Hạnh phúc liên quan đến cảm nhận "đúng giờ" của bạn

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Happiness Relates to Whether You Are “Off-Time,” “On-Time,” “Out of Time”
Happiness is tied to whether we feel on-time, off-time, out-of-tine
Published on November 26, 2011 by Nancy K. Schlossberg, Ed.D. in Transitions Through Life


Johnette cảm thấy hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của cô tốt đẹp, con trai cô đã học xong đại học và có được việc làm. Còn bạn thân của cô thì ngược lại, Donna, con gái cô í đã bỏ học và chết vì lạm dụng thuốc. 1 người bạn khác của họ, đang chống chọi căn bệnh ung thư vú suốt 1 năm. Trong khoảng thời gian đó, cô í cảm thấy hoàn toàn mất kết nối với cuộc sống của cô. 3 người bạn đó đã trải nghiệm những sự kiện cuộc sống khác nhau, nêu bật tầm quan trọng của thời gian trong cuộc đời họ.

Khi chúng ta "đúng giờ" chúng ta cảm thấy cuộc sống của mình tuân theo kịch bản - chúng ta ổn. Chúng ta cảm thấy "không đúng giờ" khi hoặc là chúng ta 'rất sớm' - mang thai ở tuổi vị thành niên - hoặc rất trễ - có được căn hộ đầu tiên của chúng ta ở tuổi 40. Chính sự "không đúng giờ" làm chúng ta nhận ra cuộc sống không tuân theo kịch bản. Nhà xã hội học Gunhild Hagestad đã trải qua 1 căn bệnh đe doạ tính mạng và mô tả về nó như 1 sự "trễ giờ" trong hơn 1 năm. Cô cảm thấy mình thất bại và chỉ tập trung vào việc hồi phục. Marty không thể quyết định nên làm gì. Vợ anh đang hấp hối và anh có 1 căn bệnh cần phẫu thuật. Thêm nữa, anh cần làm việc để trả viện phí cho vợ. Anh từ chối phẫu thuật - anh sợ bị "trễ giờ". Nó có thể "đúng giờ" trong 1 số lĩnh vực của cuộc sống, "không đúng giờ" ở những lĩnh vực khác, và đôi lúc là "trễ giờ".

Nhà tâm lý Bernice Neugarten cho rằng, hành vi con người chủ yếu bị kiểm soát bởi 1 đồng hồ xã hội hơn là đồng hồ sinh học (1977). Chúng ta đã từng nghe người ta nói, "Tôi quá già để đi học", "Tôi quá già để ly dị", "Tôi quá trẻ để có con". Nói cách khác, mỗi nền văn hoá có những biểu thời gian khác nhau cho các sự kiện - khi nào thì đi học, khi nào kết hôn, có con, nghỉ hưu. Những thời gian biểu được chấp nhận đó đã ảnh hưởng đến những phản ứng của chúng ta đối với hoàn cảnh của mình.

Chúng ta thường so sánh bản thân với người khác. Chúng ta nhìn vào những thành viên trong những nhóm của chúng ta và hỏi: Tôi có thể so sánh với họ như thế nào trong những lĩnh vực sau? Về tiền bạc, sự nghiệp và thành công; về những mối quan hệ với vợ/chồng, con cái và bạn bè; về du lịch và vui chơi...

Ngày nay chúng ta đang sống với những thực tế mâu thuẫn, xung đột. Thật tuyệt khi cuộc sống của chúng ta không tuân theo 1 kịch bản cứng nhắc; nhưng thật lộn xộn khi cuộc sống và tương lai của chúng ta không thể dự đoán được. Ví dụ, chúng ta thấy có những người kết hôn ở độ tuổi 40, làm cha mẹ ở tuổi 40, nghỉ hưu ở tuổi 50, và thay đổi công việc ở tuổi 60. Cuộc sống luôn thay đổi, nhưng chúng ta vẫn giữ những quan niệm cứng nhắc về hành vi phù hợp cho những độ tuổi khác nhau. Và có lẽ đó chính là vấn đề - có lẽ không có độ tuổi duy nhất nào là độ tuổi "đúng" để đi học, để kết hôn, để nghỉ hưu. Có lẽ chúng ta cần làm cho đồng hồ xã hội của chúng ta linh hoạt hơn, vì chúng là do con người tạo ra.


Câu hỏi để bạn xem xét:

Hãy nghĩ về những sự thay đổi mà bạn cảm thấy Đúng giờ? Không đúng giờ? Trễ giờ?

Bạn cảm thấy như thế nào về mỗi thay đổi đó? Bạn có cảm thấy tốt nhất khi cuộc sống tuân theo 1 kịch bản và bạn đã Đúng giờ?

Bạn xử lý như thế nào với những sự thay đổi Không đúng giờ?

Hãy chia sẻ những phản ứng của bạn để người khác có thể học hỏi từ bạn.


Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top Bottom