- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
- Bác sĩ Nguyễn Văn Biển, Trưởng khoa Khám - Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Thể thao Việt Nam, bác sĩ tư vấn trên VTV2, cảnh báo, lười vận động không chỉ sinh ra nhiều bệnh mà còn làm mất đi tính tiên phong, sự chịu khó và dám làm của người trẻ.
Vệ sinh môi trường cũng là một cách vận động. Ảnh: Hải Yến.
Nhiều người cho rằng, phần lớn bạn trẻ Việt Nam ngày nay, đặc biệt ở thành phố, lười vận động?
Bạn trẻ ngày nay đúng là lười vận động, không có tinh thần thể dục thể thao (TDTT). Lớp thanh niên (TN) như chúng tôi trước đây được tạo nền phong trào thể dục thể thao từ xóm làng rất sôi nổi. Cứ 4 giờ sáng, Đoàn thanh niên đứng ra thổi còi hô hào tập thể dục, chạy dài… tạo ra khí thế, phong trào nên ai cũng hào hứng tham gia. Thực tế hiện nay, có tới 90% người thường xuyên tập TDTT là người già.
Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Thứ nhất, do công tác tuyên truyền giáo dục về phong trào TDTT còn hạn chế nên chưa tạo cho người trẻ tư duy vận động. Thứ hai, do lỗi tư duy của bố mẹ, gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe con trẻ. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, mỗi gia đình có 1 - 2 con nên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Từ chỗ quan tâm quá mức dẫn đến tính hiếu động, tự do của TN cũng mất đi, tạo ra sức ỳ.
Các ông bố bà mẹ đều có chung cách nghĩ làm sao để con mình ăn được nhiều, so với bạn cùng trang lứa phải to hơn, béo hơn, cao hơn là tốt. Thực ra, đó chỉ là một vế chăm sóc của dinh dưỡng. Sức khỏe con người không phải đơn thuần chỉ có ăn. Ngoài dinh dưỡng còn phải có chế độ tập luyện TDTT hợp lý. Như thế mới tạo được sức khỏe theo tiêu chuẩn y học thể thao.
BS Nguyễn Văn Biển. Ảnh: Hải Yến.
To cao chưa hẳn khỏe
Ông thử so sánh thể lực của lớp TN thời ông và hiện nay?
Thực ra, lớp trẻ ngày nay trông to cao, nhưng sức khỏe, sức bền không bằng TN xưa. Trước đây, TN không được ăn uống đủ chất như bây giờ nhưng có sự rèn luyện bài bản.
Người trẻ bây giờ thường chỉ đi tập thể dục khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu không bình thường. Đó chỉ là sự đối phó tạm thời, không thể tạo nên thói quen rèn luyện cơ thể. Lớp TN ngày nay thiếu ý thức tự rèn luyện mình.
Theo ông, việc lười vận động sẽ dẫn đến những tác hại nào?
Thể dục tạo cho con người sức bền trong lao động, học tập, tạo cho cuộc sống thêm khí thế, tươi mới. Bạn trẻ lười vận động kéo theo hàng loạt bệnh tật: béo phì, tim mạch, lượng mỡ máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ăn nhiều, thừa chất, lười vận động sẽ dẫn đến lắng đọng các chất axit gây bệnh gút.
Lười thể dục còn làm mất đi tính tiên phong, sự chịu khó và ý chí vươn lên của người trẻ.
Để tạo được thói quen tập thể dục, theo ông, phải bắt đầu từ đâu?
Tập thể dục cũng giống như một môn thể thao, phải có bài bản, tập luyện từ nhỏ. Muốn vậy, phải xây dựng ý thức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Ở trường học, các em có môn giáo dục thể chất, vừa là môn học vừa là cách rèn luyện thể lực.
Hầu hết bạn trẻ ở thành phố lớn cho rằng, lười tập thể dục là do thiếu không gian và thời gian?
Đó chỉ là sự biện bạch. Thành phố không thiếu cơ sở, địa điểm tập thể dục. Nếu có ý thức và phong trào thì chỗ nào cũng có thể tập được. Sân thượng cũng là không gian tập thể dục lý tưởng, ở đó không khí trong lành.
Bạn trẻ tại thành phố có thể dậy từ 6 giờ để tập, nửa tiếng sau về tắm rửa, ăn sáng, thời gian đi làm vẫn thoải mái. Hay buổi chiều thường 5 giờ hết việc, hoặc có làm thêm giờ thì cũng thêm khoảng 1 tiếng nữa, về nhà có thể đi bộ hay tập vài động tác cơ bản để giải phóng được căng thẳng, mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả. Đấy là do sự sắp xếp của mình, không phải do không có thời gian.
Cảm ơn ông.
Hội Giáo dục, Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam cho biết, tỷ lệ lười hoạt động thể chất tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Số người có hoạt động thể chất thấp (dưới 600 phút mỗi tuần) ở khu vực thành thị chiếm 35%, ở nông thôn là 25%. Độ tuổi 25 - 34 là độ tuổi có hoạt động thể chất thấp nhất, sau đó là độ tuổi 35 - 44.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lười tập thể dục là nguyên nhân chính của 25% ca ung thư, 27% đái tháo đường và 30% bệnh mạch vành.
Nhiều người cho rằng, phần lớn bạn trẻ Việt Nam ngày nay, đặc biệt ở thành phố, lười vận động?
Bạn trẻ ngày nay đúng là lười vận động, không có tinh thần thể dục thể thao (TDTT). Lớp thanh niên (TN) như chúng tôi trước đây được tạo nền phong trào thể dục thể thao từ xóm làng rất sôi nổi. Cứ 4 giờ sáng, Đoàn thanh niên đứng ra thổi còi hô hào tập thể dục, chạy dài… tạo ra khí thế, phong trào nên ai cũng hào hứng tham gia. Thực tế hiện nay, có tới 90% người thường xuyên tập TDTT là người già.
Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Thứ nhất, do công tác tuyên truyền giáo dục về phong trào TDTT còn hạn chế nên chưa tạo cho người trẻ tư duy vận động. Thứ hai, do lỗi tư duy của bố mẹ, gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe con trẻ. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, mỗi gia đình có 1 - 2 con nên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Từ chỗ quan tâm quá mức dẫn đến tính hiếu động, tự do của TN cũng mất đi, tạo ra sức ỳ.
Các ông bố bà mẹ đều có chung cách nghĩ làm sao để con mình ăn được nhiều, so với bạn cùng trang lứa phải to hơn, béo hơn, cao hơn là tốt. Thực ra, đó chỉ là một vế chăm sóc của dinh dưỡng. Sức khỏe con người không phải đơn thuần chỉ có ăn. Ngoài dinh dưỡng còn phải có chế độ tập luyện TDTT hợp lý. Như thế mới tạo được sức khỏe theo tiêu chuẩn y học thể thao.
To cao chưa hẳn khỏe
Ông thử so sánh thể lực của lớp TN thời ông và hiện nay?
Thực ra, lớp trẻ ngày nay trông to cao, nhưng sức khỏe, sức bền không bằng TN xưa. Trước đây, TN không được ăn uống đủ chất như bây giờ nhưng có sự rèn luyện bài bản.
Người trẻ bây giờ thường chỉ đi tập thể dục khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu không bình thường. Đó chỉ là sự đối phó tạm thời, không thể tạo nên thói quen rèn luyện cơ thể. Lớp TN ngày nay thiếu ý thức tự rèn luyện mình.
Theo ông, việc lười vận động sẽ dẫn đến những tác hại nào?
Thể dục tạo cho con người sức bền trong lao động, học tập, tạo cho cuộc sống thêm khí thế, tươi mới. Bạn trẻ lười vận động kéo theo hàng loạt bệnh tật: béo phì, tim mạch, lượng mỡ máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ăn nhiều, thừa chất, lười vận động sẽ dẫn đến lắng đọng các chất axit gây bệnh gút.
Lười thể dục còn làm mất đi tính tiên phong, sự chịu khó và ý chí vươn lên của người trẻ.
Để tạo được thói quen tập thể dục, theo ông, phải bắt đầu từ đâu?
Tập thể dục cũng giống như một môn thể thao, phải có bài bản, tập luyện từ nhỏ. Muốn vậy, phải xây dựng ý thức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Ở trường học, các em có môn giáo dục thể chất, vừa là môn học vừa là cách rèn luyện thể lực.
Hầu hết bạn trẻ ở thành phố lớn cho rằng, lười tập thể dục là do thiếu không gian và thời gian?
Đó chỉ là sự biện bạch. Thành phố không thiếu cơ sở, địa điểm tập thể dục. Nếu có ý thức và phong trào thì chỗ nào cũng có thể tập được. Sân thượng cũng là không gian tập thể dục lý tưởng, ở đó không khí trong lành.
Bạn trẻ tại thành phố có thể dậy từ 6 giờ để tập, nửa tiếng sau về tắm rửa, ăn sáng, thời gian đi làm vẫn thoải mái. Hay buổi chiều thường 5 giờ hết việc, hoặc có làm thêm giờ thì cũng thêm khoảng 1 tiếng nữa, về nhà có thể đi bộ hay tập vài động tác cơ bản để giải phóng được căng thẳng, mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả. Đấy là do sự sắp xếp của mình, không phải do không có thời gian.
Cảm ơn ông.
Hội Giáo dục, Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam cho biết, tỷ lệ lười hoạt động thể chất tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Số người có hoạt động thể chất thấp (dưới 600 phút mỗi tuần) ở khu vực thành thị chiếm 35%, ở nông thôn là 25%. Độ tuổi 25 - 34 là độ tuổi có hoạt động thể chất thấp nhất, sau đó là độ tuổi 35 - 44.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lười tập thể dục là nguyên nhân chính của 25% ca ung thư, 27% đái tháo đường và 30% bệnh mạch vành.