- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
20h30 - 21h30 ngày 27/3/2010, Việt Nam sẽ cùng với người dân trên toàn thế giới tắt những thiết bị chiếu sáng không cần thiết để góp phần ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
▶️
19h tối 17/12, chương trình Giờ Trái đất đặc biệt diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) do WWF Quốc tế và WWF Đan Mạch phối hợp tổ chức. Một triệu người dân thành phố Copenhagen đại diện cho 6,7 tỷ công dân toàn cầu gửi thông điệp: Thế giới cần phải có những hành động kiên quyết về biến đổi khí hậu; đã đến lúc các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe nguyện vọng của các công dân toàn cầu.
Thông điệp này nhằm gửi tới các nhà lãnh đạo, đại diện của 192 quốc gia trên thế giới đang có mặt trong thành phố, những người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề về biến đổi khí hậu được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu trong 10 ngày qua.
Tháp Rùa trong thời khắc Giờ Trái đất năm 2009. Ảnh: Bùi Hoàng Hải.
Cùng ngày, WWF Quốc tế tuyên bố thời gian sự kiện Giờ Trái đất năm 2010 sẽ diễn ra lúc 20h30-21h30 (giờ địa phương) ngày 27/3.
Tiếp nối thành công của Giờ Trái đất 2009, với sự tham gia của 6 tỉnh thành trên cả nước, Giờ Trái đất 2010 tại Việt Nam hy vọng sẽ được ủng hộ nhiều hơn nữa nhằm tập trung vào giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu, tại sao xuất hiện biến đổi khí hậu và những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Việc tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết không phải là công việc khó khăn, nhưng nó thực sự cần sự cố gắng, tình yêu và trách nhiệm đối với hành tinh này, để hành động đó trở thành thói quen trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân", Phương Ngân, cán bộ truyền thông và thành viên nhóm thực hiện chương trình Giờ Trái đất của WWF Việt Nam phát biểu.
Vừa trở về từ chuyến thám hiểm Châu Nam Cực cùng 5 thành viên khác của Việt Nam, Ngân cho biết, đã được chứng kiến những tác động rõ ràng của biến đổi khí hậu lên châu lục này. Trong những năm gần đây, một số khối băng lớn với trọng lượng hàng trăm tỷ tấn (như khối băng Larsen B) đã vỡ thành những mảnh nhỏ do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
"Băng tan có nghĩa là mực nước biển sẽ dâng cao, ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề lên những nước có đường bờ biển như Việt Nam. Đã đến lúc người dân Việt Nam cần nhận thức được vấn đề biến đổi khí hậu và những tác động của nó đối với chính cuộc sống của họ. Đó cũng chính là mục tiêu chính của chương trình Giờ Trái Đất 2010", Phương Ngân nhấn mạnh.
Giờ Trái đất là sáng kiến toàn cầu của WWF về Biến đổi Khí hậu, bắt nguồn từ Sydney (Australia) và trở thành chương trình toàn cầu trong 2 năm vừa qua, với sự tham gia của hơn 1 tỷ người tại hơn 4.000 thành phố và thị trấn của 88 quốc gia năm 2009. Chương trình kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cùng tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết vào lúc 20h30-21h30 tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Việt Nam tham gia Giờ Trái đất lần đầu tiên năm 2009, với sự tham gia của Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế và Khánh Hoà.
▶️
19h tối 17/12, chương trình Giờ Trái đất đặc biệt diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) do WWF Quốc tế và WWF Đan Mạch phối hợp tổ chức. Một triệu người dân thành phố Copenhagen đại diện cho 6,7 tỷ công dân toàn cầu gửi thông điệp: Thế giới cần phải có những hành động kiên quyết về biến đổi khí hậu; đã đến lúc các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe nguyện vọng của các công dân toàn cầu.
Thông điệp này nhằm gửi tới các nhà lãnh đạo, đại diện của 192 quốc gia trên thế giới đang có mặt trong thành phố, những người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề về biến đổi khí hậu được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu trong 10 ngày qua.
Tháp Rùa trong thời khắc Giờ Trái đất năm 2009. Ảnh: Bùi Hoàng Hải.
Cùng ngày, WWF Quốc tế tuyên bố thời gian sự kiện Giờ Trái đất năm 2010 sẽ diễn ra lúc 20h30-21h30 (giờ địa phương) ngày 27/3.
Tiếp nối thành công của Giờ Trái đất 2009, với sự tham gia của 6 tỉnh thành trên cả nước, Giờ Trái đất 2010 tại Việt Nam hy vọng sẽ được ủng hộ nhiều hơn nữa nhằm tập trung vào giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu, tại sao xuất hiện biến đổi khí hậu và những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Việc tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết không phải là công việc khó khăn, nhưng nó thực sự cần sự cố gắng, tình yêu và trách nhiệm đối với hành tinh này, để hành động đó trở thành thói quen trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân", Phương Ngân, cán bộ truyền thông và thành viên nhóm thực hiện chương trình Giờ Trái đất của WWF Việt Nam phát biểu.
Vừa trở về từ chuyến thám hiểm Châu Nam Cực cùng 5 thành viên khác của Việt Nam, Ngân cho biết, đã được chứng kiến những tác động rõ ràng của biến đổi khí hậu lên châu lục này. Trong những năm gần đây, một số khối băng lớn với trọng lượng hàng trăm tỷ tấn (như khối băng Larsen B) đã vỡ thành những mảnh nhỏ do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
"Băng tan có nghĩa là mực nước biển sẽ dâng cao, ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề lên những nước có đường bờ biển như Việt Nam. Đã đến lúc người dân Việt Nam cần nhận thức được vấn đề biến đổi khí hậu và những tác động của nó đối với chính cuộc sống của họ. Đó cũng chính là mục tiêu chính của chương trình Giờ Trái Đất 2010", Phương Ngân nhấn mạnh.
Giờ Trái đất là sáng kiến toàn cầu của WWF về Biến đổi Khí hậu, bắt nguồn từ Sydney (Australia) và trở thành chương trình toàn cầu trong 2 năm vừa qua, với sự tham gia của hơn 1 tỷ người tại hơn 4.000 thành phố và thị trấn của 88 quốc gia năm 2009. Chương trình kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cùng tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết vào lúc 20h30-21h30 tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Việt Nam tham gia Giờ Trái đất lần đầu tiên năm 2009, với sự tham gia của Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế và Khánh Hoà.
Anh Khoa
VnExpress
VnExpress
Lời bài hát: Giờ Trái Đất - Subby - Nguyễn Đỗ MInh Khương
[hook]
đâu có ai lắng nghe đựơc, tiếng trái đất đang rên
và đâu có ai, đã tự hỏi là do ai gây nên
các xí nghiệp và nhà máy, xả khói độc bay lên
và những bãi rác ở dưới đường phố là do ai xây nên
đó có phải là an tòan cho trái đất bị bỏ quên
và đâu có ai, đã tự hỏi là do ai gây nên
các cánh rừng đang ngã xuống vì lợi ích không tên
và hãy dừng lại trước khi quá muộn, để cho sau này không quên
(1 thế giới còn tươi đẹp)
[verse 1]
ay yao,dưới bóng tối không màu
phá tan đi sự tĩnh lặng, là những tiếng kêu gào
họ than khóc cho số phận, cho thế giới ngày mai
họ đã biết những điều họ làm thật sự là đúng hay là sai
khi chung quanh là đất bạc, đống đổ nát, hoang tàn
không khí nóng như thêu như đốt cùng với dịch bệnh da vàng
cát sa mạc,thổi ào ạt, không khí ngột ngạt đến vô vàn
sự trừng phạt đã đến từ rác, vùi dập thân xác đến hoang tàn
bởi con người có bản chất ác, tàn phá mọi thứ rất ngang tàng
lời cảnh báo dành cho con cháu về sau nhưng vẫn chẳng ai màng
chỉ đến khi,sự từ bi, của thiên nhiên đã quay mặt đi rồi thì
luật nhân quả, nó đã xảy ra khi mà, cạn kiệt từng li thiên nhiên để
băng tan thành biển, và lũ lụt triền miên
hạn hán kéo dài dai dẳng, cuộc sống con người phải đảo điên
ngòai kia mưa bão, lúc nắng nôi nực nội, trên 50 độ/thấy/ cũng/ thường
bởi những gì mà bạn đang thấy/ nó đang chờ bạn ở cuối đường.
[interlude]
tắt đèn
sao vậy ?
giờ trái đất mà
[verse 2]
một khi đã nói thì tôi sẽ làm cho coi
những hành động nhỏ nhoi
vì trái đất vẫn đang nóng dần, nên không thể cứ mãi thả trôi
dừng lại hết trc khi quá muộn, những hành động tội lỗi
làm phá họai không khí trong lành cho đến khi không còn thở nổi
ko có gì thiết thực, bằng những hành động tích cực
tắt hết các thiết bị điện đóm và ra ngòai sân nếu thấy nực
đừng phát bực, bởi vì niềm vui ko đến trong tiềm thức
mà hãy cùng đi tìm niềm vui dưới ánh đèn cầy đang sáng rực
quả thực, chiếc xe họat động cả ngày nóng phừng phực
trái đất cũng cần nghĩ ngơi,xả hơi trong 1 khỏang chừng mực
điều đó nó rất đơn giản ko khó như giải đề số phức.
60p là quá lãng mạn, không cần ra đường đang kẹt nức
đừng có lo, mai chủ nhựt,nên tối nay tha hồ thức.
háo hức, để nói rằng, tôi yêu trái đất này hết mức
không chỉ tôi, mà cả bạn chúng ta cũng cần phải chung sức
cố gắng để níu giữ không đẩy trái đất rơi xuống vực