Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét và coi đó là kiến thức chuẩn mực. Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia” – PGS.TS. Lưu Tiến Hiệp khẳng định

Cuối tuần qua, tại ĐH Quốc gia TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế. Tham dự hội thảo có nhiều bậc học giả người Việt ở trong và ngoài nước, như PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, TS Võ Văn Sen - hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS Nguyễn Văn Tuấn - Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp - đại diện UPC Sydney – Australia tại Việt Nam.

Bên cạnh ý kiến của các chuyên gia về giáo dục, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp đã có những ý kiến thẳng thắn về bất cập của đào tạo trong nước dẫn đến việc sinh viên gặp trở ngại khi hòa nhập vào môi trường giáo dục thế giới.

Vất vả để được công nhận

Trình độ Toán, Lý, Hóa của học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam là không hề dở, nhưng khi qua Mỹ, Úc học thường phải tốn một năm học lại. Nguyên nhân là nhiều nước không công nhận bằng tú tài của Việt Nam. Một số trường hợp được học thẳng là vì sinh viên xuất sắc hoặc phải tự mình “đấu tranh” với nhà trường. Đề xuất của hội thảo là Bộ nên có sự giải thích và thương lượng để các trường đại học nước ngoài hiểu biết hơn về giáo dục Việt Nam, tránh gây “oan uổn” và tốn thời gian, công sức của sinh viên.

653996-hoi-thao2.jpg


Hội thảo Giáo dục Việt Nam hội nhập Quốc tế bàn về cách đưa giáo dục đại học ra “biển lớn”, trong đó làm thế nào để sinh viên Việt Nam có thể hội nhập khi đi du học là một yếu tố quan trọng.

Khi chuyển tiếp học đại học, nhiều trường ở nước ngoài có chính sách công nhận các môn sinh viên đã học tại trường đại học Việt Nam để miễn học lại, nhưng quá trình chuyển điểm này dồn hết lên vai sinh viên. Thay vì cung cấp đề cương môn học, bảng điểm đúng chuẩn bằng tiếng Anh, trường đã để sinh viên tự lo tất cả.

“Sinh viên phải tự dịch sang tiếng Anh, xin xác nhận bảng điểm dịch trường cũng thoái thác nhiệm vụ này. Trong khi ở nơi khác, sinh viên có thể dùng website, đề cương môn học để xin miễn môn học một cách dễ dàng”, PSG.TS Hiệp cho biết.

Rào cản về ngôn ngữ và thang điểm

Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa chuẩn hóa việc dịch các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, làm khó cho sinh viên trong việc chọn trường và xin học. PGS.TS Hiệp lấy ví dụ từ college, ở Mỹ từ này chỉ trường đại học thành viên, nhưng qua Việt Nam bị chuyển thành… cao đẳng, hạ thấp từ này xuống và gây nhẫm lẫn cho phụ huynh, sinh viên. Hay như cách dịch bằng cấp, trường là nơi cấp bằng được dịch sang tiếng Anh, nhưng cách dịch của trường không phải để các đối tác nước ngoài hiểu mà lại dùng tiếng Anh theo phong cách người Việt.

653996-hoi-thao1-1.jpg


PST.TS Lưu Tiến Hiệp: “Học sinh Việt Nam không hề dở Toán, Lý, Hóa, nhưng phải học lại một năm dự bị đại học. Bộ có thể làm gì trước điều này?”.

Chưa hết, những từ như chuyên tu, tại chức, chính quy được dịch ra một cách khiên cưỡng, bởi ở nước ngoài người ta hầu như không phân biệt các khái niệm này.

“Đây là việc làm tai hại vì rất khó thiết lập sự tương đương của bằng cấp Việt Nam với một trường khác, ảnh hưởng bất lợi cho sinh viên và cả trường”.

Cách tính điểm GPA theo thang 4 cũng làm sinh viên Việt Nam thua thiệt so với sinh viên các nước khác, đặc biệt trong việc xin học bổng. Khi quy đổi từ thang điểm 10 sang thang 4, các trường ở Việt Nam thường chọn cận dưới, dẫn đến GPA thường bị thấp hơn so với các nước bạn.

Nên dịch giáo trình quốc tế để học

Một cản trở khác của sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập là giáo trình. Phát biểu tại hội thảo , PGS.TS Lưu Tiến Hiệp đề cập đến “sở thích” cổ vũ cho việc tự viết giáo trình ở bậc đại học Việt Nam. “Mỗi lần tôi dự các hội nghị liên quan đến giáo dục, lãnh đạo khi đọc diễn văn luôn có thói quen nhắc nhở giảng viên viết giáo trình như một điệp khúc. Điều này nên chấm dứt. Ngoài ra cũng không nên đưa chỉ tiêu giảng viên viết giáo trình trong đánh giá, trong thi đua”, ông Hiệp phát biểu.

Theo PGS.TS Lưu Thế Hiệp, sách đại học hội nhập quốc tế sâu sắc: “Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia. Nền giáo dục của Úc không tồi, nhưng một giáo sư Úc muốn viết sách, nhà xuất bản phải nghĩ ngay là sách này có được các trường trên thế giới sử dụng không”. Trừ một số rất nhỏ, ông Hiệp cho rằng khả năng của giảng viên Việt Nam trong giai đoạn này chưa thể viết sách giáo khoa đại học được: “Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét, những bài giảng bằng powerpoint và coi đó là kiến thức chuẩn mực”.

Vì thế, trừ một số lĩnh vực cho khoa học xã hội, các trường đại học Việt Nam nên sử dụng các giáo trình đạt chuẩn quốc tế để giảng dạy. Việc sử dụng các giáo trình quốc tế sẽ giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tiếp thu với chuẩn giáo dục quốc tế, dễ dàng hòa nhập khi đi du học – đồng thời cũng nâng chuẩn của các trường đại học Việt Nam. “Khi tiếng Anh của sinh viên còn yếu thì biện pháp dịch cần được khuyến khích”, theo PGS.TS Hiệp.

Theo Infonet.
 
Chị là chuyên gia up bài giáo dục nhỉ???
Nhưng em thích nhửng bài chị lắm ( nút cảm ơn em không thấy chị à)
 
×
Quay lại
Top Bottom