taquocviet2
Thành viên
- Tham gia
- 28/6/2021
- Bài viết
- 5
Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật là gì?
Hiện nay có rất nhiều người vì những lý do khác nhau đã kết hôn trái pháp luật. Điều này dẫn tới việc huỷ kết hôn trái pháp luật. Vậy hậu quả pháp lý khi huỷ việc kết hôn trái pháp luật này là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật chính là biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý và quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Kể từ khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trước đó sẽ không có giá trị pháp lý.
Chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật rất đa dạng. Không chỉ bao gồm các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn có những chủ thể khác như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,...
Tìm hiểu thêm: công ty luật uy tín tại hà nội
Tìm hiểu thêm: dịch vụ tư vấn ly hôn
Pháp luật vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với sự thoả thuận của các bên chủ thể tham gia. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan. Dựa trên Bộ luật dân sự, việc giải quyết tài sản sẽ cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tài sản riêng và tài sản chung.
Đó là tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người. Đối với tài sản được coi là tài sản chung sẽ chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên.
Quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ cùng con sẽ được đảm bảo. Đồng thời tài sản cũng sẽ chia để đảm bảo công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì cuộc sống chung. Hai người kết hôn trái pháp luật phải chấp nhận những hậu quả bất lợi nhất định về việc giải quyết vấn đề tài sản. Bởi việc huỷ kết hôn trái pháp luật là một chế tài chứ không phải quyền mà họ được thực hiện.
Tìm hiểu thêm: tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí
Do vậy, các vấn đề liên quan đến con chung của hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết giống như khi vợ chồng ly hôn. Cụ thể Tòa án phải căn cứ vào các Điều 81, 82, 83 và 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để xem xét và quyết định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Việc quyết định giải quyết con chung giữa hai người kết hôn trái pháp luật phải đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Bài viết trên đã tổng hợp những hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với các cặp đôi kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ có tất cả các hậu quả trên mà sẽ dựa vào tình hình thực tế của mỗi người. Nếu hai người không có con chung thì sẽ không dẫn đến hậu quả pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ cha mẹ với con.
Hiện nay có rất nhiều người vì những lý do khác nhau đã kết hôn trái pháp luật. Điều này dẫn tới việc huỷ kết hôn trái pháp luật. Vậy hậu quả pháp lý khi huỷ việc kết hôn trái pháp luật này là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Huỷ việc kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn là việc mà nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân gia đình. Trong khi đó, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn. Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định các điều kiện kết hôn bao gồm độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực chủ thể. Đồng thời không được vi phạm các hành vi pháp luật đã cấm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.Hủy việc kết hôn trái pháp luật chính là biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý và quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Kể từ khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trước đó sẽ không có giá trị pháp lý.
Chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật rất đa dạng. Không chỉ bao gồm các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn có những chủ thể khác như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,...
Tìm hiểu thêm: công ty luật uy tín tại hà nội
Hậu quả pháp lý khi huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Khi bị huỷ việc kết hôn trái pháp luật sẽ gây ra nhiều hậu quả pháp lý khác nhau. Bao gồm cả hậu quả về quan hệ nhân thân, tài sản. Cụ thể các hậu quả như sau:Hậu quả về quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân ở đây là Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa họ cũng không có quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hai bên sẽ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng kể từ ngày quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật.Tìm hiểu thêm: dịch vụ tư vấn ly hôn
Hậu quả về quan hệ tài sản
Ngoài hậu quả liên quan đến quan hệ nhân thân thì việc huỷ kết hôn trái pháp luật cũng sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý liên quan đến tài sản. Quan hệ tài sản hay nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.Pháp luật vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với sự thoả thuận của các bên chủ thể tham gia. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan. Dựa trên Bộ luật dân sự, việc giải quyết tài sản sẽ cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tài sản riêng và tài sản chung.
Đó là tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người. Đối với tài sản được coi là tài sản chung sẽ chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên.
Quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ cùng con sẽ được đảm bảo. Đồng thời tài sản cũng sẽ chia để đảm bảo công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì cuộc sống chung. Hai người kết hôn trái pháp luật phải chấp nhận những hậu quả bất lợi nhất định về việc giải quyết vấn đề tài sản. Bởi việc huỷ kết hôn trái pháp luật là một chế tài chứ không phải quyền mà họ được thực hiện.
Tìm hiểu thêm: tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí
Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con
Nếu hai người kết hôn trái pháp luật có con chung với nhau thì việc huỷ kết hôn này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ mà không phụ thuộc vào tính chất hợp pháp quan hệ hôn nhân của cha mẹ.Do vậy, các vấn đề liên quan đến con chung của hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết giống như khi vợ chồng ly hôn. Cụ thể Tòa án phải căn cứ vào các Điều 81, 82, 83 và 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để xem xét và quyết định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Việc quyết định giải quyết con chung giữa hai người kết hôn trái pháp luật phải đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Bài viết trên đã tổng hợp những hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với các cặp đôi kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ có tất cả các hậu quả trên mà sẽ dựa vào tình hình thực tế của mỗi người. Nếu hai người không có con chung thì sẽ không dẫn đến hậu quả pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ cha mẹ với con.