- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Nếu như không có sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô tôi khó lòng đứng lên sau “vết nhơ cuộc đời”…
(Ảnh minh họa)
Khi ra tù, tôi được bạn bè chăm lo từ sách vở cho đến bộ áo quần. Mọi thông tin của tôi được giữ bí mật. Cô chủ nhiệm biết chuyện và giúp đỡ tôi quay lại giảng đường - nơi mà tôi nghĩ mình sẽ mãi mãi không bao giờ được ngồi lại. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô tôi khó lòng đứng lên sau “vết nhơ cuộc đời”.
Năm 2005, tôi rời miền Trung vào Sài Gòn mang theo hoài bão của một tân sinh viên ngành Du lịch. Gia đình không thể chu cấp hằng tháng nên tôi phải tìm việc làm. Trải qua rất nhiều việc làm thêm, tôi may mắn kiếm được lớp dạy kèm ở nhà với thu nhập 750.000 đồng/tháng. Hết học kỳ, công việc dạy thêm kết thúc, các khoản tiền hối thúc sau lưng. Mặc dù đang thi, tôi vẫn phải tất tả đi tìm việc. Tôi kiếm được vị trí trông xe cho một quán cà phê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận). Quán gần trường. Sau mỗi giờ tan học, tôi lại đạp xe vù tới quán.
Giây phút điên rồ
Một ngày mưa tháng Bảy, xong môn thi cuối cùng, tôi vội vàng tới chỗ làm như mọi ngày. Khách đến quán hôm đó có một đôi nam nữ. Khi hai vị khách vào quán, chiếc yên xe bỗng bung lên. Anh nhân viên trông xe cùng tôi tò mò mở hé cốp xe, bảo tôi thò tay vào. Ma xui quỷ khiến, tôi cũng thò tay và chạm vào… một xấp giấy. Anh chàng giật phắt xấp giấy rồi rút lại ba tờ bảo tôi cất giùm vào cuốn tập. Tôi răm rắp làm theo.
Sau khi đôi nam nữ uống cà phê lấy xe ra về ít lâu, họ đột ngột quay lại, hô hoán mất 1.000 đôla Mỹ. Tôi giật bắn xem lại ba tờ giấy gấp trong tập vở. Thì ra, đó là 3 tờ 100 đôla. Từ nhỏ đến lớn, sinh ra trong gia đình làm nông, tôi chưa bao giờ thấy tờ tiền đô “đen đỏ” thế nào. Khi nhận ra số tiền mình đang giữ là một phần trong số tiền hai vị khách kia bị mất, tôi cũng kịp trấn tĩnh để thuật lại hết mọi chuyện cho công an phường. Tôi thú nhận có lấy xấp giấy, nhưng không hề biết đó là tiền đôla. Sau khi cất giùm, tôi đã trả cho anh bạn đã xúi tôi thò tay lấy tiền.
Trong khi đó, anh ta chối bay chối biến. Tuy nhiên, công an khám xét nhà trọ của anh ta, tang chứng vật chứng được phát hiện. Đó là 10 tờ tiền với tổng trị giá 1.000 đôla. Hai chiếc còng số 8 chìa ra. Tình ngay lý gian, tôi cũng bị tạm giam. Khi biết mình đã phạm tội và ký vào lệnh tạm giữ, tôi chỉ còn biết òa khóc.
Phải cứng rắn để sửa chữa sai lầm
Trong 4 tháng 12 ngày bị giam giữ, đã có lúc tôi quẫn trí nghĩ chỉ có cái chết mới giải thoát được. Nhưng môi trường trại tạm giam không thể cho tôi hành động nông nổi. Tôi sống, để nhận ra những giá trị mà người ta hay gọi là “mùi đời”. Một cuộc sống gò bó, không được ho hay khóc lớn tiếng.
Những ngày đau đớn thể xác, ê chề và tuyệt vọng nhất, ba tôi vào thăm. Nhìn đôi mắt hoe đỏ của ba, nước mắt tôi tuôn trào. Cuộc gặp gỡ chóng vánh, không nói lên lời đã giúp tôi đối diện với sự thật. Tôi phải sống khác đi, cứng rắn và mạnh mẽ, để trả nợ những gì ba mẹ đã phải chịu đựng.
Ngày ra tòa, tôi bỏ qua mặc cảm tội lỗi, đối diện với sự thật để vượt qua nó. Khi tòa tuyên án 9 tháng tù treo, ba và bạn bè tôi ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Còn tôi thì không biết là buồn hay vui, chỉ biết là cố gắng để không phụ lòng những người đã lo lắng cho tôi.
Giờ đây khi đã tốt nghiệp, trở thành nhân viên chính thức của một công ty du lịch lớn của thành phố, tôi vẫn thường hay nhớ về bản án và ngày tháng bị giam giữ lúc còn là sinh viên ấy. Những ký ức u ám, nhưng nó ẩn giấu một sức mạnh, khiến tôi phải cố gắng sống cho tốt hơn.
Tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn sinh viên một trải nghiệm xương máu: đôi khi chúng ta quá vững tin vào nhân cách của chính mình, ngỡ rằng ta miễn nhiễm với những tội lỗi. Nhưng, tội lỗi vẫn có cách tiếp cận chúng ta vào những lúc ta không ngờ nhất, chẳng hạn trong một “giây phút điên rồ”. Chỉ cần một tích tắc lơi đi, chúng ta đã có thể trở thành một kẻ tội phạm. Vậy nên, bạn ạ, đừng bao giờ buông lơi kiểm soát bản thân!
(Ảnh minh họa)
Khi ra tù, tôi được bạn bè chăm lo từ sách vở cho đến bộ áo quần. Mọi thông tin của tôi được giữ bí mật. Cô chủ nhiệm biết chuyện và giúp đỡ tôi quay lại giảng đường - nơi mà tôi nghĩ mình sẽ mãi mãi không bao giờ được ngồi lại. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô tôi khó lòng đứng lên sau “vết nhơ cuộc đời”.
Năm 2005, tôi rời miền Trung vào Sài Gòn mang theo hoài bão của một tân sinh viên ngành Du lịch. Gia đình không thể chu cấp hằng tháng nên tôi phải tìm việc làm. Trải qua rất nhiều việc làm thêm, tôi may mắn kiếm được lớp dạy kèm ở nhà với thu nhập 750.000 đồng/tháng. Hết học kỳ, công việc dạy thêm kết thúc, các khoản tiền hối thúc sau lưng. Mặc dù đang thi, tôi vẫn phải tất tả đi tìm việc. Tôi kiếm được vị trí trông xe cho một quán cà phê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận). Quán gần trường. Sau mỗi giờ tan học, tôi lại đạp xe vù tới quán.
Giây phút điên rồ
Một ngày mưa tháng Bảy, xong môn thi cuối cùng, tôi vội vàng tới chỗ làm như mọi ngày. Khách đến quán hôm đó có một đôi nam nữ. Khi hai vị khách vào quán, chiếc yên xe bỗng bung lên. Anh nhân viên trông xe cùng tôi tò mò mở hé cốp xe, bảo tôi thò tay vào. Ma xui quỷ khiến, tôi cũng thò tay và chạm vào… một xấp giấy. Anh chàng giật phắt xấp giấy rồi rút lại ba tờ bảo tôi cất giùm vào cuốn tập. Tôi răm rắp làm theo.
Sau khi đôi nam nữ uống cà phê lấy xe ra về ít lâu, họ đột ngột quay lại, hô hoán mất 1.000 đôla Mỹ. Tôi giật bắn xem lại ba tờ giấy gấp trong tập vở. Thì ra, đó là 3 tờ 100 đôla. Từ nhỏ đến lớn, sinh ra trong gia đình làm nông, tôi chưa bao giờ thấy tờ tiền đô “đen đỏ” thế nào. Khi nhận ra số tiền mình đang giữ là một phần trong số tiền hai vị khách kia bị mất, tôi cũng kịp trấn tĩnh để thuật lại hết mọi chuyện cho công an phường. Tôi thú nhận có lấy xấp giấy, nhưng không hề biết đó là tiền đôla. Sau khi cất giùm, tôi đã trả cho anh bạn đã xúi tôi thò tay lấy tiền.
Trong khi đó, anh ta chối bay chối biến. Tuy nhiên, công an khám xét nhà trọ của anh ta, tang chứng vật chứng được phát hiện. Đó là 10 tờ tiền với tổng trị giá 1.000 đôla. Hai chiếc còng số 8 chìa ra. Tình ngay lý gian, tôi cũng bị tạm giam. Khi biết mình đã phạm tội và ký vào lệnh tạm giữ, tôi chỉ còn biết òa khóc.
Phải cứng rắn để sửa chữa sai lầm
Trong 4 tháng 12 ngày bị giam giữ, đã có lúc tôi quẫn trí nghĩ chỉ có cái chết mới giải thoát được. Nhưng môi trường trại tạm giam không thể cho tôi hành động nông nổi. Tôi sống, để nhận ra những giá trị mà người ta hay gọi là “mùi đời”. Một cuộc sống gò bó, không được ho hay khóc lớn tiếng.
Những ngày đau đớn thể xác, ê chề và tuyệt vọng nhất, ba tôi vào thăm. Nhìn đôi mắt hoe đỏ của ba, nước mắt tôi tuôn trào. Cuộc gặp gỡ chóng vánh, không nói lên lời đã giúp tôi đối diện với sự thật. Tôi phải sống khác đi, cứng rắn và mạnh mẽ, để trả nợ những gì ba mẹ đã phải chịu đựng.
Ngày ra tòa, tôi bỏ qua mặc cảm tội lỗi, đối diện với sự thật để vượt qua nó. Khi tòa tuyên án 9 tháng tù treo, ba và bạn bè tôi ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Còn tôi thì không biết là buồn hay vui, chỉ biết là cố gắng để không phụ lòng những người đã lo lắng cho tôi.
Giờ đây khi đã tốt nghiệp, trở thành nhân viên chính thức của một công ty du lịch lớn của thành phố, tôi vẫn thường hay nhớ về bản án và ngày tháng bị giam giữ lúc còn là sinh viên ấy. Những ký ức u ám, nhưng nó ẩn giấu một sức mạnh, khiến tôi phải cố gắng sống cho tốt hơn.
Tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn sinh viên một trải nghiệm xương máu: đôi khi chúng ta quá vững tin vào nhân cách của chính mình, ngỡ rằng ta miễn nhiễm với những tội lỗi. Nhưng, tội lỗi vẫn có cách tiếp cận chúng ta vào những lúc ta không ngờ nhất, chẳng hạn trong một “giây phút điên rồ”. Chỉ cần một tích tắc lơi đi, chúng ta đã có thể trở thành một kẻ tội phạm. Vậy nên, bạn ạ, đừng bao giờ buông lơi kiểm soát bản thân!
Nguyễn Hải
Theo Sinh Viên Việt Nam
Hiệu chỉnh bởi quản lý: