- Tham gia
- 25/3/2015
- Bài viết
- 73
Bài này tôi cũng viết cho các em sinh viên. Tôi làm gì có tư cách để dạy các người.
Các em thân mến!
Có câu “ nếu không thể dạy bọn trẻ theo cách bạn thích dạy, hãy dạy chúng theo cách chúng thích học”
Nếu so sánh cho vui, VIỆC HỌC và VIỆC ĂN cũng có khá nhiều nét tương đồng thú vị.
Thông tin, tri thức -thức ăn
Bài học, môn học - món ăn
Dạy- cho ăn
Học- ăn
Giảng- bón thức ăn
Xử lý thông tin- nhai, nuốt
Nhớ- tiêu hóa
Hiểu- chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng
áp dụng làm bài tập, ứng dụng ra cuộc sống- chuyển hóa dinh dưởng thành năng lượng.
Các em thấy không, từ thức ăn muốn thành năng lượng là cả một quá trình.
Thế thì tại sao ngày nay các em lười học? ( còn các em nào tự nhận mình siêng năng, giỏi giang thầy đâu dám nói tới.)
Vì ngày nay, các em ăn nhiều thức ăn vặt quá nên chán ăn cơm.
Những bà bán hàng rong ấy là internet, là cuộc sống vật chất, là những thằng người lớn, nhỏ già mồm, bẩn thỉu, ám mụi. Chúng bày ra cho các em hàng vạn loại “quà vặt”.
Thật vậy, từ sáng đến chiều, hãy xem em nạp bao nhiêu thông tin từ các nguồn trên. Chúng giống như bánh snack vốn mang đặc điểm là: rẻ, giòn, ngon, dễ ăn, dể mua, nhiều hương vị, nhiều màu sắc, có thể ăn được nhiều. Nhưng cái thứ thông tin dễ dãi ,lượm lặt ấy làm cho các em bị “no hơi” ( tức là cảm giác như mình cái gì cũng biết, cái gì cũng thông mà không biết cái gì vững chắc, sâu sắc, ra hồn cả). Những đứa trẻ no hơi thường xuyên làm thành những đứa trẻ mắc bệnh chán ăn.
Một giáo viên tốt ( quý hơn cả giáo viên giỏi) phải là một người ý thức được điều này: Dạy học hiện nay là công việc bón cho lớp trẻ chán ăn.
Muốn làm được vậy, anh ta phải đảm trách công việc của 3 người:
1. Nutritionist ( chuyên gia dinh dưỡng) nghĩa là phải biết phân chia, phân phối cho hợp lý với nhu cầu và khả năng dung nạp của trẻ. Ai không biết một cái đùi gà rán thơm lừng là rất ngon và hơi hơi bổ ,nhưng quẳng cho đứa bé 2 tuổi chưa mọc răng thì nó ăn bằng niềm tin à. Vậy mà có những giáo viên như vậy đó các em, họ luôn dạy cho cố, cho nhiều để chứng tỏ cái gì không biết nửa.
2. Cook.( đầu bếp): ai cũng rõ luộc hoặc hấp là hình thức chế biến còn giữ nguyên dinh dưỡng và vitamin chỉ sau “ăn tươi, nuốt sống” ( thảo nào cọp, sư tử khỏe thế, chúng ăn đồ tươi không mà); nhưng thầy đố ai ăn thịt luộc hoài được. Hãy nhớ, trò thời nay bị bệnh chán ăn ít nhiều, muốn chúng ăn thì phải nấu ngon, bắt mắt, thơm tho. Trong lúc ăn phải nghe nhạc, xem phim, phải ăn ở những nơi xinh đẹp và ấm áp nữa cơ.
3. Parents( cha mẹ): nghĩa là có cái tâm cho trẻ ăn như cha mẹ ép con ăn vậy. Chỉ một giáo viên tốt mới có tâm ấy, anh ta biết kiến thức anh dạy mới bổ cho trẻ nên anh ta phải kiên trì trong yêu thương, quan tâm trong bao dung, nghiêm khắc trong lo lắng để ÉP CHÚNG ĂN. Cái kiểu “ tao dạy rồi, học không học thì thôi, học được bao nhiêu kệ chúng mày, ngu không học ráng chịu.” thật đáng chê trách. Hoặc là bóp mũi, đổ họng như “ác mẫu” trường mẫu giáo để chạy theo thành tích hoặc sĩ hão trong bộ phận lớn giáo viên ngày nay cũng không thiếu.
Như đã nói ở trên, tôi không dám dạy các vị đâu, quý ông bà giáo viên, tôi nói với trò tôi thôi. Còn các vị có lỡ đọc được các dòng này thì cũng bỏ quá cho xem như tôi “trí lùn ,nói quá”.
Các em nè, nếu lỡ có học được giáo viên nào như thầy kể, thì hãy nhớ dành cho họ sự trân trọng biết ơn, họ thật sự đi dạy vì học trò đó. Hãy yêu quý họ.
Chúc các em luôn vui học.
Nguyễn Tôn- “no matter what I do, I do it on my name.”
Thủ Đức June 18, 2019
Các em thân mến!
Có câu “ nếu không thể dạy bọn trẻ theo cách bạn thích dạy, hãy dạy chúng theo cách chúng thích học”
Nếu so sánh cho vui, VIỆC HỌC và VIỆC ĂN cũng có khá nhiều nét tương đồng thú vị.
Thông tin, tri thức -thức ăn
Bài học, môn học - món ăn
Dạy- cho ăn
Học- ăn
Giảng- bón thức ăn
Xử lý thông tin- nhai, nuốt
Nhớ- tiêu hóa
Hiểu- chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng
áp dụng làm bài tập, ứng dụng ra cuộc sống- chuyển hóa dinh dưởng thành năng lượng.
Các em thấy không, từ thức ăn muốn thành năng lượng là cả một quá trình.
Thế thì tại sao ngày nay các em lười học? ( còn các em nào tự nhận mình siêng năng, giỏi giang thầy đâu dám nói tới.)
Vì ngày nay, các em ăn nhiều thức ăn vặt quá nên chán ăn cơm.
Những bà bán hàng rong ấy là internet, là cuộc sống vật chất, là những thằng người lớn, nhỏ già mồm, bẩn thỉu, ám mụi. Chúng bày ra cho các em hàng vạn loại “quà vặt”.
Thật vậy, từ sáng đến chiều, hãy xem em nạp bao nhiêu thông tin từ các nguồn trên. Chúng giống như bánh snack vốn mang đặc điểm là: rẻ, giòn, ngon, dễ ăn, dể mua, nhiều hương vị, nhiều màu sắc, có thể ăn được nhiều. Nhưng cái thứ thông tin dễ dãi ,lượm lặt ấy làm cho các em bị “no hơi” ( tức là cảm giác như mình cái gì cũng biết, cái gì cũng thông mà không biết cái gì vững chắc, sâu sắc, ra hồn cả). Những đứa trẻ no hơi thường xuyên làm thành những đứa trẻ mắc bệnh chán ăn.
Một giáo viên tốt ( quý hơn cả giáo viên giỏi) phải là một người ý thức được điều này: Dạy học hiện nay là công việc bón cho lớp trẻ chán ăn.
Muốn làm được vậy, anh ta phải đảm trách công việc của 3 người:
1. Nutritionist ( chuyên gia dinh dưỡng) nghĩa là phải biết phân chia, phân phối cho hợp lý với nhu cầu và khả năng dung nạp của trẻ. Ai không biết một cái đùi gà rán thơm lừng là rất ngon và hơi hơi bổ ,nhưng quẳng cho đứa bé 2 tuổi chưa mọc răng thì nó ăn bằng niềm tin à. Vậy mà có những giáo viên như vậy đó các em, họ luôn dạy cho cố, cho nhiều để chứng tỏ cái gì không biết nửa.
2. Cook.( đầu bếp): ai cũng rõ luộc hoặc hấp là hình thức chế biến còn giữ nguyên dinh dưỡng và vitamin chỉ sau “ăn tươi, nuốt sống” ( thảo nào cọp, sư tử khỏe thế, chúng ăn đồ tươi không mà); nhưng thầy đố ai ăn thịt luộc hoài được. Hãy nhớ, trò thời nay bị bệnh chán ăn ít nhiều, muốn chúng ăn thì phải nấu ngon, bắt mắt, thơm tho. Trong lúc ăn phải nghe nhạc, xem phim, phải ăn ở những nơi xinh đẹp và ấm áp nữa cơ.
3. Parents( cha mẹ): nghĩa là có cái tâm cho trẻ ăn như cha mẹ ép con ăn vậy. Chỉ một giáo viên tốt mới có tâm ấy, anh ta biết kiến thức anh dạy mới bổ cho trẻ nên anh ta phải kiên trì trong yêu thương, quan tâm trong bao dung, nghiêm khắc trong lo lắng để ÉP CHÚNG ĂN. Cái kiểu “ tao dạy rồi, học không học thì thôi, học được bao nhiêu kệ chúng mày, ngu không học ráng chịu.” thật đáng chê trách. Hoặc là bóp mũi, đổ họng như “ác mẫu” trường mẫu giáo để chạy theo thành tích hoặc sĩ hão trong bộ phận lớn giáo viên ngày nay cũng không thiếu.
Như đã nói ở trên, tôi không dám dạy các vị đâu, quý ông bà giáo viên, tôi nói với trò tôi thôi. Còn các vị có lỡ đọc được các dòng này thì cũng bỏ quá cho xem như tôi “trí lùn ,nói quá”.
Các em nè, nếu lỡ có học được giáo viên nào như thầy kể, thì hãy nhớ dành cho họ sự trân trọng biết ơn, họ thật sự đi dạy vì học trò đó. Hãy yêu quý họ.
Chúc các em luôn vui học.
Nguyễn Tôn- “no matter what I do, I do it on my name.”
Thủ Đức June 18, 2019