Giao tiếp hiệu quả có khó không?

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
nd.jpg
Ngày nay giao tiếp trở thành một nghệ thuật và cũng là một ngành nghề được công chúng yêu chuộng.
Nếu một ngày nào đó, bạn ra đường và tất cả mọi người đều im lặng, không ai nói chuyện với ai. Đến trường, bạn bè và thầy cô cũng chỉ nhìn nhau một cách thờ ơ và vô cảm, ai ai cũng im lặng. Cảm giác của bạn lúc ấy sẽ ra sao? Có phải là khó chịu, buồn và chán lắm không nhỉ?
mang-xa-hoi.jpg
Vậy nên giao tiếp phải ra đời và tồn tại thôi. Giao tiếp mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích như: trao đổi thông tin từ người này đến người khác, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, giao tiếp bằng ngôn ngữ và cách hướng dẫn bằng điệu bộ đảm bảo cho quá trình truyền đạt kinh nghiệm sống của loài người khi mà chữ viết chưa ra đời, giúp người xưa tồn tại và ứng phó kịp thời trước sự giận dữ của thiên nhiên. Ngày nay, giao tiếp càng trở nên quan trọng với chúng ta hơn, trong thời buổi mà giao tiếp trở thành một nghệ thuật và cũng trở thành một ngành nghề được công chúng yêu chuộng ( ví dụ như những MC thì phải có sự am hiểu và cách dẫn dắt chương trình thu hút mọi người, những người marketing phải thuyết phục được những người quan tâm đến sản phẩm, …).
Quá trình giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác thông qua hình thức truyền đạt. Trong giao tiếp, phải có người nói và người nghe. Người nói phải nói rõ ràng, mạch lạch và điều chỉnh được âm lượng khi nói, thu hút người nghe bằng các cử chỉ, nét mặt, giọng điệu và âm nhấn. Nói mà người khác nghe, hiểu và đồng tình, cũng là một nghệ thuật nói. Người nghe tất nhiên là phải chú ý lắng nghe những thông tin mà người nói đã nói, người nghe phải tập trung, im lặng trong khi lắng nghe, không nên nghe như gió thoảng qua tai. Ví dụ như khi thầy cô giảng bài hay học nhóm, thầy cô hay nhóm trưởng cứ nói và chúng ta thì cứ lo ra, mất tập trung, lại còn nghĩ ngợi lung tung thì không thể nào nghe và hiểu được, đúng không nào?
Hình thức diễn đạt có thể là ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ: chữ viết, lời nói, hình ảnh, âm thanh,.. Phi ngôn ngự như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nụ cười…
Giác quan cảm nhận chính là 5 giác quan giúp chúng ta : nghe, nói, sờ, cảm giác mùi vị.
Thông tin trong giao tiếp phải được truyền thông qua môi trường phù hợp, phải phù hợp với thời gian, địa điểm, đúng lúc, đúng người.
Sau khi người nghe đã nghe thông tin, thì sẽ phản hồi thông tin lạicho người nói bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để người nói tiếp tục giảng dạy hoặc đồng ý với ý kiến của người nghe. Điều này là rất cần thiết đấy nhé các bạn, chẳng hạn như khi giáo viên giảng bài, nếu các bạn chưa hiểu thì khi giáo viên hỏi “ các em có gì không hiểu ở điều gì, để thầy/cô giảng lại”. Thì các bạn hãy mạnh dạn giơ tay lên và chỉ chỗ chưa hiểu nhé. Chứ không nên gật gù “hiểu” nhưng thật ra là chẳng có hiểu gì, hoặc còn hiểu mập mờ. Trong lớp khi được lớp trưởng hoặc thầy cô giao công việc, các bạn nên chú ý và hỏi lại nếu thật sự chưa hiểu, để tránh tình trạng hiểu nhầm, làm sai nhé.
Trong giao tiếp, các bạn cũng nên chú ý đến mức độ giao tiếp. Khi mới quen một ai đó, giao tiếp dừng lại ở mức xã giao với những câu nói chào hỏi, giới thiệu tên, trường học hoặc công ty mình đang công tác, những câu chào và hỏi thăm sức khỏe. Có thể thú vị hơn nếu cả hai đề cặp đến vấn đề đang được chú trọng trong thời gian đó.
Khi thân thiết hơn thì có thề kể chuyện phiếm cho nhau nghe, rồi đến giai đoạn chia sẻ ý tưởng của bãn thân,…thân thiết hơn nữa sẽ chia sẻ cảm nghĩ và đỉnh cao trong giao tiếp đó là hình thành nên mối “thâm tình” giữa hai người. Các bạn nên chú ý đến mức độ giao tiếp nhé, với một người mới quen biết mà ta đã cư xử cởi mở quá, đôi khi người kia sẽ cảm thấy không được tự nhiên hoặc là sẽ cảm thấy nghi ngờ sự chân thật của chúng ta. Đừng có đốt cháy giai đoạn nhe. Từng bước, từng bước một. Trong chuyện tình cảm cũng vậy “ giục tốc thì bất đạt”, mà đôi khi còn mang đến những hậu quả đau lòng.
Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn 7 cách gây thiện cảm với một người:
- Thành thật chú ý đến người khác
- Nụ cười luôn nở trên môi
- Tên của người ta là âm thanh êm đềm nhất mà ai cũng muốn được nhắc đến
- Chăm chú lắng nghe và khuyến khích họ nói
- Hãy thành thật nói về vấn đề mà họ quan tâm
- Thật lòng khi khen người khác
- Biết tế nhị trong giao tiếp
Ngay khi đọc bài chia sẻ của mình, các bạn hãy tìm cách thực hành ngay khi có thể nhé : đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, tự tin trong giao tiếp các bạn nhé. Lắng nghe- tôn trọng- thiếu hiểu- yêu thương là chìa khóa của nghệ thuật lắng nghe đấy. Nhiều khi im lặng và đồng cảm còn quý giá hơn những món quá đắt tiền nữa đấy các bạn ạ.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom