- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Từ 23 đến 27/1 nhiệt độ Hà Nội có thể xuống thấp nhất 6 độ C, vùng núi cao 0 độ C và khả năng sẽ có băng giá, mưa tuyết.
Khối không khí lạnh ở miền Bắc đang suy yếu và di chuyển lệch đông nên đêm qua và sáng nay Bắc Bộ xuất hiện những cơn mưa phùn, sương mù, nền nhiệt có xu hướng tăng nhẹ lên mức 21-22 độ C.
Cùng lúc này, khối không khí lạnh khác với cường độ rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc, gần sáng mai sẽ tràn tới các tỉnh biên giới, đến trưa thì về tới Hà Nội và vùng đồng bằng. "Từ 7h đến 10h sáng mai, nền nhiệt ở Bắc Bộ khoảng 16-19 độ C, sau đó giảm dần và chuyển rét", chuyên gia khí tượng cho biết.
Băng giá xuất hiện vào đợt rét ngày 17/12/2015. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Đêm mai, khi miền Bắc nằm sâu trong khối không khí lạnh có cường độ mạnh nhất từ đầu đông, nền nhiệt vùng núi còn 13-14 độ C, đồng bằng 14-15 độ C.
Sang ngày 23/1, không khí lạnh tiếp tục dồn mạnh xuống, Bắc Bộ rét 13 độ C, vùng núi còn dưới 7 độ C. Trong đó, khu vực núi cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) có thể xuống 0 độ C, thậm chí là âm độ, kèm theo những cơn mưa nên khả năng sẽ có hiện tượng băng giá cũng như mưa tuyết.
Băng giá và mưa tuyết có thể tiếp tục xuất hiện trong hai ngày tiếp theo 24-25/1. Nền nhiệt đêm và sáng ở đồng bằng có thể xuống dưới 10 độ C. Tại Hà Nội, rét nhất là ngày 26/1, dự báo nhiệt độ trong ngày chỉ 6-8 độ C.
Dự báo xa của cơ quan khí tượng Việt Nam với khu vực Hà Nội.
"Khả năng băng giá sẽ xuất hiện từ đêm 22, rạng 23 và kéo dài đến ngày 25/1 với tần suất trung bình", chuyên gia khí tượng nhận định.
Tại miền Trung, không khí lạnh tràn đến vào chiều tối mai gây mưa dọc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Ngày 23/1, từ Thanh Hóa đến Huế sẽ có mưa, có nơi mưa to và dông, sau đó lan sang Bình Định. Khu vực này cũng xuất hiện rét đậm, rét hại.
Trước đó, băng giá khá dày đã xuất hiện vào ngày 17/12 tại các điểm núi cao như Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang).
Khối không khí lạnh ở miền Bắc đang suy yếu và di chuyển lệch đông nên đêm qua và sáng nay Bắc Bộ xuất hiện những cơn mưa phùn, sương mù, nền nhiệt có xu hướng tăng nhẹ lên mức 21-22 độ C.
Cùng lúc này, khối không khí lạnh khác với cường độ rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc, gần sáng mai sẽ tràn tới các tỉnh biên giới, đến trưa thì về tới Hà Nội và vùng đồng bằng. "Từ 7h đến 10h sáng mai, nền nhiệt ở Bắc Bộ khoảng 16-19 độ C, sau đó giảm dần và chuyển rét", chuyên gia khí tượng cho biết.
Băng giá xuất hiện vào đợt rét ngày 17/12/2015. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Đêm mai, khi miền Bắc nằm sâu trong khối không khí lạnh có cường độ mạnh nhất từ đầu đông, nền nhiệt vùng núi còn 13-14 độ C, đồng bằng 14-15 độ C.
Sang ngày 23/1, không khí lạnh tiếp tục dồn mạnh xuống, Bắc Bộ rét 13 độ C, vùng núi còn dưới 7 độ C. Trong đó, khu vực núi cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) có thể xuống 0 độ C, thậm chí là âm độ, kèm theo những cơn mưa nên khả năng sẽ có hiện tượng băng giá cũng như mưa tuyết.
Băng giá và mưa tuyết có thể tiếp tục xuất hiện trong hai ngày tiếp theo 24-25/1. Nền nhiệt đêm và sáng ở đồng bằng có thể xuống dưới 10 độ C. Tại Hà Nội, rét nhất là ngày 26/1, dự báo nhiệt độ trong ngày chỉ 6-8 độ C.
Dự báo xa của cơ quan khí tượng Việt Nam với khu vực Hà Nội.
"Khả năng băng giá sẽ xuất hiện từ đêm 22, rạng 23 và kéo dài đến ngày 25/1 với tần suất trung bình", chuyên gia khí tượng nhận định.
Tại miền Trung, không khí lạnh tràn đến vào chiều tối mai gây mưa dọc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Ngày 23/1, từ Thanh Hóa đến Huế sẽ có mưa, có nơi mưa to và dông, sau đó lan sang Bình Định. Khu vực này cũng xuất hiện rét đậm, rét hại.
Trước đó, băng giá khá dày đã xuất hiện vào ngày 17/12 tại các điểm núi cao như Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang).
Hiệu chỉnh: