- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Khi bạn lúc nào cũng do dự trước những dự định, không những bạn tự đánh mất quyền lợi mà còn thua thiệt rất nhiều so với bạn bè…
Không thể làm chủ
Khi bạn có lập trường kiên định và lòng quyết tâm, bạn mới có thể tạo sự tin tưởng nơi mọi người. Từ đó bạn mới có thể chỉ đạo và vạch ra phương hướng giải quyết. Sự thiếu quyết đoán luôn khiến bạn chần chừ, do dự. Bạn thay đổi liên tục nên mọi người cũng hoang mang, không dám giao việc lớn cho bạn.
Nếu bạn không sửa được thói quen này, bạn mãi mãi không thể làm việc gì đến nơi đến chốn. Bạn không thể đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. Và bạn chỉ có thể đi làm cho người khác, chứ không ai làm cho bạn được cả.
Bị người khác “dẫn dắt”
Những ai thiếu quyết đoán, chỉ cần một lời nói bóng gió của người khác là dễ dàng bị “lung lay ý chí” ngay. Kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội này mà khuyên bạn những điều bất lợi. Chính vì không có ý chí kiên định và thiếu tự tin nên bạn không phân biệt được đúng sai, dễ bị đối thủ “bắt bài”, hoặc bạn có thể trở thành “công cụ” để người khác lợi dụng.
“Ý nghĩ tiêu cực” luôn biến thành hiện thực
Với những ai thiếu quyết đoán, bạn càng nghĩ theo hướng tiêu cực, sự tiêu cực đó xảy ra càng nhanh. Bởi thay vì bắt tay thực hiện, bạn lại hoang mang, do dự, xem liệu mình nên đi theo lựa chọn nào. Bạn không có đam mê, không có chính kiến, chỉ bị tác động bởi dư luận và làm theo những gì mà số đông cho là đúng. Những nỗi sợ của bạn rất dễ thấy. Càng nghĩ nhiều đến nó, bạn càng có xu hướng hành động y hệt như vậy.
Thường xuyên bị “ăn cắp ý tưởng”
Khi bạn có một ý tưởng hay, bạn không chịu thực hiện ngay mà chần chừ vì sợ thất bại. “Có lẽ mình sẽ không làm nổi, ý tưởng này rất viển vông”, “Thiếu nhân lực, thiếu vốn, làm sao mà làm?”, “Thôi, từ từ làm cũng được, có gì đâu mà vội, bây giờ chưa phải lúc”… Và rồi một thời gian rất ngắn sau đó, bạn thấy người khác đã biến ý tưởng của bạn thành hiện thực và thành công mĩ mãn. Lúc đó bạn lại tức và nói: “Giá như…”. Thật ra, sự quyết đoán của họ đã thôi thúc họ thực hiện, đó là điểm khác biệt giữa người thành công và người “luôn thiếu may mắn”.
Khi bạn có lập trường kiên định và lòng quyết tâm, bạn mới có thể tạo sự tin tưởng nơi mọi người. Từ đó bạn mới có thể chỉ đạo và vạch ra phương hướng giải quyết. Sự thiếu quyết đoán luôn khiến bạn chần chừ, do dự. Bạn thay đổi liên tục nên mọi người cũng hoang mang, không dám giao việc lớn cho bạn.
Nếu bạn không sửa được thói quen này, bạn mãi mãi không thể làm việc gì đến nơi đến chốn. Bạn không thể đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. Và bạn chỉ có thể đi làm cho người khác, chứ không ai làm cho bạn được cả.
Bị người khác “dẫn dắt”
Những ai thiếu quyết đoán, chỉ cần một lời nói bóng gió của người khác là dễ dàng bị “lung lay ý chí” ngay. Kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội này mà khuyên bạn những điều bất lợi. Chính vì không có ý chí kiên định và thiếu tự tin nên bạn không phân biệt được đúng sai, dễ bị đối thủ “bắt bài”, hoặc bạn có thể trở thành “công cụ” để người khác lợi dụng.
“Ý nghĩ tiêu cực” luôn biến thành hiện thực
Với những ai thiếu quyết đoán, bạn càng nghĩ theo hướng tiêu cực, sự tiêu cực đó xảy ra càng nhanh. Bởi thay vì bắt tay thực hiện, bạn lại hoang mang, do dự, xem liệu mình nên đi theo lựa chọn nào. Bạn không có đam mê, không có chính kiến, chỉ bị tác động bởi dư luận và làm theo những gì mà số đông cho là đúng. Những nỗi sợ của bạn rất dễ thấy. Càng nghĩ nhiều đến nó, bạn càng có xu hướng hành động y hệt như vậy.
Thường xuyên bị “ăn cắp ý tưởng”
Khi bạn có một ý tưởng hay, bạn không chịu thực hiện ngay mà chần chừ vì sợ thất bại. “Có lẽ mình sẽ không làm nổi, ý tưởng này rất viển vông”, “Thiếu nhân lực, thiếu vốn, làm sao mà làm?”, “Thôi, từ từ làm cũng được, có gì đâu mà vội, bây giờ chưa phải lúc”… Và rồi một thời gian rất ngắn sau đó, bạn thấy người khác đã biến ý tưởng của bạn thành hiện thực và thành công mĩ mãn. Lúc đó bạn lại tức và nói: “Giá như…”. Thật ra, sự quyết đoán của họ đã thôi thúc họ thực hiện, đó là điểm khác biệt giữa người thành công và người “luôn thiếu may mắn”.
Theo Mực Tím