- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.775
Đợt giá rét cắt da khiến nhiều người nhớ lại trận rét kéo dài 38 ngày cách đây hai năm. Nhiều đêm đi làm về muộn, Hà Nội khuya vắng bóng người, tôi thấy phố như dài hun hút.
Thời tiết ngày càng cực đoan khó lường và người phải học dần cách để thích ứng. Hôm qua rét mướt chết trâu chết bò, tôi nhớ mỗi đầu Đông bác tôi đều đạp xe đi rất xa, tìm nơi cỏ còn xanh để cắt về, gom ủ dự trữ. Hôm nay giá lạnh kèm mưa gây tê liệt cả chợ búa đô thị, tôi nhớ những quả bí xanh, bí đỏ bôi vôi vào cuống cẩn thận của mẹ mỗi mùa đều đặn dự trữ trên bếp cũ.
Giá rét nhắc ta biết nâng niu và chia sẻ yêu thươngThời thị trường toàn cầu hoá, hàng hoá toả khắp, mọi thứ dường như rất dễ dàng khiến con người dễ quên câu chuyện nhà kiến và chú ve sầu. Quên chuyện giữ lửa từ ngày khô ráo cho khi ẩm ướt. Quên chuyện chuẩn bị phòng giá rét từ khi trời còn nắng ấm. Quên chuyện tổ chức đời sống xã hội thật trách nhiệm và tử tế để không bất ngờ hay tê liệt trước thiên tai đại họa.
Nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã từng tìm hiểu vì sao những quốc gia vùng nhiều ngày giá rét thường phát triển và có tổ chức xã hội tốt hơn những miền nắng ấm. Môi trường dễ dàng có thể khiến người dễ giản đơn. Nhỏ như chuyện ca hát suốt ngày giống chú ve sầu. Lớn như chuyện được mùa dễ phụ ngô khoai, rong chơi hưởng thụ còn lại “nhờ trời”.
Nên rét buốt bất ngờ đôi khi chính là mũi tiêm nhắc lại cảnh tỉnh con người. Rằng ta vẫn còn nghèo, vừa bon bon đấy, qua trận bão lũ lại về đi bằng vành. Rằng ta vẫn chưa thể bay lên như đại bàng tung cánh, vừa phơi phới đi gió về mây đấy, chỉ trận rét qua là thấy còn bao phận người khốn khó cần được sẻ chia, dắt dìu.
Tết là mùa lễ hội, đôi khi cũng dễ khiến người sa đà. Hết Giêng, Hai ăn chơi đến hội hè uống rượu, mãi đến tháng Tư mới “cày vỡ ruộng ra”. Giới trẻ chính là những người phải xoá bỏ tư duy âm lịch - lực cản cho hội nhập kinh tế vốn theo năm dương lịch. Nguy hại vô cùng khi mải rong chơi quên giữ lửa cho ngày Đông giá rét, ngày mưa lũ bão về.
Tháng Ba năm ngoái, khi lãnh đạo một quốc gia khủng hoảng tài chính vùng Nam Âu du thuyết uốn ba tấc lưỡi xin các nước trợ giúp, tờ báo Đức Bild đã gửi cho ông một lá thư ngỏ: “Tại Đức, người dân lao động đến năm 76 tuổi và không còn có lương tháng thứ 14 cho công nhân viên chức. Các trạm xăng có sổ sách tiền mặt, tài xế taxi trao biên lai chuyến đi cho khách và nông dân không lừa đảo tiền trợ giá của EU bằng hàng triệu cây oliu không có thật. Đức cũng mắc nợ nhiều nhưng chúng tôi có thể trả được. Đó là nhờ chúng tôi thức dậy sớm và lao động suốt ngày. Chúng tôi để dành tài chính khi thời tiết tốt cho khi thời tiết xấu. Chúng tôi có các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thế giới”. Tờ báo này còn gửi kèm theo một con tem để cắt ra “trong trường hợp ngài muốn hồi đáp”.
Chẳng phải nhắc bạn chuyện xa xôi, bởi giá rét cũng là khi thời tiết xấu, chính nó nhắc ta điều có ích, cho những khi bất chợt nắng lửa mưa dầm xảy đến.
Thời tiết ngày càng cực đoan khó lường và người phải học dần cách để thích ứng. Hôm qua rét mướt chết trâu chết bò, tôi nhớ mỗi đầu Đông bác tôi đều đạp xe đi rất xa, tìm nơi cỏ còn xanh để cắt về, gom ủ dự trữ. Hôm nay giá lạnh kèm mưa gây tê liệt cả chợ búa đô thị, tôi nhớ những quả bí xanh, bí đỏ bôi vôi vào cuống cẩn thận của mẹ mỗi mùa đều đặn dự trữ trên bếp cũ.
Giá rét nhắc ta biết nâng niu và chia sẻ yêu thương
Nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã từng tìm hiểu vì sao những quốc gia vùng nhiều ngày giá rét thường phát triển và có tổ chức xã hội tốt hơn những miền nắng ấm. Môi trường dễ dàng có thể khiến người dễ giản đơn. Nhỏ như chuyện ca hát suốt ngày giống chú ve sầu. Lớn như chuyện được mùa dễ phụ ngô khoai, rong chơi hưởng thụ còn lại “nhờ trời”.
Nên rét buốt bất ngờ đôi khi chính là mũi tiêm nhắc lại cảnh tỉnh con người. Rằng ta vẫn còn nghèo, vừa bon bon đấy, qua trận bão lũ lại về đi bằng vành. Rằng ta vẫn chưa thể bay lên như đại bàng tung cánh, vừa phơi phới đi gió về mây đấy, chỉ trận rét qua là thấy còn bao phận người khốn khó cần được sẻ chia, dắt dìu.
Tết là mùa lễ hội, đôi khi cũng dễ khiến người sa đà. Hết Giêng, Hai ăn chơi đến hội hè uống rượu, mãi đến tháng Tư mới “cày vỡ ruộng ra”. Giới trẻ chính là những người phải xoá bỏ tư duy âm lịch - lực cản cho hội nhập kinh tế vốn theo năm dương lịch. Nguy hại vô cùng khi mải rong chơi quên giữ lửa cho ngày Đông giá rét, ngày mưa lũ bão về.
Tháng Ba năm ngoái, khi lãnh đạo một quốc gia khủng hoảng tài chính vùng Nam Âu du thuyết uốn ba tấc lưỡi xin các nước trợ giúp, tờ báo Đức Bild đã gửi cho ông một lá thư ngỏ: “Tại Đức, người dân lao động đến năm 76 tuổi và không còn có lương tháng thứ 14 cho công nhân viên chức. Các trạm xăng có sổ sách tiền mặt, tài xế taxi trao biên lai chuyến đi cho khách và nông dân không lừa đảo tiền trợ giá của EU bằng hàng triệu cây oliu không có thật. Đức cũng mắc nợ nhiều nhưng chúng tôi có thể trả được. Đó là nhờ chúng tôi thức dậy sớm và lao động suốt ngày. Chúng tôi để dành tài chính khi thời tiết tốt cho khi thời tiết xấu. Chúng tôi có các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thế giới”. Tờ báo này còn gửi kèm theo một con tem để cắt ra “trong trường hợp ngài muốn hồi đáp”.
Chẳng phải nhắc bạn chuyện xa xôi, bởi giá rét cũng là khi thời tiết xấu, chính nó nhắc ta điều có ích, cho những khi bất chợt nắng lửa mưa dầm xảy đến.
Hà Nhân