Google Sites: Cách tạo lập website chuyên nghiệp trong tích tắc

lewisdl2024

Thành viên
Tham gia
21/10/2024
Bài viết
26
Google Sites là một công cụ hữu ích và dễ sử dụng, cho phép người dùng nhanh chóng tạo ra các trang web. Với giao diện thân thiện và tính năng kéo-thả, Google Sites rất phù hợp cho mọi đối tượng, từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp hiện thực hóa ý tưởng mà không cần kiến thức lập trình.

1. Google Sites là gì?​

Google Sites là một công cụ trực tuyến miễn phí trong hệ sinh thái Google Workspace, giúp bạn tạo trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không cần phải có kỹ năng lập trình chuyên sâu. Giao diện trực quan và khả năng kéo-thả cho phép bạn tùy chỉnh thiết kế, bố cục và nội dung theo ý muốn.
AD_4nXcR4e-Z53doybL62I7VsdLPkvGNRW3GquxCWIySMSTBTAxVewHFDBKLjvb7A7FA5r8M1WbOc2l6LMWihnXQC-knCbn4UoXT2hU6Jsw7gORp2_43Se8dQ6SaANMFHSFK9BHMHL46SF1W_oTbFc3HNl3ucX-E

Ngoài ra, Google Sites còn tích hợp với các dịch vụ khác của Google như Docs, Sheets, và Slides, giúp bạn dễ dàng chia sẻ tài liệu, hình ảnh và video trên trang web. Với nhiều mẫu thiết kế có sẵn, bạn có thể nhanh chóng tạo ra một trang web chuyên nghiệp cho cá nhân, lớp học hay doanh nghiệp nhỏ.

2. Một số tính năng nổi bật của Google Sites​

Google Sites cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp bạn tạo ra các trang web đẹp và chuyên nghiệp:
  • Miễn phí và dễ sử dụng: Bạn có thể tạo Google Sites hoàn toàn miễn phí mà không cần kiến thức lập trình. Giao diện thân thiện giúp bạn dễ dàng thiết kế trang web theo ý muốn.
  • Mẫu thiết kế đa dạng: Có nhiều mẫu giao diện cho bạn lựa chọn, từ trang cá nhân đến trang cho doanh nghiệp hoặc các sự kiện.
  • Tích hợp với các dịch vụ Google: Google Sites cho phép bạn nhúng tài liệu từ Google Docs, Sheets, Slides, giúp tạo nội dung đa dạng và phong phú.
  • Chia sẻ và cộng tác dễ dàng: Bạn có thể chia sẻ trang web và cấp quyền chỉnh sửa cho người khác, rất tiện lợi cho công việc nhóm.
  • Bảo mật cao: Dữ liệu của bạn được lưu trữ an toàn trên Google Drive, với các tính năng bảo mật của Google Workspace.
  • Tùy biến linh hoạt: Mặc dù có nhiều mẫu có sẵn, bạn vẫn có thể tùy chỉnh giao diện và nội dung theo cách riêng của mình.
  • Tích hợp ứng dụng bên thứ ba: Bạn có thể thêm video từ YouTube, biểu mẫu từ Google Forms vào trang web của mình.

3. Ưu, nhược điểm của Google Sites​

3.1. Ưu điểm​

  • Miễn phí và dễ sử dụng: Đây được xem là lợi thế lớn nhất của Google Sites. Bởi bất kỳ ai cũng có thể tạo một trang web đơn giản mà không cần đến kiến thức kỹ thuật.
  • Tích hợp với các dịch vụ Google: Việc liên kết với Google Drive, Docs, Sheets, Slides, Google Contacts,... giúp bạn dễ dàng tạo nội dung đa dạng và chuyên nghiệp.
  • Giao diện trực quan, thân thiện: Tạo Google Sites thật đơn giản, ngay cả người mới bắt đầu cũng có thể nhanh chóng làm quen và thiết kế các trang web đẹp mắt.
  • Chia sẻ và cộng tác dễ dàng: Google Sites hỗ trợ chia sẻ và cộng tác nhóm hiệu quả bằng việc chia sẻ file, giúp mọi người cùng làm việc trên một dự án.
  • Lưu trữ dung lượng lớn: Với Google Sites, bạn sẽ có 100MB để lưu trữ hình ảnh, tài liệu cho một trang web từ nhỏ đến vừa.
AD_4nXd_-8pUotFf3WzOv7H-yp30_iutG116Lt-f2EqetNlXCg5M0CvFHZRNSooo1lNNYJWfrWuQjT9z8stJaMGlDhctPff1VA8Iju9MkZIpODanWQJwpJnu2NEECixTlxiIqcez7BnavshnstI7hwNucxnAYFjO

3.2. Nhược điểm​

Mặc dù Google Sites có nhiều ưu điểm, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế đáng lưu ý:
  • Giới hạn tùy biến: Google Sites chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các trang web đơn giản, do đó khả năng tùy chỉnh giao diện còn hạn chế so với các nền tảng xây dựng website chuyên nghiệp.
  • Không thích hợp cho thương mại điện tử: Hiện tại, Google Sites chưa cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để phát triển một cửa hàng trực tuyến hoặc website bán hàng chuyên nghiệp.
  • SEO chưa tối ưu: Google Sites chỉ hỗ trợ các tính năng SEO cơ bản, thiếu các công cụ nâng cao, có thể ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
  • Phụ thuộc vào Google: Sử dụng Google Sites đồng nghĩa với việc bạn phụ thuộc vào các dịch vụ của Google. Điều này có thể gây ra rủi ro nếu Google thay đổi chính sách hoặc ngừng hỗ trợ dịch vụ.
  • Bảo mật: Mặc dù Google cam kết bảo vệ thông tin người dùng, việc tập trung quá nhiều dữ liệu vào một nền tảng duy nhất vẫn gây ra những lo ngại về bảo mật.

4. Hướng dẫn cách tạo thiết kế website bằng Google Sites nhanh chóng​

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tạo 1 trang web trên Google Sites:
  • Bước 1: Bạn truy cập trang web Google Sites. Nếu chưa có tài khoản Gmail, bạn có thể tạo tài khoản mới và đăng nhập. Sau khi đăng nhập, bạn nhấn vào biểu tượng dấu cộng (+) để bắt đầu tạo trang web mới.
AD_4nXepHAqWCSBgfAteXhPL5VdKaB_95dcoJQY5ubgiwAnD3xt-THNIa1OkNxZSN8FBpTYd5ExbYe11Z44Z5nQEg6P_9HgwOTaCLCzbf_ByRV8A8HJkfR-k5R6mnusIUtvd9vRQifUQeXFgKrslINYa1i8VBlLq
  • Bước 2: Nhập tiêu đề cho trang web, bạn có thể thêm logo bằng cách chọn vào mục Thêm biểu tượng và tải lên.
  • Bước 3: Để đổi banner cho trang, bạn chọn vào banner và chọn Thay đổi hình ảnh → Tải lên.
AD_4nXeL9j7EBWuAwtiyYtsidk4DMO2PV3F40bpMyOXn1wjwK1QOEpN87KG5pEIhdVljfMphiYNRl53hK9QjOwLrvekosrWtCtFS67hiO9RiT_XESnrqWgBqfK-Cot3Rmbf16mb8Z8svdNH2I0RuSAuFGKh8fuDE
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên, giờ đây hãy bắt tay vào thiết kế các phần còn lại. Bạn có thể sắp xếp và chèn các trang theo ý tưởng của mình. Để thêm “trang mới”, bạn chỉ cần nhấn vào “Trang mới” → Nếu bạn muốn thêm trang con cho trang chủ, chọn “Trang chủ” rồi nhấn “Thêm trang con” để tạo trang con.
  • Bước 5: Sau khi đã tùy chỉnh và hoàn thiện tất cả các bước, bạn chỉ cần nhấn vào Xuất bản để chia sẻ link với mọi người.

5. Hướng dẫn sử dụng Google Sites chi tiết nhất​

5.1. Mở công cụ Google Sites​

Có hai cách để bạn có thể mở Google Sites:
  • Cách 1: Nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ trình duyệt → Nhấn Enter.
  • Cách 2: Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn → Quan sát bên góc phải màn hình, bạn sẽ thấy ô vuông gồm 9 chấm → Click vào và tìm đến biểu tượng Google Sites.

5.2. Tạo trang web trống​

Để tạo trang web mới, bạn có thể tham khảo các mẫu trang web được phân loại theo mục đích sử dụng (công việc, cá nhân, giáo dục...). Sau khi chọn mẫu, bạn có thể tùy chỉnh các yếu tố trong trang web như:
  • Tên trang web: Nhập tên bạn muốn đặt cho trang web của mình.
  • Logo: Upload logo (nếu có).
  • Banner: Chọn hình ảnh banner phù hợp.
  • Màu sắc: Thay đổi màu nền, màu chữ, màu các yếu tố khác,...
  • Phông chữ: Chọn phông chữ phù hợp với phong cách của trang web.

5.3. Tạo tiêu đề trang​

Để tạo tiêu đề trang trong Google Sites, bạn chọn trang mà muốn chỉnh sửa hoặc tạo trang mới. Nếu tạo trang mới, bạn nhấp vào biểu tượng dấu cộng (+) trong menu bên trái.

Khi mở trang, bạn sẽ thấy khu vực ở phần đầu trang, nơi bạn có thể nhập tiêu đề. Nhấp vào ô này và nhập tiêu đề mà bạn muốn. Ngoài tiêu đề chính, bạn có thể tạo các tiêu đề phụ bằng cách sử dụng các tùy chọn định dạng trong thanh công cụ, ví dụ như "Tiêu đề 1", "Tiêu đề 2". Sau khi nhập tiêu đề, nhấn nút “Xuất bản” để lưu các thay đổi.

AD_4nXd95Av7xFawtLGbKQHyXsSQd9UomKFZsfRJtQNfa3FOguc2DSbqrWLGcqbWGtsyycSmRaf6_JIIPTvVRJOf5NnXydFUIR6HUwQkGrErmrtCV_ZrIkKWkRdJQOHewFQVZ3UqGCYssc935TR0Msi5V7PNMn_e

5.4. Lựa chọn chủ đề thiết kế​

Sau khi chọn mẫu phù hợp từ thư viện, Google Sites sẽ đưa bạn đến công cụ tạo trang web với nhiều tùy chọn tùy chỉnh. Trong thanh điều hướng bên phải, bạn tìm đến phần tính năng “Chủ đề”. Bạn có thể chọn từ các chủ đề có sẵn hoặc tự tạo một chủ đề mới cho trang web, sau đó điều chỉnh các thành phần như màu nền, phông chữ và các yếu tố khác,...

5.5. Chèn văn bản & các phương tiện​

Khi đã chọn được chủ đề cho website, bạn có thể bắt đầu thêm nội dung. Để làm điều này, hãy nhấp vào mục "Insert" ở thanh bên phải. Tại đây, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn để thêm các yếu tố (elements) vào trang.

Google Sites cung cấp nhiều loại elements hữu ích như:
  • Elements cơ bản: cho phép bạn thêm tiêu đề, văn bản và hình ảnh.
  • Content blocks: giúp tổ chức nội dung thành các khối rõ ràng.
  • Collapsible groups: cho phép nhóm nội dung có thể thu gọn.
Ngoài ra, bạn có thể tạo mục lục để liệt kê nội dung của các trang khác nhau trong website. Nếu bạn muốn hiển thị nhiều hình ảnh, hãy sử dụng carousels để tạo slider hình ảnh.

Bạn cũng có thể tạo các nút liên kết đến các trang khác hoặc thông tin liên lạc, cùng với dải phân cách (Divider) để tạo khoảng cách giữa các phần nội dung. Cuối cùng, sử dụng placeholders để thêm các vị trí giữ chỗ cho nội dung mà bạn sẽ hoàn thiện sau.
AD_4nXezLwJ5upmEZAqdJxpfuhjT_UYv3Ts9XJtXA9vZh8t5jzq0T8RRnd9uJwNiQjctVof-7frulA4Lbbd7vHeffZyv_CME6agA2aiT0N7WhR7FamXb1fCzl2TU17D_jSyk97tU_LwhESL9DmGVB1iMlf_x2Mw

5.6. Kết hợp linh hoạt các ứng dụng Google​

Google Sites cho phép bạn tích hợp nhiều ứng dụng khác của Google, giúp tạo ra nội dung phong phú và quản lý trang hiệu quả. Bạn có thể thêm các tính năng từ các công cụ Google thông qua menu "Insert".

Cụ thể, bạn có thể nhúng video từ YouTube, chia sẻ lịch Google, hoặc chèn bản đồ từ Google Maps để nâng cao uy tín cho thương hiệu của mình. Ngoài ra, việc chia sẻ tài liệu từ Google Docs, Slides, Sheets và Charts cũng rất dễ dàng, cho phép người dùng xem tài liệu trực tiếp trên trang. Cuối cùng, với tính năng Google Forms, bạn có thể tạo các biểu mẫu để khách truy cập điền thông tin ngay trên website, rất tiện lợi cho việc thu thập ý kiến hoặc thông tin liên hệ.

AD_4nXdzuNbhkg5JeNWgqxsqZUkO_ICCUECh_OTa_z7Ce0Ahp9KnK9V93wsMMYz7IP-RpJIbOwo3SNY3Q5Y484eJlt-H9rI813VBFGYqrn2OwVNr_W9x0AYniP-or0M6MIYTCaP45ch_L4zFSlX_swiGxu5eEKs

5.7. Chỉnh sửa, sắp xếp lại các cột và phần​

Trong quá trình chỉnh sửa trang web, bạn có thể sắp xếp phần tử trong trang bằng cách kéo và thả (elements) đến vị trí mong muốn. Khi nhìn thấy có hình vuông viền xanh xuất hiện quanh phần tử và chuột trở thành biểu tượng mũi tên bốn chiều thì lúc này bạn đã có thể di chuyển được phần tử đó. Để di chuyển phần tử, bạn nhấp và giữ, sau đó kéo đến vị trí mong muốn và thả chuột để hoàn tất.

5.8. Thêm & quản lý các webpage​

Để xây dựng một trang web hiệu quả với Google Sites, việc thêm và quản lý các trang là rất quan trọng.

Đầu tiên, bạn hãy chọn mục "Trang" trong menu bên trái để xem danh sách các trang hiện có. Để tạo trang mới, chỉ cần nhấp vào biểu tượng dấu cộng (+) và chọn “Trang mới” từ menu hiện lên.

Mỗi trang mới sẽ hoạt động độc lập theo mặc định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo một trang con, chỉ cần kéo thả trang đó lên trên trang cha.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các thao tác như sao chép trang, chỉnh sửa thuộc tính và thêm trang con bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu ba chấm dọc (⋮) bên cạnh trang cha. Đối với mỗi trang con, bạn cũng có thể thiết lập chúng làm trang chính, sao chép, thay đổi thuộc tính, ẩn khỏi thanh điều hướng hoặc xóa nếu không còn cần thiết.

AD_4nXcSxtfe1ugQPTil5QpOUFnu9ZDj3rZYAk7F877VV4oUhEA3i4tUUB7Z2VMPXpYPNbwKWYLcBjx6SrqVbJgfcAkZXHwZt4pj0Gg9Js-lHnqxbP04uvd9wG8fCm71tVjJ2uIwZ5vnXHk3YGQfVw04VrAf3os

5.9. Xuất bản & mời cộng tác​

Khi hoàn tất thiết kế, bạn có thể chia sẻ trang bằng cách nhấn vào biểu tượng “Chia sẻ” và thêm người vào danh sách cộng tác. Để xuất bản, nhấn nút “Xuất bản” và chỉnh sửa địa chỉ URL nếu cần.

Sau khi thực hiện các thay đổi, nhớ chọn “Xuất bản” để cập nhật phiên bản mới nhất của trang web.
 
Quay lại
Top Bottom