- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
...... Hồng y giáo chủ thong thả bước dọc con đường chính dẫn đến cái hồ nước trông xa như một tấm gương mờ. Xung quanh yên tĩnh, cái yên tĩnh đặc biệt trước lúc rạng đông, khi mà người ta không còn tin rằng những hàng cây hai bên đường đang ngủ im lìm kia cách đây mươi phút lại có thể đầy người, đầy tiếng cười của phụ nữ, đầy tiếng chân bước, đầy tiếng âm vang của những bản nhạc và bài ca. Hai bên đại lộ, những toà nhà cao sừng sững với các ô cửa sổ tối đen cũng như đang nhắm mắt ngủ.
- Xin lỗi, ông có diêm không? - một người ngồi trên ghế đá bỗng đứng dậy, đến bên Hồng y giáo chủ và hỏi.
- Có, - Hồng y giáo chủ đáp rồi lấy bao diêm trong túi trao cho người vừa đến. Người này bật diêm. Ánh sáng loé lên chiếu rõ khuôn mặt thanh tú, trầm tư, mệt mỏi với chòm râu bạc được cắt tỉa cẩn thận.
- Cảm ơn, - người lạ mặt nói sau khi đã châm thuốc. – Không ngủ được, ra đây hít thở không khí, quên mang diêm theo. Thèm thuốc ghê gớm. Thế ông không hút thuốc à?
- Tôi hút bằng tẩu, - Hồng y giáo chủ trả lời, - Tôi không bao giờ chấp nhận thuốc điếu và thuốc cuốn.
- Tất cả đều có hại, - người lạ mặt nói thong thả. – Dù là hút bằng tẩu, bằng thuốc điếu hay thuốc cuốn thì cũng thế cả thôi. Bằng gì cũng đầy ni-cô-tin mà như vậy có nghĩa là có thể bị bệnh ung thư. Nhưng hút bằng tẩu lại càng nguy hiểm hơn. Chín mươi lăm phần trăm những người bị bệnh ung thư môi là những người hút thuốc bằng tẩu hoặc dùng những cái bót cứng. Tôi nói điều này với ông trên cương vị là một nhà ung thư học.
- Nhưng chính ông cũng đang hút đấy thôi, cho dù đó là thuốc điếu đi nữa, - Hồng y giáo chủ mỉm cười. – Chính ông đã nói rằng thứ thuốc nào cũng có hại.
- Đúng, thứ thuốc nào cũng có hại, - người lạ mặt trả lời nhỏ nhẹ. – Thứ thuốc nào cũng có hại. Và khốn nỗi chính tôi đã thấy rõ điều đó... Chính tôi...
Hồng y giáo chủ trố mắt ngạc nhiên nhìn người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi, cao, ăn mặc sang trọng, có vẻ mặt cởi mở, đôn hậu đang đứng trước mặt. Người này bình thản đón nhận cái nhìn dò xét của Hồng y giáo chủ, thong thả rít thuốc lá.
- Xin lỗi, - Hồng y giáo chủ lúng túng. – Tôi có cảm tưởng... Tôi đã hiểu sai ý ông...
- Không, ông hiểu đúng đấy, - người lạ mặt cãi lại. – Và ông đã làm một việc vô ích khi xin lỗi tôi. Nếu ông không vội đi đâu thì ta ngồi xuống đây nói chuyện. Được chứ?
- Vâng, - Hồng y giáo chủ trả lời, càng ngạc nhiên hơn. – Tôi hi vọng là ông cũng không vội?...
- Vâng, quả là tôi cũng không vội đi đâu cả, - người đàn ông trả lời. – Nhưng thôi, chúng ta hãy làm quen với nhau. Tôi là Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích, giáo sư y học.
- Rất hân hạnh, - Hồng y giáo chủ nói. – Tên tôi là I-go Pê-tơ-rô-vích.
Cả hai người ngồi xuống chiếc ghế đá. Hồng y giáo chủ lấy tẩu, nhồi thuốc lá vào rồi châm lửa hút. Hai người ngồi im.
- I-go Pê-tơ-rô-vích, - giáo sư phá vỡ sự im lặng, - ông làm nghề gì?
- Tôi là một tên móc túi, - Hồng y giáo chủ trả lời với cái giọng tựa hồ như lão nói lão là “kỹ sư điện” hay “tiến sĩ kỹ thuật” vậy. Hồng y giáo chủ cũng không hiểu tại sao lại đột nhiên trả lời câu hỏi của giáo sư như thế, bởi vì ngay lúc ấy lão không thể trả lời khác được. Sau này, mỗi lần nhớ đến cuộc nói chuyện ban đêm kỳ lạ này, Hồng y giáo chủ lại nghĩ rằng hắn đã trả lời giáo sư như thế chẳng qua là vì cuộc nói chuyện với Xen-ca. Và lão cảm thấy tức Xen-ca.
Tuy thế, sau khi nghe câu trả lời của Hồng y giáo chủ, giáo sư không hề tỏ ra ngạc nhiên. Ông ngồi với vẻ tựa hồ như ngày nào ông cũng làm quen với những tên móc túi và đêm đêm vẫn ngồi trò chuyện thẳng thắn với chúng. Cái đó cũng làm cho Hồng y giáo chủ cảm thấy khó chịu.
- Thế nào, ông vừa ý chứ? – Hồng y giáo chủ trả lời với giọng thách thức.
Giáo sư nhìn lão chăm chú rồi bình tĩnh trả lời:
- Thế cái đó có vừa ý ông không?
- Chắc ông nghĩ là không chứ gì? - Hồng y giáo chủ càng cáu hơn.
- Đúng, tôi nghĩ thế. Hơn nữa tôi còn tin như thế.
- Tại sao vậy?
- Tại vì tôi là bác sĩ. Và tôi dám nghĩ rằng tôi là một bác sĩ có kinh nghiệm. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, tôi đã từng khám hàng ngàn bệnh nhân. Và từ lâu tôi đã học được cách nhìn thấu suốt để biết được sau cái vẻ lỗ mãng giả tạo là sự nhút nhát, sau cái vẻ anh hùng rơm là sự buồn chán, sau cái giọng nói khiêu khích là sự bối rối về tinh thần... Có lẽ do... e hèm... nghề nghiệp của ông mà ông thường xuyên phải lừa gạt mọi người. Phải thế không?
- Phải, - Hồng y giáo chủ xác nhận. - Phần lớn là múc túi nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc phải lừa gạt.
- Tôi hiểu. Tôi thì chưa bao giờ phải móc túi, nhưng lừa dối là chuyện thường... Vì nghề nghiệp của tôi...
- Xin lỗi, tôi không hiểu, - Hồng y giáo chủ nói, lão ngạc nhiên nhận ra rằng giờ đây lão không còn cảm thấy tức giận người đang nói chuyện với mình nữa mà trái lại còn cảm thấy thích thú. - Tại sao ông lại phải lừa dối?
- Rất đơn giản, - giáo sư trả lời. – Tôi không bao giờ, gần như không bao giờ cho những bệnh nhân của tôi biết rằng họ bị bệnh ung thư cả. Khi toà án tuyên bố tử hình một tên phạm trọng tội thì đó là sự trừng phạt tất yếu. Nhưng tuyên án tử hình một người hoàn toàn vô tội thì đó là một việc làm tội lỗi, đó là chưa nói đến những cái khác. Bởi vậy mà phải lừa dối. Từ trước đến nay bao giờ tôi cũng làm như thế và tôi cũng dạy các bác sĩ trẻ làm như thế. Về vấn đề này, trong giới y học chúng tôi không hề có sự bất đồng. Ông hiểu rồi chứ?
- Vâng, - Hồng y giáo chủ nói sôi nổi. – Và ông lừa được chứ?
- Trong đa số trường hợp thì lừa được, - giáo sư trả lời... - Ở đây, chúng tôi có một người bạn đồng minh hùng mạnh...
- Ai vậy?
- Đó là tâm lý con người. Cũng cần phải nói cho ông biết rằng đó là một điều kì lạ! Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng tuyệt đại đa số những người thậm chí đang hấp hối cũng không tin là mình sắp chết, ngay cả đến phút cuối cùng cũng vậy. Thậm chí khi họ nói là họ sắp chết thì trong thâm tâm họ vẫn không tin vào điều đó và nhờ trời là họ không tin... Tôi là một người vô thần và chỉ vì thế mà tôi không cảm tạ thượng đế về cái đặc điểm kì lạ ấy trong tâm lý con người. Nếu không thì nhất định tôi phải cảm tạ rồi, nhất định! Vả lại gần đây tôi chẳng những đã phải lừa dối những người bệnh mà còn phải lừa dối cả những người khoẻ mạnh. Trong số đó có cả những người thân của tôi...
- Thế ông lừa dối họ để làm gì?
- Tôi sẵn sàng giải thích cho ông hiểu, - giáo sư nói. - Phải thú nhận rằng tôi rất sung sướng vì cuộc làm quen ban đêm này của chúng ta, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Đây là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau và cũng có thể là lần cuối cùng. Chính vì vậy mà tôi có thể tâm sự thoải mái với ông những điều mà tôi không có quyền tâm sự với những người thân của tôi... Xin lỗi vì tôi nói thẳng, ông đang để lại cho tôi cái ấn tượng... e hèm... của một người trí thức...
- Đúng vậy, tôi là một tên móc túi trí thức, - Hồng y giáo chủ trả lời với vẻ hãnh diện. – Thưa giáo sư, tôi rất thích thú được nghe ông nói.
- Tôi thấy. Tôi nói để ông biết rằng tôi bị ung thư phổi. Tôi chỉ còn có thể sống một vài tháng nữa...
Hồng y giáo chủ rùng mình và đưa mắt nhìn giáo sư. Giáo sư nhìn đi chỗ khác.
- Không thể! - Hồng y giáo chủ thốt lên. – Không thể như thế được, chắc ông nhầm!...
- Rất tiếc là tôi đã không nhầm, - giáo sư nói. – Lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, tôi đã vào điều trị trong bệnh viện do tôi phụ trách. Biết chắc là tôi bị ung thư, các bạn đồng nghiệp của tôi và các học trò của tôi đã quyết định đánh lừa tôi. Một sự lừa dối cao cả, có thể nói như vậy... Tôi hiểu ngay điều đó và ở địa vị họ tôi cũng sẽ làm như vậy. Nhưng chắc ông hiểu, đánh lừa một nhà ung thư học có kinh nghiệm không phải là dễ. Bởi vậy mà họ phải lập hai bệnh án: một bệnh án thật để họ theo dõi và một bệnh án giả cho tôi. Họ đã cố gắng hết sức và đưa cho tôi xem những tấm phim X quang của người khác, những kết quả xét nghiệm sinh hoá tốt lành, vân vân... Tôi biết tỏng ngay các mánh khoé đó, những vẫn làm ra vẻ tin tưởng tất cả để khỏi phụ lòng họ... Tóm lại, vì lợi ích của cả hai bên, chúng tôi đã đánh lừa nhau khá là khéo léo.
- Có lẽ giáo sư nhầm chăng? - Hồng y giáo chủ lại hỏi với giọng rụt rè.
- Ồ không, ông hãy nghe tôi kể tiếp. Chúng tôi cứ tiếp tục đánh lừa nhau như thế cho đến một hôm có anh bác sĩ trẻ nọ, là một trong những học trò cưng của tôi, trong khi tiếp tục trò lừa đã làm một việc quá đáng. Hôm ấy, anh ta đã viết một bản phân tích máu giả rồi đưa cho tôi xem. Anh bác sĩ trẻ làm việc đó một cách vụng về. Anh muốn làm vui lòng tôi, đã cố gắng quá mức và để lộ một lỗ hổng trong kiến thức của mình. Thực ra, anh ta là một nhà giải phẫu chứ không phải là một nhà chuyên môn về máu, song cái sai lầm của anh không thể dung thứ được ngay cả đối với một nhà giải phẫu. Tôi rất buồn phiền và đã nói với anh ta: “Này anh bạn trẻ, đã hơn một tháng nay tôi chú ý theo dõi các anh cùng nhau cố gắng đánh lừa giáo sư của mình. Nói chung các anh làm cũng được. Bởi vậy mà tôi cũng đã chơi cái trò lừa đó với các anh. Nhưng hôm nay anh đã phạm một sai lầm lớn. Là thầy giáo của anh, tôi không sao chịu được...”. Tôi đã giải thích cặn kẽ cho anh ta biết thực chất cái sai lầm mà anh ta đã phạm phải. Trước những bằng chứng xác đáng, anh ta đã phải cúi đầu nhận tội.
- Thế là hỏng bét cả: - Hồng y giáo chủ phẫn nộ. - Đồ cù lần! Ấy, tôi muốn nói là đồ ngu ngốc:
- Không, anh ta không phải là kẻ ngu ngốc đâu, - giáo sư phản đối. - Chẳng qua là anh ta đã không nghĩ đến một điều: tôi đã để rất nhiều năm nghiên cứu bênh ung thư nên tôi có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh của chính mình. Sau khi anh bác sĩ trẻ thú nhận sai lầm của mình, tôi đã bắt anh ta phải hứa là sẽ không để cho bất kỳ một ai trong số bạn đồng nghiệp biết cuộc nói chuyện giữa tôi và anh ta. Anh ta còn báo cho tôi biết rằng vợ tôi đã biết hết mọi chuyện và bà ta cũng đang tham gia cái trò chơi bi thảm ấy... Ít lâu sau, tôi ra viện và tiếp tục đóng vai một người tin chắc rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, phải nói với ông rằng đó là một vai rất khó đóng...
Giáo sư im lặng, rút thuốc ra hút. Hồng y giáo chủ cũng lặng im, xúc động trước tất cả những điều mà lão vừa nghe được.
Không thể giải thích được vì sao con người đôi khi có thể đem những điều tâm sự sâu kín nhất của mình kể lại cho những người tình cờ gặp gỡ? Vì sao vị giáo sư đứng tuổi ấy lại thổ lộ chuyện tai hoạ khủng khiếp nhất của mình với một gã móc túi mà trước đó ông chưa hề biết, chưa hề gặp và có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp lại? Những quy luật bí ẩn nào đã điều khiển những cảm xúc đột nhiên sinh ra trong con người như thiện cảm hay ác cảm, cởi mở hay kín đáo, tình bạn hay thù địch, lòng tốt hay sự ghét bỏ? Và vì sao Hồng y giáo chủ không hề có cái gì chung với con người đang ngồi bên lại lo lắng cho số phận của người ấy đến như vậy, lại biết ơn chân thành sự tin cậy của người ấy đến như vậy, cho dù không còn có thể giúp đỡ gì được? Thật ra là vì sao?
Các hình phạm thường hay đa cảm. Nhưng Hồng y giáo chủ là một trường hợp ngoại lệ. Đã lâu lắm rồi lão chưa bao giờ xúc động như đêm nay.
Nửa giờ trước đây giáo sư đã chia sẻ nỗi bất hạnh của mình với người qua đường tình cờ ấy chỉ vì ông không còn đủ sức một mình chịu đựng cái gánh nặng bí mật và khủng khiếp của mình nữa. Cái nhu cầu bình thường, giản dị của con người muốn được chia sẻ nỗi đau khổ của mình cho người khác đã dấn đến cuộc nói chuyện ban đêm kì lạ ấy. Giờ đây, thấy sự phản ứng của Hồng y giáo chủ đối với những điều lão vừa nghe, giáo sư cảm thấy sung sướng gấp đôi về cuộc nói chuyện này: một phần vì ông thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn đôi chút, một phần vì sự xúc động chân thành của Hồng y giáo chủ lại một lần nữa khẳng định niềm tin bất di bất dịch của giáo sư vào lòng người...
- Cuộc đời thật là kì diệu! – giáo sư nói. - Trước đây một giờ, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, hai chúng ta thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của nhau trên đời này. Thế mà giờ đây chúng ta lại trò chuyện với nhau như những người bạn tri kỉ. Và thậm chí giờ đây tôi còn có cảm tưởng là ông đang lo lắng cho số phận của tôi.
- Vâng, đúng thế, giáo sư ạ, - Hồng y giáo chủ xác nhận với vẻ lúng túng.
- Thế ông không nhận thấy rằng tôi cũng chẳng thờ ơ với số phận của ông sao? – Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích mỉm cười.
- Ông biết gì về số phận của tôi? - Hồng y giáo chủ đáp lại. – Hay ông thực sự tin rằng tôi là một tên móc túi? Thế ngộ nhỡ tôi nói đùa hoặc tôi định trêu ông, tôi nặn lão gù thì sao?
- Nặn lão gù? Xin lỗi, đó là trò gì vậy? – giáo sư lại mỉm cười. Tôi... e hèm... không phải bao giờ cũng hiểu hết từ vựng của ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Có lẽ đó cũng là một lỗ hổng trong học vấn của tôi... Nhưng dù sao thì tôi cũng chỉ là một nhà y học chứ không phải là nhà hình pháp học...
Hồng y giáo chủ nhếch mép cười.
- Ông đã khéo léo xỏ mũi tôi, - lão nói. – Thôi được, ông đã thắng. Tôi xác nhận những lời khai trước đây. Tôi quả là một tên móc túi, có kinh nghiệm. Cũng là một giáo sư trong nghề của mình. Lời nói danh dự của Hồng y giáo chủ đấy! Xin lỗi, Hồng y giáo chủ là tên lóng của tôi. Ông có thích cái tên lóng ấy không?
- Không, - giáo sư trả lời. - Đời người chỉ sống có một lần. Và tốt nhất là sống với một cái tên... Tôi muốn nói đến cái tên thật... Từ trước đến nay, bao giờ tôi cũng cảm thấy thương hại những người không hiểu được rằng người ta chỉ có một cuộc đời, một tổ quốc và một cái tên. Đó là cái thước đo mà không ai được phép vi phạm. Và không ai được phép quên cái thước đo đó, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Ông đồng ý với tôi chứ?
Hồng y giáo chủ vẫn ngồi im suy nghĩ cách trả lời giáo sư cho thật hay. Lão muốn trả lời làm sao để giáo sư hiểu rằng ngay cả lão, Hồng y giáo chủ, cũng có thể triết lí được.
- Thế ai biết được thước đo là gì? – lão nói chậm rãi. – Ai xác định được nó? Thế nào là thước đo của cuộc đời? Thế nào là thước đo của tội lỗi và thước đo của hình phạt? Thế nào là thước đo của điều thiện và điều ác? Xin phép được hỏi ông: người ta đã định chuẩn cái thước đo ấy ở hiệu thuốc nào và bằng dụng cụ đo lường nào? Tôi đã nhiều lần bị toà án kết tội và bao giờ cũng vậy, tôi thành thật cho rằng cái mức độ hình phạt mà toà án dành cho tôi thật là quá đáng. Nhưng các vị thẩm phán lại cho rằng mức độ đó là đúng đắn. Còn các nạn nhân bị tôi lấy cắp thì dã nhiều lần thét lên rằng như thế là quá nhẹ. Họ không vừa lòng với mức độ hình phạt đó. Đấy, tôi nói với ông ba cái mức độ khác nhau, ba cái thước đo khác nhau. Thế thì ai đúng? Tôi, các vị thẩm phán hay các nạn nhân? Và có cái thước đo nào làm vừa lòng tất cả mọi người không? Không có cái thước đo ấy, tôi xin đưa đầu ra mà cam đoan như vậy! Ông vừa nói đời người chỉ sống có một lần. Nhưng không một ai muốn chết ngay cả lúc đã sống trọn đời rồi, ngay cả lúc cuộc đời không được êm ấm cho lắm.
- Đúng, không ai muốn chết cả! – giáo sư nói khẽ và ông nói với cái vẻ khiến cho Hồng y giáo chủ phải giật mình như phải bỏng. Lão cảm thấy hổ thẹn vì lão đã sơ ý đụng chạm thô bạo đến cái điều mà đáng lẽ lão không được đụng chạm đến.
Ở đâu đó đằng phía chân trời xa xa, bầu trời Mát-xcơ-va trước lúc rạng đông đã bắt đầu hiện lên xam xám trên những mái nhà còn yên ngủ. Buổi sáng đang rón rén đến rất gần thành phố. Và mặc dù xung quanh vẫn còn tối và rất yên tĩnh, những hàng cây đã bắt đầu khe khẽ rì rào và làn gió trong lành thỉnh thoảng lại rung xào xạc hàng cây xanh mát hai bên đường. Hồng y giáo chủ ngồi im, đầu cúi thấp, lão vẫn chưa hết xấu hổ vì sự thiếu tế nhị của mình.
- Ông hỏi có cái thước đo làm vừa lòng tất cả mọi người không à? – giáo sư phá vỡ sự im lặng kéo dài. - Hạnh phúc của con người, đó chính là cái thước đo ấy. Đúng, hạnh phúc... Tuy nhiên, nghĩa của cái từ đơn giản mà cũng phức tạp ấy đã bị lẫn lộn, bóp méo và làm khó hiểu hơn bất kì một từ nào khác... Những con người khác nhau trong những thời đại khác nhau đã giải thích một cách khác nhau thế nào là hạnh phúc và phải làm sao để đạt được hạnh phúc. Những người này khi nói về hạnh phúc đã lừa dối một cách cố ý và vụ lợi, những người khác thì tự lừa dối mình, còn những người thứ ba thì lại hoàn toàn không hiểu rốt cuộc hạnh phúc thực sự là gì. Suốt nhiều thế kỉ, người ta đã bị nhồi nhét cái tư tưởng cho rằng hạnh phúc thực sự chỉ đến với con người một khi họ đã về bên kia thế giới, và nếu như vì cái đó mà nhẫn nhục chịu đựng mọi nỗi đắng cay trên đời thì khi nhắm mắt sẽ được ân thưởng trên thiên đàng. Trong cuộc chạy đua để tìm cho mình cái gọi là hạnh phúc, con người đã gây nên những tội ác tày trời và những hành động bất ngờ nhất. Chính ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, có lẽ ông cũng đã trở thành... e hèm... con người như bây giờ... chỉ vì ông cho rằng đó là con đường dẫn đến hạnh phúc... Hay ít ra ông cũng đã cho là như thế khi bắt đầu... nghề nghiệp của mình...
- Vâng, cũng gần như thế, - Hồng y giáo chủ đồng ý. – Cái gì có thì phải nói là có.
- Ông thấy đấy, còn bây giờ, tôi có cảm tưởng là ông không còn cho là như thế nữa.
- Thế theo giáo sư, hạnh phúc ở chỗ nào? - Hồng y giáo chủ hỏi.
- Hạnh phúc ở trong tất cả những gì cuộc sống trao cho chúng ta và trong tất cả những gì chúng ta làm ra vì cuộc sống, vì con người. Hạnh phúc có ở tất cả những nơi không có sự lừa lọc, ích kỷ, không có khát vọng sống ăn bám vào sức lao động của người khác, không có áp bức và bất công. Nếu con người không bám vào cuộc sống mà tạo dựng cuộc sống, nếu con người biết lao động sáng tạo và thích thú với sự lao động thì con người đó nhất định sẽ có hạnh phúc thực sự. Và lúc bấy giờ hạnh phúc là tất cả: là một đêm yên tĩnh như đêm nay trên một đại lộ thanh vắng, là một cuộc nói chuyện bất ngờ với một người không quen biết, là mỗi hớp không khí, là cái công việc chờ đợi ngày mai, là một quyển sách hay, là một bản nhạc êm dịu, là một bức tranh khiến ta phải ngẫm nghĩ.
Giáo sư đứng dậy, vươn vai cho ấm người, sau đó ông lại ngồi xuống bên Hồng y giáo chủ, nhìn thẳng vào mặt lão một cách chăm chú, dịu dàng và buồn buồn. Hoàn toàn bất ngờ, ông chuyển sang gọi Hồng y giáo chủ bằng “anh”, ông nói chậm rãi và rất rắn rỏi:
- Đó là tất cả mọi chuyện, anh bạn bất ngờ của tôi ạ. Bây giờ tôi phải đi. Sáng mai, hay nói đúng hơn là mấy giờ nữa, tôi sẽ phải mổ một ca quan trọng. Bệnh nhân là một người đàn ông bốn mươi hai tuổi. Anh ta bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Anh ta phải sống. Và anh ta sẽ sống... Tôi đưa đầu ra mà cam đoan là anh ta sẽ sống... Và đó cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc đối với anh ta, đối với tôi, đối với anh, đối với mọi người!
Hồng y giáo chủ đột nhiên đứng phắt dậy, quay đi, không nhìn giáo sư, bước mấy bước. Sau đó, lão quay lại.
- Sao, khó khăn lắm à? – giáo sư hỏi.
- Khó, - Hồng y giáo chủ trả lời.
- Hạnh phúc càng khó khăn lại càng đúng đắn, - giáo sư nói với theo. – Đi đi, đừng sợ, cứ đi đi!... Thế nào anh cũng tìm được hạnh phúc... Còn cái... tẩu kia, anh hãy vứt mẹ nó đi!... Vứt cùng với cái tên lóng của anh! Và cùng với tất cả các thứ khác!...
Hồng y giáo chủ đứng im, mắt không rời giáo sư. Lão cố nói một câu gì đó, nhưng hai môi lão run run và lão không thể nói được một lời nào. Giáo sư bước đến gần lão và buông một câu giận dữ:
- Sao lại run? Vì sợ à?
- Vì hạnh phúc, - Hồng y giáo chủ nói ấp úng rồi bỏ chạy, dường như muốn chạy thoát khỏi chính mình...
Nhìn theo Hồng y giáo chủ, giáo sư suy nghĩ: một khi hai người nói chuyện với nhau một cách cởi mở, có thiện ý và tin cậy thì bao giờ họ cũng tìm được một tiếng nói chung, không phân biệt tuổi tác, tiểu sử và nghề nghiệp. Lúc ấy, sự giao tiếp của họ sẽ thoát khỏi mọi sự tính toán, ngờ vực, ghen ghét và ích kỷ. Và đó cũng chính là niềm hạnh phúc thực sự, niềm hạnh phúc mạnh hơn tất cả những gì cản trở con người sống, làm việc, chăm sóc và quý trọng nhau...
- Xin lỗi, ông có diêm không? - một người ngồi trên ghế đá bỗng đứng dậy, đến bên Hồng y giáo chủ và hỏi.
- Có, - Hồng y giáo chủ đáp rồi lấy bao diêm trong túi trao cho người vừa đến. Người này bật diêm. Ánh sáng loé lên chiếu rõ khuôn mặt thanh tú, trầm tư, mệt mỏi với chòm râu bạc được cắt tỉa cẩn thận.
- Cảm ơn, - người lạ mặt nói sau khi đã châm thuốc. – Không ngủ được, ra đây hít thở không khí, quên mang diêm theo. Thèm thuốc ghê gớm. Thế ông không hút thuốc à?
- Tôi hút bằng tẩu, - Hồng y giáo chủ trả lời, - Tôi không bao giờ chấp nhận thuốc điếu và thuốc cuốn.
- Tất cả đều có hại, - người lạ mặt nói thong thả. – Dù là hút bằng tẩu, bằng thuốc điếu hay thuốc cuốn thì cũng thế cả thôi. Bằng gì cũng đầy ni-cô-tin mà như vậy có nghĩa là có thể bị bệnh ung thư. Nhưng hút bằng tẩu lại càng nguy hiểm hơn. Chín mươi lăm phần trăm những người bị bệnh ung thư môi là những người hút thuốc bằng tẩu hoặc dùng những cái bót cứng. Tôi nói điều này với ông trên cương vị là một nhà ung thư học.
- Nhưng chính ông cũng đang hút đấy thôi, cho dù đó là thuốc điếu đi nữa, - Hồng y giáo chủ mỉm cười. – Chính ông đã nói rằng thứ thuốc nào cũng có hại.
- Đúng, thứ thuốc nào cũng có hại, - người lạ mặt trả lời nhỏ nhẹ. – Thứ thuốc nào cũng có hại. Và khốn nỗi chính tôi đã thấy rõ điều đó... Chính tôi...
Hồng y giáo chủ trố mắt ngạc nhiên nhìn người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi, cao, ăn mặc sang trọng, có vẻ mặt cởi mở, đôn hậu đang đứng trước mặt. Người này bình thản đón nhận cái nhìn dò xét của Hồng y giáo chủ, thong thả rít thuốc lá.
- Xin lỗi, - Hồng y giáo chủ lúng túng. – Tôi có cảm tưởng... Tôi đã hiểu sai ý ông...
- Không, ông hiểu đúng đấy, - người lạ mặt cãi lại. – Và ông đã làm một việc vô ích khi xin lỗi tôi. Nếu ông không vội đi đâu thì ta ngồi xuống đây nói chuyện. Được chứ?
- Vâng, - Hồng y giáo chủ trả lời, càng ngạc nhiên hơn. – Tôi hi vọng là ông cũng không vội?...
- Vâng, quả là tôi cũng không vội đi đâu cả, - người đàn ông trả lời. – Nhưng thôi, chúng ta hãy làm quen với nhau. Tôi là Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích, giáo sư y học.
- Rất hân hạnh, - Hồng y giáo chủ nói. – Tên tôi là I-go Pê-tơ-rô-vích.
Cả hai người ngồi xuống chiếc ghế đá. Hồng y giáo chủ lấy tẩu, nhồi thuốc lá vào rồi châm lửa hút. Hai người ngồi im.
- I-go Pê-tơ-rô-vích, - giáo sư phá vỡ sự im lặng, - ông làm nghề gì?
- Tôi là một tên móc túi, - Hồng y giáo chủ trả lời với cái giọng tựa hồ như lão nói lão là “kỹ sư điện” hay “tiến sĩ kỹ thuật” vậy. Hồng y giáo chủ cũng không hiểu tại sao lại đột nhiên trả lời câu hỏi của giáo sư như thế, bởi vì ngay lúc ấy lão không thể trả lời khác được. Sau này, mỗi lần nhớ đến cuộc nói chuyện ban đêm kỳ lạ này, Hồng y giáo chủ lại nghĩ rằng hắn đã trả lời giáo sư như thế chẳng qua là vì cuộc nói chuyện với Xen-ca. Và lão cảm thấy tức Xen-ca.
Tuy thế, sau khi nghe câu trả lời của Hồng y giáo chủ, giáo sư không hề tỏ ra ngạc nhiên. Ông ngồi với vẻ tựa hồ như ngày nào ông cũng làm quen với những tên móc túi và đêm đêm vẫn ngồi trò chuyện thẳng thắn với chúng. Cái đó cũng làm cho Hồng y giáo chủ cảm thấy khó chịu.
- Thế nào, ông vừa ý chứ? – Hồng y giáo chủ trả lời với giọng thách thức.
Giáo sư nhìn lão chăm chú rồi bình tĩnh trả lời:
- Thế cái đó có vừa ý ông không?
- Chắc ông nghĩ là không chứ gì? - Hồng y giáo chủ càng cáu hơn.
- Đúng, tôi nghĩ thế. Hơn nữa tôi còn tin như thế.
- Tại sao vậy?
- Tại vì tôi là bác sĩ. Và tôi dám nghĩ rằng tôi là một bác sĩ có kinh nghiệm. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, tôi đã từng khám hàng ngàn bệnh nhân. Và từ lâu tôi đã học được cách nhìn thấu suốt để biết được sau cái vẻ lỗ mãng giả tạo là sự nhút nhát, sau cái vẻ anh hùng rơm là sự buồn chán, sau cái giọng nói khiêu khích là sự bối rối về tinh thần... Có lẽ do... e hèm... nghề nghiệp của ông mà ông thường xuyên phải lừa gạt mọi người. Phải thế không?
- Phải, - Hồng y giáo chủ xác nhận. - Phần lớn là múc túi nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc phải lừa gạt.
- Tôi hiểu. Tôi thì chưa bao giờ phải móc túi, nhưng lừa dối là chuyện thường... Vì nghề nghiệp của tôi...
- Xin lỗi, tôi không hiểu, - Hồng y giáo chủ nói, lão ngạc nhiên nhận ra rằng giờ đây lão không còn cảm thấy tức giận người đang nói chuyện với mình nữa mà trái lại còn cảm thấy thích thú. - Tại sao ông lại phải lừa dối?
- Rất đơn giản, - giáo sư trả lời. – Tôi không bao giờ, gần như không bao giờ cho những bệnh nhân của tôi biết rằng họ bị bệnh ung thư cả. Khi toà án tuyên bố tử hình một tên phạm trọng tội thì đó là sự trừng phạt tất yếu. Nhưng tuyên án tử hình một người hoàn toàn vô tội thì đó là một việc làm tội lỗi, đó là chưa nói đến những cái khác. Bởi vậy mà phải lừa dối. Từ trước đến nay bao giờ tôi cũng làm như thế và tôi cũng dạy các bác sĩ trẻ làm như thế. Về vấn đề này, trong giới y học chúng tôi không hề có sự bất đồng. Ông hiểu rồi chứ?
- Vâng, - Hồng y giáo chủ nói sôi nổi. – Và ông lừa được chứ?
- Trong đa số trường hợp thì lừa được, - giáo sư trả lời... - Ở đây, chúng tôi có một người bạn đồng minh hùng mạnh...
- Ai vậy?
- Đó là tâm lý con người. Cũng cần phải nói cho ông biết rằng đó là một điều kì lạ! Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng tuyệt đại đa số những người thậm chí đang hấp hối cũng không tin là mình sắp chết, ngay cả đến phút cuối cùng cũng vậy. Thậm chí khi họ nói là họ sắp chết thì trong thâm tâm họ vẫn không tin vào điều đó và nhờ trời là họ không tin... Tôi là một người vô thần và chỉ vì thế mà tôi không cảm tạ thượng đế về cái đặc điểm kì lạ ấy trong tâm lý con người. Nếu không thì nhất định tôi phải cảm tạ rồi, nhất định! Vả lại gần đây tôi chẳng những đã phải lừa dối những người bệnh mà còn phải lừa dối cả những người khoẻ mạnh. Trong số đó có cả những người thân của tôi...
- Thế ông lừa dối họ để làm gì?
- Tôi sẵn sàng giải thích cho ông hiểu, - giáo sư nói. - Phải thú nhận rằng tôi rất sung sướng vì cuộc làm quen ban đêm này của chúng ta, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Đây là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau và cũng có thể là lần cuối cùng. Chính vì vậy mà tôi có thể tâm sự thoải mái với ông những điều mà tôi không có quyền tâm sự với những người thân của tôi... Xin lỗi vì tôi nói thẳng, ông đang để lại cho tôi cái ấn tượng... e hèm... của một người trí thức...
- Đúng vậy, tôi là một tên móc túi trí thức, - Hồng y giáo chủ trả lời với vẻ hãnh diện. – Thưa giáo sư, tôi rất thích thú được nghe ông nói.
- Tôi thấy. Tôi nói để ông biết rằng tôi bị ung thư phổi. Tôi chỉ còn có thể sống một vài tháng nữa...
Hồng y giáo chủ rùng mình và đưa mắt nhìn giáo sư. Giáo sư nhìn đi chỗ khác.
- Không thể! - Hồng y giáo chủ thốt lên. – Không thể như thế được, chắc ông nhầm!...
- Rất tiếc là tôi đã không nhầm, - giáo sư nói. – Lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, tôi đã vào điều trị trong bệnh viện do tôi phụ trách. Biết chắc là tôi bị ung thư, các bạn đồng nghiệp của tôi và các học trò của tôi đã quyết định đánh lừa tôi. Một sự lừa dối cao cả, có thể nói như vậy... Tôi hiểu ngay điều đó và ở địa vị họ tôi cũng sẽ làm như vậy. Nhưng chắc ông hiểu, đánh lừa một nhà ung thư học có kinh nghiệm không phải là dễ. Bởi vậy mà họ phải lập hai bệnh án: một bệnh án thật để họ theo dõi và một bệnh án giả cho tôi. Họ đã cố gắng hết sức và đưa cho tôi xem những tấm phim X quang của người khác, những kết quả xét nghiệm sinh hoá tốt lành, vân vân... Tôi biết tỏng ngay các mánh khoé đó, những vẫn làm ra vẻ tin tưởng tất cả để khỏi phụ lòng họ... Tóm lại, vì lợi ích của cả hai bên, chúng tôi đã đánh lừa nhau khá là khéo léo.
- Có lẽ giáo sư nhầm chăng? - Hồng y giáo chủ lại hỏi với giọng rụt rè.
- Ồ không, ông hãy nghe tôi kể tiếp. Chúng tôi cứ tiếp tục đánh lừa nhau như thế cho đến một hôm có anh bác sĩ trẻ nọ, là một trong những học trò cưng của tôi, trong khi tiếp tục trò lừa đã làm một việc quá đáng. Hôm ấy, anh ta đã viết một bản phân tích máu giả rồi đưa cho tôi xem. Anh bác sĩ trẻ làm việc đó một cách vụng về. Anh muốn làm vui lòng tôi, đã cố gắng quá mức và để lộ một lỗ hổng trong kiến thức của mình. Thực ra, anh ta là một nhà giải phẫu chứ không phải là một nhà chuyên môn về máu, song cái sai lầm của anh không thể dung thứ được ngay cả đối với một nhà giải phẫu. Tôi rất buồn phiền và đã nói với anh ta: “Này anh bạn trẻ, đã hơn một tháng nay tôi chú ý theo dõi các anh cùng nhau cố gắng đánh lừa giáo sư của mình. Nói chung các anh làm cũng được. Bởi vậy mà tôi cũng đã chơi cái trò lừa đó với các anh. Nhưng hôm nay anh đã phạm một sai lầm lớn. Là thầy giáo của anh, tôi không sao chịu được...”. Tôi đã giải thích cặn kẽ cho anh ta biết thực chất cái sai lầm mà anh ta đã phạm phải. Trước những bằng chứng xác đáng, anh ta đã phải cúi đầu nhận tội.
- Thế là hỏng bét cả: - Hồng y giáo chủ phẫn nộ. - Đồ cù lần! Ấy, tôi muốn nói là đồ ngu ngốc:
- Không, anh ta không phải là kẻ ngu ngốc đâu, - giáo sư phản đối. - Chẳng qua là anh ta đã không nghĩ đến một điều: tôi đã để rất nhiều năm nghiên cứu bênh ung thư nên tôi có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh của chính mình. Sau khi anh bác sĩ trẻ thú nhận sai lầm của mình, tôi đã bắt anh ta phải hứa là sẽ không để cho bất kỳ một ai trong số bạn đồng nghiệp biết cuộc nói chuyện giữa tôi và anh ta. Anh ta còn báo cho tôi biết rằng vợ tôi đã biết hết mọi chuyện và bà ta cũng đang tham gia cái trò chơi bi thảm ấy... Ít lâu sau, tôi ra viện và tiếp tục đóng vai một người tin chắc rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, phải nói với ông rằng đó là một vai rất khó đóng...
Giáo sư im lặng, rút thuốc ra hút. Hồng y giáo chủ cũng lặng im, xúc động trước tất cả những điều mà lão vừa nghe được.
Không thể giải thích được vì sao con người đôi khi có thể đem những điều tâm sự sâu kín nhất của mình kể lại cho những người tình cờ gặp gỡ? Vì sao vị giáo sư đứng tuổi ấy lại thổ lộ chuyện tai hoạ khủng khiếp nhất của mình với một gã móc túi mà trước đó ông chưa hề biết, chưa hề gặp và có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp lại? Những quy luật bí ẩn nào đã điều khiển những cảm xúc đột nhiên sinh ra trong con người như thiện cảm hay ác cảm, cởi mở hay kín đáo, tình bạn hay thù địch, lòng tốt hay sự ghét bỏ? Và vì sao Hồng y giáo chủ không hề có cái gì chung với con người đang ngồi bên lại lo lắng cho số phận của người ấy đến như vậy, lại biết ơn chân thành sự tin cậy của người ấy đến như vậy, cho dù không còn có thể giúp đỡ gì được? Thật ra là vì sao?
Các hình phạm thường hay đa cảm. Nhưng Hồng y giáo chủ là một trường hợp ngoại lệ. Đã lâu lắm rồi lão chưa bao giờ xúc động như đêm nay.
Nửa giờ trước đây giáo sư đã chia sẻ nỗi bất hạnh của mình với người qua đường tình cờ ấy chỉ vì ông không còn đủ sức một mình chịu đựng cái gánh nặng bí mật và khủng khiếp của mình nữa. Cái nhu cầu bình thường, giản dị của con người muốn được chia sẻ nỗi đau khổ của mình cho người khác đã dấn đến cuộc nói chuyện ban đêm kì lạ ấy. Giờ đây, thấy sự phản ứng của Hồng y giáo chủ đối với những điều lão vừa nghe, giáo sư cảm thấy sung sướng gấp đôi về cuộc nói chuyện này: một phần vì ông thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn đôi chút, một phần vì sự xúc động chân thành của Hồng y giáo chủ lại một lần nữa khẳng định niềm tin bất di bất dịch của giáo sư vào lòng người...
- Cuộc đời thật là kì diệu! – giáo sư nói. - Trước đây một giờ, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, hai chúng ta thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của nhau trên đời này. Thế mà giờ đây chúng ta lại trò chuyện với nhau như những người bạn tri kỉ. Và thậm chí giờ đây tôi còn có cảm tưởng là ông đang lo lắng cho số phận của tôi.
- Vâng, đúng thế, giáo sư ạ, - Hồng y giáo chủ xác nhận với vẻ lúng túng.
- Thế ông không nhận thấy rằng tôi cũng chẳng thờ ơ với số phận của ông sao? – Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích mỉm cười.
- Ông biết gì về số phận của tôi? - Hồng y giáo chủ đáp lại. – Hay ông thực sự tin rằng tôi là một tên móc túi? Thế ngộ nhỡ tôi nói đùa hoặc tôi định trêu ông, tôi nặn lão gù thì sao?
- Nặn lão gù? Xin lỗi, đó là trò gì vậy? – giáo sư lại mỉm cười. Tôi... e hèm... không phải bao giờ cũng hiểu hết từ vựng của ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Có lẽ đó cũng là một lỗ hổng trong học vấn của tôi... Nhưng dù sao thì tôi cũng chỉ là một nhà y học chứ không phải là nhà hình pháp học...
Hồng y giáo chủ nhếch mép cười.
- Ông đã khéo léo xỏ mũi tôi, - lão nói. – Thôi được, ông đã thắng. Tôi xác nhận những lời khai trước đây. Tôi quả là một tên móc túi, có kinh nghiệm. Cũng là một giáo sư trong nghề của mình. Lời nói danh dự của Hồng y giáo chủ đấy! Xin lỗi, Hồng y giáo chủ là tên lóng của tôi. Ông có thích cái tên lóng ấy không?
- Không, - giáo sư trả lời. - Đời người chỉ sống có một lần. Và tốt nhất là sống với một cái tên... Tôi muốn nói đến cái tên thật... Từ trước đến nay, bao giờ tôi cũng cảm thấy thương hại những người không hiểu được rằng người ta chỉ có một cuộc đời, một tổ quốc và một cái tên. Đó là cái thước đo mà không ai được phép vi phạm. Và không ai được phép quên cái thước đo đó, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Ông đồng ý với tôi chứ?
Hồng y giáo chủ vẫn ngồi im suy nghĩ cách trả lời giáo sư cho thật hay. Lão muốn trả lời làm sao để giáo sư hiểu rằng ngay cả lão, Hồng y giáo chủ, cũng có thể triết lí được.
- Thế ai biết được thước đo là gì? – lão nói chậm rãi. – Ai xác định được nó? Thế nào là thước đo của cuộc đời? Thế nào là thước đo của tội lỗi và thước đo của hình phạt? Thế nào là thước đo của điều thiện và điều ác? Xin phép được hỏi ông: người ta đã định chuẩn cái thước đo ấy ở hiệu thuốc nào và bằng dụng cụ đo lường nào? Tôi đã nhiều lần bị toà án kết tội và bao giờ cũng vậy, tôi thành thật cho rằng cái mức độ hình phạt mà toà án dành cho tôi thật là quá đáng. Nhưng các vị thẩm phán lại cho rằng mức độ đó là đúng đắn. Còn các nạn nhân bị tôi lấy cắp thì dã nhiều lần thét lên rằng như thế là quá nhẹ. Họ không vừa lòng với mức độ hình phạt đó. Đấy, tôi nói với ông ba cái mức độ khác nhau, ba cái thước đo khác nhau. Thế thì ai đúng? Tôi, các vị thẩm phán hay các nạn nhân? Và có cái thước đo nào làm vừa lòng tất cả mọi người không? Không có cái thước đo ấy, tôi xin đưa đầu ra mà cam đoan như vậy! Ông vừa nói đời người chỉ sống có một lần. Nhưng không một ai muốn chết ngay cả lúc đã sống trọn đời rồi, ngay cả lúc cuộc đời không được êm ấm cho lắm.
- Đúng, không ai muốn chết cả! – giáo sư nói khẽ và ông nói với cái vẻ khiến cho Hồng y giáo chủ phải giật mình như phải bỏng. Lão cảm thấy hổ thẹn vì lão đã sơ ý đụng chạm thô bạo đến cái điều mà đáng lẽ lão không được đụng chạm đến.
Ở đâu đó đằng phía chân trời xa xa, bầu trời Mát-xcơ-va trước lúc rạng đông đã bắt đầu hiện lên xam xám trên những mái nhà còn yên ngủ. Buổi sáng đang rón rén đến rất gần thành phố. Và mặc dù xung quanh vẫn còn tối và rất yên tĩnh, những hàng cây đã bắt đầu khe khẽ rì rào và làn gió trong lành thỉnh thoảng lại rung xào xạc hàng cây xanh mát hai bên đường. Hồng y giáo chủ ngồi im, đầu cúi thấp, lão vẫn chưa hết xấu hổ vì sự thiếu tế nhị của mình.
- Ông hỏi có cái thước đo làm vừa lòng tất cả mọi người không à? – giáo sư phá vỡ sự im lặng kéo dài. - Hạnh phúc của con người, đó chính là cái thước đo ấy. Đúng, hạnh phúc... Tuy nhiên, nghĩa của cái từ đơn giản mà cũng phức tạp ấy đã bị lẫn lộn, bóp méo và làm khó hiểu hơn bất kì một từ nào khác... Những con người khác nhau trong những thời đại khác nhau đã giải thích một cách khác nhau thế nào là hạnh phúc và phải làm sao để đạt được hạnh phúc. Những người này khi nói về hạnh phúc đã lừa dối một cách cố ý và vụ lợi, những người khác thì tự lừa dối mình, còn những người thứ ba thì lại hoàn toàn không hiểu rốt cuộc hạnh phúc thực sự là gì. Suốt nhiều thế kỉ, người ta đã bị nhồi nhét cái tư tưởng cho rằng hạnh phúc thực sự chỉ đến với con người một khi họ đã về bên kia thế giới, và nếu như vì cái đó mà nhẫn nhục chịu đựng mọi nỗi đắng cay trên đời thì khi nhắm mắt sẽ được ân thưởng trên thiên đàng. Trong cuộc chạy đua để tìm cho mình cái gọi là hạnh phúc, con người đã gây nên những tội ác tày trời và những hành động bất ngờ nhất. Chính ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, có lẽ ông cũng đã trở thành... e hèm... con người như bây giờ... chỉ vì ông cho rằng đó là con đường dẫn đến hạnh phúc... Hay ít ra ông cũng đã cho là như thế khi bắt đầu... nghề nghiệp của mình...
- Vâng, cũng gần như thế, - Hồng y giáo chủ đồng ý. – Cái gì có thì phải nói là có.
- Ông thấy đấy, còn bây giờ, tôi có cảm tưởng là ông không còn cho là như thế nữa.
- Thế theo giáo sư, hạnh phúc ở chỗ nào? - Hồng y giáo chủ hỏi.
- Hạnh phúc ở trong tất cả những gì cuộc sống trao cho chúng ta và trong tất cả những gì chúng ta làm ra vì cuộc sống, vì con người. Hạnh phúc có ở tất cả những nơi không có sự lừa lọc, ích kỷ, không có khát vọng sống ăn bám vào sức lao động của người khác, không có áp bức và bất công. Nếu con người không bám vào cuộc sống mà tạo dựng cuộc sống, nếu con người biết lao động sáng tạo và thích thú với sự lao động thì con người đó nhất định sẽ có hạnh phúc thực sự. Và lúc bấy giờ hạnh phúc là tất cả: là một đêm yên tĩnh như đêm nay trên một đại lộ thanh vắng, là một cuộc nói chuyện bất ngờ với một người không quen biết, là mỗi hớp không khí, là cái công việc chờ đợi ngày mai, là một quyển sách hay, là một bản nhạc êm dịu, là một bức tranh khiến ta phải ngẫm nghĩ.
Giáo sư đứng dậy, vươn vai cho ấm người, sau đó ông lại ngồi xuống bên Hồng y giáo chủ, nhìn thẳng vào mặt lão một cách chăm chú, dịu dàng và buồn buồn. Hoàn toàn bất ngờ, ông chuyển sang gọi Hồng y giáo chủ bằng “anh”, ông nói chậm rãi và rất rắn rỏi:
- Đó là tất cả mọi chuyện, anh bạn bất ngờ của tôi ạ. Bây giờ tôi phải đi. Sáng mai, hay nói đúng hơn là mấy giờ nữa, tôi sẽ phải mổ một ca quan trọng. Bệnh nhân là một người đàn ông bốn mươi hai tuổi. Anh ta bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Anh ta phải sống. Và anh ta sẽ sống... Tôi đưa đầu ra mà cam đoan là anh ta sẽ sống... Và đó cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc đối với anh ta, đối với tôi, đối với anh, đối với mọi người!
Hồng y giáo chủ đột nhiên đứng phắt dậy, quay đi, không nhìn giáo sư, bước mấy bước. Sau đó, lão quay lại.
- Sao, khó khăn lắm à? – giáo sư hỏi.
- Khó, - Hồng y giáo chủ trả lời.
- Hạnh phúc càng khó khăn lại càng đúng đắn, - giáo sư nói với theo. – Đi đi, đừng sợ, cứ đi đi!... Thế nào anh cũng tìm được hạnh phúc... Còn cái... tẩu kia, anh hãy vứt mẹ nó đi!... Vứt cùng với cái tên lóng của anh! Và cùng với tất cả các thứ khác!...
Hồng y giáo chủ đứng im, mắt không rời giáo sư. Lão cố nói một câu gì đó, nhưng hai môi lão run run và lão không thể nói được một lời nào. Giáo sư bước đến gần lão và buông một câu giận dữ:
- Sao lại run? Vì sợ à?
- Vì hạnh phúc, - Hồng y giáo chủ nói ấp úng rồi bỏ chạy, dường như muốn chạy thoát khỏi chính mình...
Nhìn theo Hồng y giáo chủ, giáo sư suy nghĩ: một khi hai người nói chuyện với nhau một cách cởi mở, có thiện ý và tin cậy thì bao giờ họ cũng tìm được một tiếng nói chung, không phân biệt tuổi tác, tiểu sử và nghề nghiệp. Lúc ấy, sự giao tiếp của họ sẽ thoát khỏi mọi sự tính toán, ngờ vực, ghen ghét và ích kỷ. Và đó cũng chính là niềm hạnh phúc thực sự, niềm hạnh phúc mạnh hơn tất cả những gì cản trở con người sống, làm việc, chăm sóc và quý trọng nhau...