nguoishowbiz
Banned
- Tham gia
- 8/3/2017
- Bài viết
- 0
Hơn một năm nay, hai thanh niên người Đức tạm gác công việc của mình, đạp xe đi qua 18 nước trên thế giới để quyên góp tiền ủng hộ cho trẻ đường phố.
Họ là Ernest Roig (28 tuổi, sinh ra ở Barcelona, Catalunya, hiện sống ở Đức) và Jakob Stein Kohl (25 tuổi, sống ở TP Cologne, Đức). Họ chọn điểm đến cuối cùng là Việt Nam sau hành trình một năm 20 ngày đạp xe qua 18 nước trên thế giới.
Tự thử thách chính mình
Anh Ernest, người nảy ra ý tưởng thực hiện hành trình này, chia sẻ anh có khoảng thời gian làm thiện nguyện viên tại nhà dòng Don Bosco, một tu hội Công giáo lớn thứ hai trên thế giới, có sứ mệnh chăm sóc trẻ đường phố, trẻ bụi đời, trẻ mồ côi... Ở đây, anh sống chung với các em nên hiểu được sự cơ cực mà những đứa trẻ này phải trải qua.
Ernest muốn thực hiện một dự án để kêu gọi mọi người cùng quyên góp, gây quỹ chăm lo cho đời sống của những đứa trẻ này. “Tôi nghĩ đến việc đi bằng xe đạp một phần là muốn khám phá thế giới, có điều kiện tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở nhiều nơi khác nhau nhưng cái chính là muốn quyên góp để giúp các trẻ em đường phố thông qua việc làm bằng chính sức lực của mình” - Ernest bày tỏ.
Ernest Roig cần bạn đồng hành nên anh đã nói với Jakob, một thiện nguyện viên cùng làm việc với anh, về những điều mình đang nghĩ và rủ Jakob cùng tham gia. Jakob gật đầu đồng ý ngay và hành trình của hai người bắt đầu.
Ernest và Jakob thiết kế một trang web riêng để ghi lại những cột mốc quan trọng của hành trình. Cả hai cũng tìm đến nhiều người để chia sẻ kế hoạch, tìm mạnh thường quân cùng tham gia. Mọi thông tin về mỗi vùng đất mà họ đến đều được cập nhật trên web để những người khác có thể theo dõi. Họ cũng ghi lại những hình ảnh và thực hiện clip về chuyến đi của mình, đưa lên YouTube để nhiều người cùng biết đến thông điệp của họ. Mạnh thường quân muốn chung tay góp sức có thể chuyển thẳng số tiền vào quỹ của nhà dòng Don Bosco hoặc có thể chuyển qua web của họ, họ sẽ chuyển lại cho nhà dòng.
“Nơi đầu tiên mà tôi muốn giúp đỡ là những em nhỏ ở TP Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó có một ngôi trường nhận chăm sóc cho các em nhỏ tị nạn, các em nhỏ đường phố không còn cha mẹ... Sau đó là những em nhỏ ở nhiều nơi khác” - Ernest nói.
Cả Ernest và Jakob đều biết rằng họ phải gác lại hết công việc của mình và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn phía trước nhưng họ quyết tâm làm cho bằng được. “Chúng tôi xem đó là một thử thách với chính mình, để biết rằng mình có đủ sức để làm một chương trình thiện nguyện như vậy hay không” - cả hai cùng quan điểm.
Nhận được nhiều hơn mất
Cả Ernest và Jakob chia sẻ dù trên đường đi họ gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc. “Một là chúng tôi tìm cách tránh xa những rắc rối có thể biết trước, hai là cố gắng giải quyết những rắc rối đó chứ không nghĩ đến chuyện bỏ cuộc bao giờ” - Jakob nói.
Suốt chặng đường dài 14.550 cây số, có đến 28 lần họ bị bể bánh xe; có lúc chiếc xe đạp hư hỏng, gãy hết từng bộ phận, họ phải thay mọi thứ để có một chiếc xe mới. “Có nơi chúng tôi phải đi bộ đến hơn 40 cây số mới tìm được thợ sửa xe...” - Ernest kể lại.
Ernest nói tiếp: “Có khi chúng tôi đi vào một đất nước mà không được phép thì đành phải quay ngược trở lại, tìm một con đường khác để đi hay phải thay đổi lại hành trình đi của mình. Hay như việc chúng tôi phải mất đến hai tuần để xin visa vào Ấn Độ, cả hai cảm thấy rất khủng hoảng. Trong lúc chờ xin visa, chúng tôi không được làm gì và đi đâu hết vì không có giấy tờ, cũng không có nơi ở..., muôn vàn thứ phải lo. Nhưng may mắn là chúng tôi gặp được người tốt, họ cho chúng tôi thức ăn, nước uống...”.
“Đó còn là những khó khăn về giao thông ở mỗi nước, như ở Mumbai thì ngoài đường không chỉ có xe mà còn có cả bò, súc vật... hay ở Sài Gòn thì xe cộ quá nhiều...” - Jakob tiếp lời Ernest.
Khó khăn là vậy nhưng Ernest và Jakob cho biết họ chưa bao giờ cãi cọ hay mâu thuẫn nhau. “Chưa bao giờ chúng tôi cãi nhau khi gặp chuyện không may. Ngược lại, chúng tôi cảm thấy tốt hơn vì được đồng hành cùng nhau. Nhờ chuyến đi mà tình bạn của chúng tôi trở nên bền vững hơn, cùng đoàn kết để đi đến được thời điểm này” - Jakob chia sẻ.
Thời gian tới, cả hai sẽ dành thời gian đi Phú Quốc rồi trở lại TP.HCM và bay về Đức vào ngày 19-5 tới. Về nước, họ sẽ trở lại guồng quay của công việc, mỗi người đều có kế hoạch cho riêng mình. Nhưng khi cùng nhìn lại về chặng đường đã đi cùng nhau, đó là một kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ mà họ luôn muốn cất giữ.
Họ là Ernest Roig (28 tuổi, sinh ra ở Barcelona, Catalunya, hiện sống ở Đức) và Jakob Stein Kohl (25 tuổi, sống ở TP Cologne, Đức). Họ chọn điểm đến cuối cùng là Việt Nam sau hành trình một năm 20 ngày đạp xe qua 18 nước trên thế giới.
Tự thử thách chính mình
Anh Ernest, người nảy ra ý tưởng thực hiện hành trình này, chia sẻ anh có khoảng thời gian làm thiện nguyện viên tại nhà dòng Don Bosco, một tu hội Công giáo lớn thứ hai trên thế giới, có sứ mệnh chăm sóc trẻ đường phố, trẻ bụi đời, trẻ mồ côi... Ở đây, anh sống chung với các em nên hiểu được sự cơ cực mà những đứa trẻ này phải trải qua.
Ernest muốn thực hiện một dự án để kêu gọi mọi người cùng quyên góp, gây quỹ chăm lo cho đời sống của những đứa trẻ này. “Tôi nghĩ đến việc đi bằng xe đạp một phần là muốn khám phá thế giới, có điều kiện tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở nhiều nơi khác nhau nhưng cái chính là muốn quyên góp để giúp các trẻ em đường phố thông qua việc làm bằng chính sức lực của mình” - Ernest bày tỏ.
Ernest Roig cần bạn đồng hành nên anh đã nói với Jakob, một thiện nguyện viên cùng làm việc với anh, về những điều mình đang nghĩ và rủ Jakob cùng tham gia. Jakob gật đầu đồng ý ngay và hành trình của hai người bắt đầu.
Ernest và Jakob thiết kế một trang web riêng để ghi lại những cột mốc quan trọng của hành trình. Cả hai cũng tìm đến nhiều người để chia sẻ kế hoạch, tìm mạnh thường quân cùng tham gia. Mọi thông tin về mỗi vùng đất mà họ đến đều được cập nhật trên web để những người khác có thể theo dõi. Họ cũng ghi lại những hình ảnh và thực hiện clip về chuyến đi của mình, đưa lên YouTube để nhiều người cùng biết đến thông điệp của họ. Mạnh thường quân muốn chung tay góp sức có thể chuyển thẳng số tiền vào quỹ của nhà dòng Don Bosco hoặc có thể chuyển qua web của họ, họ sẽ chuyển lại cho nhà dòng.
“Nơi đầu tiên mà tôi muốn giúp đỡ là những em nhỏ ở TP Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó có một ngôi trường nhận chăm sóc cho các em nhỏ tị nạn, các em nhỏ đường phố không còn cha mẹ... Sau đó là những em nhỏ ở nhiều nơi khác” - Ernest nói.
Cả Ernest và Jakob đều biết rằng họ phải gác lại hết công việc của mình và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn phía trước nhưng họ quyết tâm làm cho bằng được. “Chúng tôi xem đó là một thử thách với chính mình, để biết rằng mình có đủ sức để làm một chương trình thiện nguyện như vậy hay không” - cả hai cùng quan điểm.
Nhận được nhiều hơn mất
Cả Ernest và Jakob chia sẻ dù trên đường đi họ gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc. “Một là chúng tôi tìm cách tránh xa những rắc rối có thể biết trước, hai là cố gắng giải quyết những rắc rối đó chứ không nghĩ đến chuyện bỏ cuộc bao giờ” - Jakob nói.
Suốt chặng đường dài 14.550 cây số, có đến 28 lần họ bị bể bánh xe; có lúc chiếc xe đạp hư hỏng, gãy hết từng bộ phận, họ phải thay mọi thứ để có một chiếc xe mới. “Có nơi chúng tôi phải đi bộ đến hơn 40 cây số mới tìm được thợ sửa xe...” - Ernest kể lại.
Ernest nói tiếp: “Có khi chúng tôi đi vào một đất nước mà không được phép thì đành phải quay ngược trở lại, tìm một con đường khác để đi hay phải thay đổi lại hành trình đi của mình. Hay như việc chúng tôi phải mất đến hai tuần để xin visa vào Ấn Độ, cả hai cảm thấy rất khủng hoảng. Trong lúc chờ xin visa, chúng tôi không được làm gì và đi đâu hết vì không có giấy tờ, cũng không có nơi ở..., muôn vàn thứ phải lo. Nhưng may mắn là chúng tôi gặp được người tốt, họ cho chúng tôi thức ăn, nước uống...”.
“Đó còn là những khó khăn về giao thông ở mỗi nước, như ở Mumbai thì ngoài đường không chỉ có xe mà còn có cả bò, súc vật... hay ở Sài Gòn thì xe cộ quá nhiều...” - Jakob tiếp lời Ernest.
Khó khăn là vậy nhưng Ernest và Jakob cho biết họ chưa bao giờ cãi cọ hay mâu thuẫn nhau. “Chưa bao giờ chúng tôi cãi nhau khi gặp chuyện không may. Ngược lại, chúng tôi cảm thấy tốt hơn vì được đồng hành cùng nhau. Nhờ chuyến đi mà tình bạn của chúng tôi trở nên bền vững hơn, cùng đoàn kết để đi đến được thời điểm này” - Jakob chia sẻ.
Thời gian tới, cả hai sẽ dành thời gian đi Phú Quốc rồi trở lại TP.HCM và bay về Đức vào ngày 19-5 tới. Về nước, họ sẽ trở lại guồng quay của công việc, mỗi người đều có kế hoạch cho riêng mình. Nhưng khi cùng nhìn lại về chặng đường đã đi cùng nhau, đó là một kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ mà họ luôn muốn cất giữ.