baoonline24h
Thành viên
- Tham gia
- 21/1/2010
- Bài viết
- 24
Từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch là sầu đâu thay lá đơm bông, người ta thường hái cả đọt và hoa để dùng như một loài thảo dã quý.
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi–An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.
Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.
Món này mà nhâm nhi với chai rượu nếp thì không thua gì cao lương mỹ vị Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.
Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo. Thầy giáo Nguyễn Thanh Vân, quê ở Tịnh Biên, một tay am tường về món gỏi sầu đâu cho biết: gỏi sầu đâu ai mới ăn lần đầu đều cảm thấy rất đắng, nhưng ăn vài lần phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc hoặc cá sặt rằn. Anh nói muốn làm món này, trước hết phải chọn cho được những đọt non kèm với bông. Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu.
Bí quyết của món gỏi này là phải trộn với nước me chua (dùng me chín ngâm trong nước ấm cho tan), thêm chút đường, ớt cho thấm độ 10 phút.
Nước chấm cũng là thứ nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Nếu dùng nước chanh hoặc nước giấm sẽ hỏng ngay, chẳng khác nào một bản đàn lạc điệu. Ai thích cầu kỳ và sang trọng hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm nhỏ sẽ hết chỗ chê. Món này mà có thêm chai rượu nếp nhất định buổi tiệc sẽ hào hứng không thua gì khi đang dùng cao lương mỹ vị.
Thưởng thức gỏi sầu đâu, ta nên nhai chầm chậm để cảm nhận cái vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá. Cả hai thứ này càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào. Có người bảo rằng khách từ phương xa đến An Giang mà chưa nếm món bò xào lá giang, món gà hấp lá trúc và món gỏi sầu đâu, khi quay về sẽ tiếc đứt ruột.
Sầu đâu không những là đặc sản của An Giang mà còn là món ăn vị thuốc. Nhiều tài liệu về y dược cho biết trong vỏ, lá, quả và gỗ của cây sầu đâu đều có chất khổ vị tố (chất đắng) có tác dụng chữa giun rất tốt. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng (Đại học Y Dược TP. Hồ chí Minh) thì cây sầu đâu từ lâu đã được người Ấn Độ dùng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét…Riêng nước sầu đâu dùng uống để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp…
Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu có thể làm cho mát gan, chống giun và trị nhức mỏi....Theo Baoonline.vn
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi–An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.
Món này mà nhâm nhi với chai rượu nếp thì không thua gì cao lương mỹ vị Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.
Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo. Thầy giáo Nguyễn Thanh Vân, quê ở Tịnh Biên, một tay am tường về món gỏi sầu đâu cho biết: gỏi sầu đâu ai mới ăn lần đầu đều cảm thấy rất đắng, nhưng ăn vài lần phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc hoặc cá sặt rằn. Anh nói muốn làm món này, trước hết phải chọn cho được những đọt non kèm với bông. Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu.
Bí quyết của món gỏi này là phải trộn với nước me chua (dùng me chín ngâm trong nước ấm cho tan), thêm chút đường, ớt cho thấm độ 10 phút.
Nước chấm cũng là thứ nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Nếu dùng nước chanh hoặc nước giấm sẽ hỏng ngay, chẳng khác nào một bản đàn lạc điệu. Ai thích cầu kỳ và sang trọng hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm nhỏ sẽ hết chỗ chê. Món này mà có thêm chai rượu nếp nhất định buổi tiệc sẽ hào hứng không thua gì khi đang dùng cao lương mỹ vị.
Thưởng thức gỏi sầu đâu, ta nên nhai chầm chậm để cảm nhận cái vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá. Cả hai thứ này càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào. Có người bảo rằng khách từ phương xa đến An Giang mà chưa nếm món bò xào lá giang, món gà hấp lá trúc và món gỏi sầu đâu, khi quay về sẽ tiếc đứt ruột.
Sầu đâu không những là đặc sản của An Giang mà còn là món ăn vị thuốc. Nhiều tài liệu về y dược cho biết trong vỏ, lá, quả và gỗ của cây sầu đâu đều có chất khổ vị tố (chất đắng) có tác dụng chữa giun rất tốt. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng (Đại học Y Dược TP. Hồ chí Minh) thì cây sầu đâu từ lâu đã được người Ấn Độ dùng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét…Riêng nước sầu đâu dùng uống để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp…
Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu có thể làm cho mát gan, chống giun và trị nhức mỏi....Theo Baoonline.vn