- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Ngoạitruyện 4 – Bùi Thanh Phong: ” Trò đồi bại không thành mà mém tí bị bắt! “(1)
Số phận của tôi thật nghiệt ngã – đấy là ông nội tôi nói. Ông còn bảo: ” Tội nghiệp Phong của ông, đời mày thật trớ trêu, bất hạnh sinh ra cũng chỉ bởi vết thủng bao cao su! “. Sau phát ngôn kinh điển đó, bà ngoại tôi lập tức ngoái sang, ném cho ông ánh nhìn sắc bén. Ông cười xuề chống chế đáp lại rằng hai ông cháu đang tâm sự chuyện làm người và đồng thời đưa tay xoa đầu tôi, không, chính xác là vò đầu bởi dưới bàn tay của ông, mái tóc tôi không khác gì cái tổ quạ. Tôi khi ấy sáu tuổi, tế bào não có chạy nhanh thế nào cũng không đuổi theo được suy nghĩ đồi bại của ông. Cho nên, thỉnh thoảng nhai kẹo cao su tôi lại nhớ đến lời ông nói. Tôi nghĩ không ra cao su thủng với bất hạnh có liên quan gì đến nhau.
Từ nhỏ, tôi đã ở nhà ông ngoại, có đúng nửa năm tầm cuối lớp hai là tôi sống cùng ba mẹ. Trong nửa năm đó, từ điển của tôi lại có thêm câu mới – bạo lực gia đình. Mẹ tôi có bản tính lải nhải, chả là thi thoảng trước khi đi ngủ mẹ tôi vẫn xách tai tôi lên ngồi giảng đạo lý làm người, thường thì lý do giảng đạo lý là vì mẹ ức chế vì ba tôi mắng gì cũng cười rất là đôn hậu. Mẹ từng nói:
” Làm người phải biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu. Sống phải luôn biết yêu cội nguồn, yêu tuổi thơ. Người ta nói nếu mình bắn quá khứ bằng một khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn mình bằng khẩu đại bác. Cho nên tôn trọng sự thật, tôn trọng quá khứ và đừng bao giờ xấu hổ về bản thân. Mà mày là sướng quá trời luôn đấy Phong! Giờ mày cái gì cũng đầy đủ, ngày xưa ba mày còn phải ăn bột hấp trên vung nồi cơm, lạc phải luộc qua rồi mới rang ăn với cơm cho đỡ tốn mỡ đấy! “
Tình trạng của tôi lúc bấy giờ là hai mắt muốn díp lại, đầu thì ở trên mây trên gió, cả một tràng dài chỉ nhồi được vào đúng từ lạc. Không phụ lòng mẹ, tôi đáp lại:
” Con thích ăn lạc rang … “
Và tất nhiên tôi bị mẹ phang nguyên cái gối vào đầu. Đấy không phải lần đầu mẹ thôi thô bạo quật như vậy. Mẹ có thói quen ngồi một chỗ ôm gối thay cho gấu bông. Mỗi lần nghe tôi hỏi ngu mẹ đều cầm gối quật vào đầu. Những khi đó, ba thường cười khan:
” Ba bị quật nhiều rồi giờ đến con ráng kế nghiệp. Con hơn cha là nhà có nóc! “
Tôi không biết nói gì hơn ngoài việc cảm tạ trời đất vì may mà không phải gối trúc chứ không đầu tôi cũng lệch khỏi quỹ đạo!
Không chỉ có cầm gối phang đầu tôi, mẹ còn vô số các hành động vô thố khác. Tiêu biểu là một vụ để đời đầu năm lớp ba. Khi ấy, mẹ nhận điện thoại của cô giáo nói về việc sáng nay tôi đánh sái tay thằng bạn do nó giỡn mặt trêu ngươi tôi, tất nhiên là tiết lộ rằng tôi bị bài kiểm tra một tiết Toán và Văn dưới trung bình. Mẹ hùng hổ xông lên phòng tôi, thế là bắt ngay quả tang tôi ngồi đốt bài kiểm tra. Vậy là bà đã khẩn cấp cuộn tôi vào trong chăn, bảo ba tôi mang dây thừng và tháo xích đeo cổ con chó nhà tôi ra, quấn dây quanh chân, xích cổ tôi, nhét vào gầm gi.ường!
Nhanh, gọn, lẹ, dứt khoát – đó là tiêu chí của mẹ tôi. Bà tắt đèn rồi bỏ đi không chút lưỡng lự, còn bảo tôi mà dám hét to thì chuyển ngay ra ngoài ban công. Tôi đọc quá nhiều *creepypasta, lại không sợ ma nên không la to. Chỉ chết tiệt cái muỗi đốt ngứa ngáy kinh nhưng cử động chẳng được. Biết mẹ tuyệt đối không thả, tôi cũng đành cay cú nằm niệm Phật đuổi muỗi.
Giữa học kì một lớp hai, ba mẹ gửi tôi qua ông nội. Nhờ ông nội mà cuộc sống của tôi mới biết đến thế nào được gọi là quy củ, nề nếp. Ông có khiếu hài hước thì đúng thật đấy, nhưng khi nghiêm túc thì như bức tường thành vững chãi lay thế nào cũng không đổ, và khi tức giận lại càng đáng sợ, còn đáng sợ hơn nỗi giận của mẹ rất nhiều!
Tôi ngưỡng mộ ông nội. Lần đầu tiên tôi biết khâm phục một người đến thế. Ông có thể ngồi hàng giờ trong phòng nghiên cứu sách về khảo cổ, có thể nói chuyện với những cổ đông trong tập đoàn hàng tiếng trời không nghỉ một phút, thậm chí đến tận ba giờ sáng. Ông thích chăm sóc hoa những lúc rảnh rỗi, thỉnh thoảng còn ngồi xem bóng đá và cá cược với tôi.
Dưới sự kiểm soát của ông nội, tình hình học tập của tôi tiến bộ trông thấy. Ông nói không phải tôi dốt, chẳng qua lười quá thể đáng. Vì đó mà không biết từ bao giờ học đã trở thành một phần trong những trò chơi nhàm chán của tôi.
Cuối năm tôi tám tuổi, thời điểm đấy ông bận bịu nên gửi tôi qua nhà mới xây cạnh gia đình người con trai của bạn ông. Đáng lẽ ra tôi phải sống nhà ông ngoại, nhưng gia đình ông đã di dân sang Đức vào đợt hè.
Dù khả năng học ngoại ngữ của tôi rất tốt, lại vất lay vất lắt ở đâu cũng thích nghi được, nhưng tôi thì tôi chỉ muốn ở trong nước.
Cũng vì điều này mà mọi thứ xung quanh tôi đã rẽ sang một bước ngoặt mới, không, chính xác là thêm gánh nặng mới. Tôi vốn dĩ không nghĩ rằng Thư sẽ dễ dàng như vậy bước vào cuộc sống của tôi.
Ấn tượng ban đầu của tôi đối với Thư là một nhỏ bệnh hoạn. Ngày ấy giữa mùa đông rét căm, nhỏ mặc áo khoác rộng thùng thình, quần đùi cũn cỡn, đứng sát bên cổng và thò đầu ra ngoài, tròn mắt nhìn tôi.
Hai gò má phơn phớt ửng hồng, mái tóc như đống rơm khô nhiều ngày phơi nắng. Lúc Thư chạy về phía tôi, giống như con cún vẫy đuôi đón chủ, tôi thực muốn cấu cho rách má. Tất nhiên ý niệm đó tôi không thực hiện, tôi còn chưa quá cuồng creepypasta!
Ngày đó, tôi hứng trí tuôn một tràng những lời nói độc miệng làm Thư uất ức ôm thù bao lâu. Cách trả thù của nhỏ thật đúng là…khó đỡ. Không thâm thuý, nhưng đủ cay!
Tôi nhớ nhất là mấy lần vừa tắm xong, đi về phòng thì nghe tiếng lộp cộp ngoài cửa sổ thì mở ra. Nào ngờ ăn nguyên cục xỉ giữa đầu, nhìn tới đã thấy Thư nhanh nhẹn trèo xuống, chuồn mất tiêu. Kết quả tôi phải ngồi gội đến muốn bung da đầu mới hết cảm giác ghê sợ.
Ba mẹ Thư cũng thỉnh thoảng qua thăm hỏi tôi, còn có ý bảo tôi sang nhà ăn cơm cùng cho vui. Tuy nhiên, tôi từ chối khéo, tôi không có thói quen ngồi chung với người lạ, điều này người thân quen của tôi đều biết rõ. Rồi dần dần, hai người họ cũng bận bịu công việc nên ít qua chỗ tôi hơn, đó là cơ hội để cho Thư trổ tài “ném đá giấu tay”. Dường như tất cả các loại có thể ném bể đầu được đều bị nhỏ mang ra thí nghiệm.
(Còn tiếp)
Số phận của tôi thật nghiệt ngã – đấy là ông nội tôi nói. Ông còn bảo: ” Tội nghiệp Phong của ông, đời mày thật trớ trêu, bất hạnh sinh ra cũng chỉ bởi vết thủng bao cao su! “. Sau phát ngôn kinh điển đó, bà ngoại tôi lập tức ngoái sang, ném cho ông ánh nhìn sắc bén. Ông cười xuề chống chế đáp lại rằng hai ông cháu đang tâm sự chuyện làm người và đồng thời đưa tay xoa đầu tôi, không, chính xác là vò đầu bởi dưới bàn tay của ông, mái tóc tôi không khác gì cái tổ quạ. Tôi khi ấy sáu tuổi, tế bào não có chạy nhanh thế nào cũng không đuổi theo được suy nghĩ đồi bại của ông. Cho nên, thỉnh thoảng nhai kẹo cao su tôi lại nhớ đến lời ông nói. Tôi nghĩ không ra cao su thủng với bất hạnh có liên quan gì đến nhau.
Từ nhỏ, tôi đã ở nhà ông ngoại, có đúng nửa năm tầm cuối lớp hai là tôi sống cùng ba mẹ. Trong nửa năm đó, từ điển của tôi lại có thêm câu mới – bạo lực gia đình. Mẹ tôi có bản tính lải nhải, chả là thi thoảng trước khi đi ngủ mẹ tôi vẫn xách tai tôi lên ngồi giảng đạo lý làm người, thường thì lý do giảng đạo lý là vì mẹ ức chế vì ba tôi mắng gì cũng cười rất là đôn hậu. Mẹ từng nói:
” Làm người phải biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu. Sống phải luôn biết yêu cội nguồn, yêu tuổi thơ. Người ta nói nếu mình bắn quá khứ bằng một khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn mình bằng khẩu đại bác. Cho nên tôn trọng sự thật, tôn trọng quá khứ và đừng bao giờ xấu hổ về bản thân. Mà mày là sướng quá trời luôn đấy Phong! Giờ mày cái gì cũng đầy đủ, ngày xưa ba mày còn phải ăn bột hấp trên vung nồi cơm, lạc phải luộc qua rồi mới rang ăn với cơm cho đỡ tốn mỡ đấy! “
Tình trạng của tôi lúc bấy giờ là hai mắt muốn díp lại, đầu thì ở trên mây trên gió, cả một tràng dài chỉ nhồi được vào đúng từ lạc. Không phụ lòng mẹ, tôi đáp lại:
” Con thích ăn lạc rang … “
Và tất nhiên tôi bị mẹ phang nguyên cái gối vào đầu. Đấy không phải lần đầu mẹ thôi thô bạo quật như vậy. Mẹ có thói quen ngồi một chỗ ôm gối thay cho gấu bông. Mỗi lần nghe tôi hỏi ngu mẹ đều cầm gối quật vào đầu. Những khi đó, ba thường cười khan:
” Ba bị quật nhiều rồi giờ đến con ráng kế nghiệp. Con hơn cha là nhà có nóc! “
Tôi không biết nói gì hơn ngoài việc cảm tạ trời đất vì may mà không phải gối trúc chứ không đầu tôi cũng lệch khỏi quỹ đạo!
Không chỉ có cầm gối phang đầu tôi, mẹ còn vô số các hành động vô thố khác. Tiêu biểu là một vụ để đời đầu năm lớp ba. Khi ấy, mẹ nhận điện thoại của cô giáo nói về việc sáng nay tôi đánh sái tay thằng bạn do nó giỡn mặt trêu ngươi tôi, tất nhiên là tiết lộ rằng tôi bị bài kiểm tra một tiết Toán và Văn dưới trung bình. Mẹ hùng hổ xông lên phòng tôi, thế là bắt ngay quả tang tôi ngồi đốt bài kiểm tra. Vậy là bà đã khẩn cấp cuộn tôi vào trong chăn, bảo ba tôi mang dây thừng và tháo xích đeo cổ con chó nhà tôi ra, quấn dây quanh chân, xích cổ tôi, nhét vào gầm gi.ường!
Nhanh, gọn, lẹ, dứt khoát – đó là tiêu chí của mẹ tôi. Bà tắt đèn rồi bỏ đi không chút lưỡng lự, còn bảo tôi mà dám hét to thì chuyển ngay ra ngoài ban công. Tôi đọc quá nhiều *creepypasta, lại không sợ ma nên không la to. Chỉ chết tiệt cái muỗi đốt ngứa ngáy kinh nhưng cử động chẳng được. Biết mẹ tuyệt đối không thả, tôi cũng đành cay cú nằm niệm Phật đuổi muỗi.
Giữa học kì một lớp hai, ba mẹ gửi tôi qua ông nội. Nhờ ông nội mà cuộc sống của tôi mới biết đến thế nào được gọi là quy củ, nề nếp. Ông có khiếu hài hước thì đúng thật đấy, nhưng khi nghiêm túc thì như bức tường thành vững chãi lay thế nào cũng không đổ, và khi tức giận lại càng đáng sợ, còn đáng sợ hơn nỗi giận của mẹ rất nhiều!
Tôi ngưỡng mộ ông nội. Lần đầu tiên tôi biết khâm phục một người đến thế. Ông có thể ngồi hàng giờ trong phòng nghiên cứu sách về khảo cổ, có thể nói chuyện với những cổ đông trong tập đoàn hàng tiếng trời không nghỉ một phút, thậm chí đến tận ba giờ sáng. Ông thích chăm sóc hoa những lúc rảnh rỗi, thỉnh thoảng còn ngồi xem bóng đá và cá cược với tôi.
Dưới sự kiểm soát của ông nội, tình hình học tập của tôi tiến bộ trông thấy. Ông nói không phải tôi dốt, chẳng qua lười quá thể đáng. Vì đó mà không biết từ bao giờ học đã trở thành một phần trong những trò chơi nhàm chán của tôi.
Cuối năm tôi tám tuổi, thời điểm đấy ông bận bịu nên gửi tôi qua nhà mới xây cạnh gia đình người con trai của bạn ông. Đáng lẽ ra tôi phải sống nhà ông ngoại, nhưng gia đình ông đã di dân sang Đức vào đợt hè.
Dù khả năng học ngoại ngữ của tôi rất tốt, lại vất lay vất lắt ở đâu cũng thích nghi được, nhưng tôi thì tôi chỉ muốn ở trong nước.
Cũng vì điều này mà mọi thứ xung quanh tôi đã rẽ sang một bước ngoặt mới, không, chính xác là thêm gánh nặng mới. Tôi vốn dĩ không nghĩ rằng Thư sẽ dễ dàng như vậy bước vào cuộc sống của tôi.
Ấn tượng ban đầu của tôi đối với Thư là một nhỏ bệnh hoạn. Ngày ấy giữa mùa đông rét căm, nhỏ mặc áo khoác rộng thùng thình, quần đùi cũn cỡn, đứng sát bên cổng và thò đầu ra ngoài, tròn mắt nhìn tôi.
Hai gò má phơn phớt ửng hồng, mái tóc như đống rơm khô nhiều ngày phơi nắng. Lúc Thư chạy về phía tôi, giống như con cún vẫy đuôi đón chủ, tôi thực muốn cấu cho rách má. Tất nhiên ý niệm đó tôi không thực hiện, tôi còn chưa quá cuồng creepypasta!
Ngày đó, tôi hứng trí tuôn một tràng những lời nói độc miệng làm Thư uất ức ôm thù bao lâu. Cách trả thù của nhỏ thật đúng là…khó đỡ. Không thâm thuý, nhưng đủ cay!
Tôi nhớ nhất là mấy lần vừa tắm xong, đi về phòng thì nghe tiếng lộp cộp ngoài cửa sổ thì mở ra. Nào ngờ ăn nguyên cục xỉ giữa đầu, nhìn tới đã thấy Thư nhanh nhẹn trèo xuống, chuồn mất tiêu. Kết quả tôi phải ngồi gội đến muốn bung da đầu mới hết cảm giác ghê sợ.
Ba mẹ Thư cũng thỉnh thoảng qua thăm hỏi tôi, còn có ý bảo tôi sang nhà ăn cơm cùng cho vui. Tuy nhiên, tôi từ chối khéo, tôi không có thói quen ngồi chung với người lạ, điều này người thân quen của tôi đều biết rõ. Rồi dần dần, hai người họ cũng bận bịu công việc nên ít qua chỗ tôi hơn, đó là cơ hội để cho Thư trổ tài “ném đá giấu tay”. Dường như tất cả các loại có thể ném bể đầu được đều bị nhỏ mang ra thí nghiệm.
(Còn tiếp)