.
Các cụ xưa uống trà không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon kỳ thú, mà bên ấm trà người ta còn tìm một mối tri kỷ tri âm, luận bàn thế sự, giãi bày những quan điểm về mọi mặt của đời sống xã hội…
Uống trà là một thú vui phong lưu, tao nhã, là một cách bồi bổ, di dưỡng tinh thần. Một chén trà mà chứa đựng bao điều sâu xa. Đúng như cụ Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “Trong một ấm trà ngon, người ta thấy có một mùi thơ và một vị triết lý”. Bên ấm trà người ta thấy toát lên cái tinh thần “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định” – tức là lấy cái trong sáng tĩnh lặng của cõi lòng để chế ngự cái vạn biến của đất trời, lấy cái thanh cao để vượt lên cái tục của đời thường. Uống trà mà như thế quả là tiên trà vậy!
“Trà ngon phải có bạn hiền”, có khác nào Bá Nha phải có Chung Tử Kỳ. Nhưng uống lúc nào, đến đâu là vừa và như thế nào là phải phép. Tổ tiên ta đã đúc kết: “Trà tam rượu tứ”:
“Bán dạ tam bôi tử
Bình minh nhất trản trà
Nhất nhật cứ như thử
Lương y bất đáo gia”.
Cụ Nguyễn Tuân cũng đã dạy: “Cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì đủ biết cái thú uống trà không thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ”. Xưa các cụ mời nhau thưởng trà vào sáng sớm, chay tịnh để cảm nhận được cái tinh túy của trà giữa đất trời. Con người, thiên nhiên và hương vị trà giao hòa, đồng điệu như những người bạn tri âm, tri kỷ.
Ngày nay, uống trà và nghệ thuật thưởng trà đã và đang được lưu giữ, phát huy như một giá trị văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thiết nghĩ, các bạn trẻ hãy tĩnh tâm thưởng trà, tìm nét mới trong văn hóa trà Việt để cùng gìn giữ văn hóa cổ truyền này!
Vào một buổi sáng tinh sương nào đó, bạn hãy mời mấy người bạn tri âm, pha một ấm trà ngon đúng cách với Ấm đất tử sa vùng Nghi Hưng, cùng nhau thưởng thức hương vị thanh tao của trà. đặc biệt với 2 loại trà đó là Thiết Quan Âm hay Ô Long Đài Loan pha với ấm tử sa thì còn gì tuyệt vời hơn, cùng nhau suy ngẫm về nghệ thuật thưởng trà của các bậc tiền nhân, cùng nhau suy ngẫm về lời bình bất hủ về thú thưởng trà của học giả Lê Qúy Đôn trong cuốn “Vân đài loại ngữ”:
“Uống chén thứ nhất thấy th.ân thể mềm mại trở lại. Uống chén thứ hai thấy quá khứ hiện về hết. Uống chén thứ ba thấy có thể thông cảm được với các vị tiền bối. Uống chén thứ tư thấy gió thổi lất phất ở hai bên nách, cho nên không thể uống chén thứ năm được nữa”.
Nguồn: https://tracongphu.com/