- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sự trung thực, niềm say mê hay quả cảm là những điều quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu để một con người không chỉ thành công mà còn thành nhân, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ phương pháp học tập tại buổi giao lưu với hàng trăm sinh viên, cán bộ tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
Hội trường C2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội chiều qua chật cứng chỗ ngồi. Ngoài hàng trăm giảng viên, sinh viên của trường, buổi giao lưu thu hút những cán bộ trẻ, sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác như Đại học Xây dựng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
GS Ngô Bảo Châu mở đầu buổi giao lưu bằng tâm sự “Tôi rất hay được nghe học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh hỏi về bí quyết học tập, tôi thường trả lời không có bí quyết nào cả, quan trọng là niềm say mê. Trả lời như vậy là một cách né tránh nhưng tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi chưa có sự suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Tuy nhiên tôi không thể né tránh mãi và đây là cơ hội”.
“Vụ Đồi Ngô” là trò đùa ra nước mắt
Đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, GS Ngô Bảo Châu tự đặt ra ba câu hỏi: Cái gì là động cơ căn bản của học tập? học chữ hay học để làm người? và chúng ta học như thế nào?
Với câu hỏi thứ ba, GS Châu cho hay ngày xưa học chữ Thánh Hiền phải có chí nhưng nay có chí thôi chưa đủ. Bậc thánh hiền xưa có thể bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học nhưng ngày nay học tập là một hoạt động có tổ chức, thiếu tập thể con người khó có khả năng duy trì, thiếu trách nhiệm con người dễ đi vào chủ quan.
GS Châu lấy ví dụ ngày nay nhờ internet con người có thể truy cập được tài liệu, bài giảng hằng ngày của một trường đại học danh tiếng thế giới nhưng liệu bạn có thể theo được việc học giống như các bạn sinh viên ở đó.
“Chỉ trừ khi bạn có ý chí sắt đá. Không có mục tiêu, không có lộ trình, không có những người bạn đồng hành, người thầy và giải thưởng, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc”.
“Tôi muốn làm nổi vai trò của việc tổ chức học tập ở đây. Cần phải có tổ chức, có những luật chơi mà người tham gia phải tuân thủ ”.
GS Châu nói, vụ việc ở trường THPT Dân Lập Đồi Ngô là một sự kiện vô cùng đặc biệt. Việc thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế, ông cho hay nó là một trò đùa đến phát khóc.
Để xảy ra hậu quả đó, lỗi tại những người trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi trong tổ chức học tập, đó là trung thực. Ông chia sẻ lý do để trường Đại học Chicago, nơi ông làm việc trở nên nổi tiếng “ Ở đó, mọi hành vi gian dối đều bị trừng trị”.
Làm thế nào để có sự trung thực trong học tập? GS Châu cho rằng đó là một hành vi và gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hành vi ấy. Ông nói “Dù muốn hay không cha mẹ vẫn luôn là tấm gương để con cái soi vào.
Mình cư xử như thế nào thì ngày mai con mình sẽ cư xử như vậy”. Ví dụ được GS nêu từ chính gia đình mình “Vợ chồng tôi gần như không xem tivi, các con của tôi không có sở thích xem truyền hình dù không bị cấm đoán. Chúng thích đọc sách vào thời gian rảnh rỗi”.
Cũng theo GS Châu, ngay trong giáo dục nhân văn cũng phải hướng con người đến với sự chân thực: “Chức năng của giáo dục nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện phê bình cái ác mà giúp con người tìm được sự chân thực, biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và cả chính mình”.
Từng thi trượt
Một sinh viên Đai học Bách khoa Hà Nội đặt câu hỏi “Em và nhiều bạn đang mất đi niềm say mê với chuyên ngành học, làm thế nào để duy trì?”. GS Châu chia sẻ, niềm say mê không phải là một thứ ổn định. Tuy nhiên nếu bạn tuân thủ kỷ luật, thực hiện đúng lộ trình thì sự say mê sẽ quay trở lại.
Bản thân GS Châu là một người rất tuân thủ kỷ luật. Ông kể tôi luôn đi làm đúng giờ dù không có ai giám sát điều đó cả. Đối với các nghiên cứu sinh, sinh viên ông cũng luôn yêu cầu họ phải tuân thủ quy định gặp mặt theo từng tuần “Nhiều khi gặp nhau, không có gì để nói khó chịu lắm nhưng chính điều đó buộc các bạn ấy phải nỗ lực, để khi gặp tôi thì đỡ gượng”, GS Châu chia sẻ trong tiếng vỗ tay của hàng trăm sinh viên.
Sinh viên Trần Thanh Huyền (Đại học Bách khoa Hà Nội) hỏi “trong quá trình nghiên cứu có khi nào GS cảm thấy khó khăn muốn bỏ cuộc?”, ông trả lời bằng ví dụ “khi tôi thi vào một viện nghiên cứu ở Pháp tôi bị trượt vì tôi nói tôi sẽ nghiên cứu về hai bổ đề cơ bản trong toán học”.
Ông cũng chia sẻ thêm, năm 2006, ông gần như rơi vào bế tắc khi nghiên cứu về bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Lúc đó chính bản thân ông cũng không tin vào mình.
Sau đó, ông gặp một người bạn. Người bạn ấy đã giúp ông tìm ra được mảnh ghép cuối cùng cho công trình nghiên cứu của mình. “Lúc đó tôi tin vào số phận”, ông nói.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm, tất nhiên số phận không tự nhiên mang đến cho mình, quan trọng nhất là tôi đã có một quá trình nghiên cứu trước đó để tìm ra 99 mảnh ghép trước khi gặp mảnh ghép cuối cùng. Đó là quá trình lao động nghiêm túc, GS Châu chia sẻ.
|
Giáo sư Ngô Bảo Châu giao lưu với sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 13-3. Ảnh: TTXVN. |
GS Ngô Bảo Châu mở đầu buổi giao lưu bằng tâm sự “Tôi rất hay được nghe học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh hỏi về bí quyết học tập, tôi thường trả lời không có bí quyết nào cả, quan trọng là niềm say mê. Trả lời như vậy là một cách né tránh nhưng tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi chưa có sự suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Tuy nhiên tôi không thể né tránh mãi và đây là cơ hội”.
“Vụ Đồi Ngô” là trò đùa ra nước mắt
Đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, GS Ngô Bảo Châu tự đặt ra ba câu hỏi: Cái gì là động cơ căn bản của học tập? học chữ hay học để làm người? và chúng ta học như thế nào?
Với câu hỏi thứ ba, GS Châu cho hay ngày xưa học chữ Thánh Hiền phải có chí nhưng nay có chí thôi chưa đủ. Bậc thánh hiền xưa có thể bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học nhưng ngày nay học tập là một hoạt động có tổ chức, thiếu tập thể con người khó có khả năng duy trì, thiếu trách nhiệm con người dễ đi vào chủ quan.
GS Châu lấy ví dụ ngày nay nhờ internet con người có thể truy cập được tài liệu, bài giảng hằng ngày của một trường đại học danh tiếng thế giới nhưng liệu bạn có thể theo được việc học giống như các bạn sinh viên ở đó.
“Chỉ trừ khi bạn có ý chí sắt đá. Không có mục tiêu, không có lộ trình, không có những người bạn đồng hành, người thầy và giải thưởng, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc”.
“Tôi muốn làm nổi vai trò của việc tổ chức học tập ở đây. Cần phải có tổ chức, có những luật chơi mà người tham gia phải tuân thủ ”.
GS Châu nói, vụ việc ở trường THPT Dân Lập Đồi Ngô là một sự kiện vô cùng đặc biệt. Việc thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế, ông cho hay nó là một trò đùa đến phát khóc.
Để xảy ra hậu quả đó, lỗi tại những người trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi trong tổ chức học tập, đó là trung thực. Ông chia sẻ lý do để trường Đại học Chicago, nơi ông làm việc trở nên nổi tiếng “ Ở đó, mọi hành vi gian dối đều bị trừng trị”.
Làm thế nào để có sự trung thực trong học tập? GS Châu cho rằng đó là một hành vi và gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hành vi ấy. Ông nói “Dù muốn hay không cha mẹ vẫn luôn là tấm gương để con cái soi vào.
Mình cư xử như thế nào thì ngày mai con mình sẽ cư xử như vậy”. Ví dụ được GS nêu từ chính gia đình mình “Vợ chồng tôi gần như không xem tivi, các con của tôi không có sở thích xem truyền hình dù không bị cấm đoán. Chúng thích đọc sách vào thời gian rảnh rỗi”.
Cũng theo GS Châu, ngay trong giáo dục nhân văn cũng phải hướng con người đến với sự chân thực: “Chức năng của giáo dục nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện phê bình cái ác mà giúp con người tìm được sự chân thực, biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và cả chính mình”.
Từng thi trượt
GS Ngô Bảo Châu tại buổi giao lưu với sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội chiều 13-3. |
Bản thân GS Châu là một người rất tuân thủ kỷ luật. Ông kể tôi luôn đi làm đúng giờ dù không có ai giám sát điều đó cả. Đối với các nghiên cứu sinh, sinh viên ông cũng luôn yêu cầu họ phải tuân thủ quy định gặp mặt theo từng tuần “Nhiều khi gặp nhau, không có gì để nói khó chịu lắm nhưng chính điều đó buộc các bạn ấy phải nỗ lực, để khi gặp tôi thì đỡ gượng”, GS Châu chia sẻ trong tiếng vỗ tay của hàng trăm sinh viên.
Sinh viên Trần Thanh Huyền (Đại học Bách khoa Hà Nội) hỏi “trong quá trình nghiên cứu có khi nào GS cảm thấy khó khăn muốn bỏ cuộc?”, ông trả lời bằng ví dụ “khi tôi thi vào một viện nghiên cứu ở Pháp tôi bị trượt vì tôi nói tôi sẽ nghiên cứu về hai bổ đề cơ bản trong toán học”.
Ông cũng chia sẻ thêm, năm 2006, ông gần như rơi vào bế tắc khi nghiên cứu về bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Lúc đó chính bản thân ông cũng không tin vào mình.
Sau đó, ông gặp một người bạn. Người bạn ấy đã giúp ông tìm ra được mảnh ghép cuối cùng cho công trình nghiên cứu của mình. “Lúc đó tôi tin vào số phận”, ông nói.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm, tất nhiên số phận không tự nhiên mang đến cho mình, quan trọng nhất là tôi đã có một quá trình nghiên cứu trước đó để tìm ra 99 mảnh ghép trước khi gặp mảnh ghép cuối cùng. Đó là quá trình lao động nghiêm túc, GS Châu chia sẻ.
Theo Tienphong