- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
CHƯƠNG 1: NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
I- Các tính chất vật lý chủ yếu của VLXD
1- Khối lượng riêng.
a - Định nghĩa: Là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (không có lỗ rỗng).
Ký hiệu: Уa
b - Công thức xác định:
Trong đó:
G: là khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...)
Va: Là thể tích mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (m3, cm3..)
c - Cách xác định: Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có cách xác định khác nhau
* Đối với vật liệu có thể coi là hoàn toàn đặc chắc (như kính, thép…) ta dùng phương pháp cân và đo kích thước chính xác rồi áp dụng công thức (1-1).
* Đối với vật liệu rời rạc không đặc chắc và có kích thước hình học không rõ ràng (như cát, gạch, đá) ta tiến hành bằng phương pháp tỷ trọng.
+ Mẫu được sấy khô cân xác định được G,
+ Sau đó nghiền mịn phá vỡ kết cấu lỗ rỗng và cho vào bình tỷ trọng ta xác định được Va bằng thể tích nước dời đi khi cho bột thí nghiệm vào.
d - Ý nghĩa
Khối lượng riêng dùng để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu, phân biệt các vật liệu cùng loại và áp dụng để tính vật liệu thành phần cấp phối cho bê tông xi măng
2- Khối lượng thể tích
a- Định nghĩa
Là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng. Ký hiệu: У0
b - Công thức xác định:
Trong đó:
G :là khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...)
V0: Là thể tích mẫu thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên (m3, cm3..)
c - Cách xác định
Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có cách xác định khác nhau thông thường xác định khối lượng thể tích có 3 phương pháp
* Đối với vật liệu có thể gia công theo kích thước hình học rõ ràng (như khối lập phương, khối hình trụ…) ta dùng phương pháp cân và đo kích thước chính xác rồi áp dụng công thức (1-2).
* Đối với vật liệu không có kích thước hình học rõ ràng ta tiến hành như sau
+ Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 100- 1100c cân xác định được G
+ Bọc một lớp Paraphin cách nước và ta lại tiếp tục cân xác định được G1
+ Sau đó cho nước vào bình lực đầu bình có thể tích nước là V1, sau khi cho vật liệu vào bìnhcó thể tích nước là V2 . ta xác định được V0
Trong đó:
V1: là thể tích nước ban đầu trong bình.
V2: Là thể tích nước sau khi chop mẫu vào.
G1: Là khối lượng mẫu và khối lượng Paraphin.
G: Là khối lượng mẫu ở trạng thái khô.
* Đối với những vật liệu rời rạc như cát, đá, sỏi… xác định như sau
+ Sấy khô mẫu thí nghiệm sau đó cân xác định được G
+ Xác định V0 bằng ca đong, vật liệu rời rạc được thả tự do vào ca đã biết trước thể tích ở một độ cao nhất định (tính đến mép ca) để mức độ lèn chặt của vật liệu luôn giống nhau.
d - Ý nghĩa
Khối lượng thể tích dùng để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu, tính vật liệu thành phần cấp phối cho bê tông xi măng và đánh giá một số tính chất của vật liệu như cường độ, độ ẩm, khả năng truyền nhiệt của vật liệu.
Trên đây là một phần tài liệu, các bạn có thể tham khảo thêm các phần khác bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt
I- Các tính chất vật lý chủ yếu của VLXD
1- Khối lượng riêng.
a - Định nghĩa: Là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (không có lỗ rỗng).
Ký hiệu: Уa
b - Công thức xác định:
Trong đó:
G: là khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...)
Va: Là thể tích mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (m3, cm3..)
c - Cách xác định: Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có cách xác định khác nhau
* Đối với vật liệu có thể coi là hoàn toàn đặc chắc (như kính, thép…) ta dùng phương pháp cân và đo kích thước chính xác rồi áp dụng công thức (1-1).
* Đối với vật liệu rời rạc không đặc chắc và có kích thước hình học không rõ ràng (như cát, gạch, đá) ta tiến hành bằng phương pháp tỷ trọng.
+ Mẫu được sấy khô cân xác định được G,
+ Sau đó nghiền mịn phá vỡ kết cấu lỗ rỗng và cho vào bình tỷ trọng ta xác định được Va bằng thể tích nước dời đi khi cho bột thí nghiệm vào.
d - Ý nghĩa
Khối lượng riêng dùng để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu, phân biệt các vật liệu cùng loại và áp dụng để tính vật liệu thành phần cấp phối cho bê tông xi măng
2- Khối lượng thể tích
a- Định nghĩa
Là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng. Ký hiệu: У0
b - Công thức xác định:
Trong đó:
G :là khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...)
V0: Là thể tích mẫu thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên (m3, cm3..)
c - Cách xác định
Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có cách xác định khác nhau thông thường xác định khối lượng thể tích có 3 phương pháp
* Đối với vật liệu có thể gia công theo kích thước hình học rõ ràng (như khối lập phương, khối hình trụ…) ta dùng phương pháp cân và đo kích thước chính xác rồi áp dụng công thức (1-2).
* Đối với vật liệu không có kích thước hình học rõ ràng ta tiến hành như sau
+ Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 100- 1100c cân xác định được G
+ Bọc một lớp Paraphin cách nước và ta lại tiếp tục cân xác định được G1
+ Sau đó cho nước vào bình lực đầu bình có thể tích nước là V1, sau khi cho vật liệu vào bìnhcó thể tích nước là V2 . ta xác định được V0
Trong đó:
V1: là thể tích nước ban đầu trong bình.
V2: Là thể tích nước sau khi chop mẫu vào.
G1: Là khối lượng mẫu và khối lượng Paraphin.
G: Là khối lượng mẫu ở trạng thái khô.
* Đối với những vật liệu rời rạc như cát, đá, sỏi… xác định như sau
+ Sấy khô mẫu thí nghiệm sau đó cân xác định được G
+ Xác định V0 bằng ca đong, vật liệu rời rạc được thả tự do vào ca đã biết trước thể tích ở một độ cao nhất định (tính đến mép ca) để mức độ lèn chặt của vật liệu luôn giống nhau.
d - Ý nghĩa
Khối lượng thể tích dùng để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu, tính vật liệu thành phần cấp phối cho bê tông xi măng và đánh giá một số tính chất của vật liệu như cường độ, độ ẩm, khả năng truyền nhiệt của vật liệu.
Trên đây là một phần tài liệu, các bạn có thể tham khảo thêm các phần khác bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt