- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.256
(TNO) Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà nguy hiểm hơn, nó đang đi lạc hướng, ra xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh.Đó là ý kiến của các nhà giáo dục tại hội thảo "Trí thức thủ đô với đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" do Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật tổ chức ngày 29.9.
Nhà trường không chỉ dạy chữ
GS Hoàng Tụy cho rằng, trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được, tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi lại đằng sau, “chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ”.
GS Hoàng Tụy chỉ ra: Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người. Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác nhau cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến.
Theo GS Hoàng Xuân Sính, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN, có thể nói, 12 năm từ tiểu học đến THPT, giáo dục của chúng ta chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đặt vấn đề: Tại sao bao nhiêu chỉ thị, nghị quyết đều không được thực hiện nghiêm chỉnh? Bao nhiêu cảnh báo, kiến nghị của các cá nhân và tập thể đều như “đấm vào bị bông”?
PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ nói, những sai lầm lớn, nổi trội của GD-ĐT bị phê phán cách đây 15 năm vẫn tồn tại như: nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; tổ chức thi cử nặng nề; nội dung và phương pháp giảng dạy lạc hậu, nhồi nhét; chất lượng đào tạo xuống cấp không kiểm soát nổi, những hiện tượng tiêu cực như mua bằng, bán điểm và nguy hiểm hơn là bằng thật mà học giả… chẳng những không khắc phục được bao nhiêu mà lâu ngày đang biến thành những tình thế khó đảo ngược, những căn bệnh "thâm căn cố đế" khó có phương thuốc chữa trị.
Theo GS Hoàng Xuân Sính, hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm, học thêm; hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn "xả hơi" sau 12 năm gò lưng trên bàn học ở trường và ở lớp học thêm. Đến mùa thi thì "đi thầy đi cô" để có bảng điểm tốt. Một danh sách khá dài những gia đình chán ngán với giáo dục của nước mình, đã bằng mọi giá cho con ra nước ngoài học.
GS Nguyễn Xuân Hãn, Chủ tịch Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Hà Nội nêu thực tế: Ở bậc phổ thông, học sinh bị bội thực về sách, chương trình quá nặng so với quốc tế và xa rời với thực tế; còn bậc ĐH thì “đói” sách và "dạy chay" triền miên.
GS Đặng Danh Ánh cũng nhận định, không ít sinh viên ĐH chỉ học sao có mảnh bằng nên phần lớn trong số họ rất lúng túng khi bước vào đời.
Hệ thống GD-ĐT kém linh hoạt, tất cả học sinh tốt nghiệp THPT dù giỏi hay kém đều được thi ĐH đã gây nên tình trạng “ùn tắc” quá tải như hiện nay. “Chính phân luồng học sinh không tốt dẫn đến mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực", GS Ánh nói.
Không độc quyền sách giáo khoa
Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc đổi mới giáo dục không nên sa đà vào việc viết lại sách giáo khoa mà cần phải có một chương trình chuẩn đáp ứng được những yêu cầu của nền giáo dục mới.
GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị chương trình sau khi được xây dựng xong cần đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua một hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm. Sau đó để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau. Việc in sách giáo khoa không độc quyền như hiện nay mà phải là việc của từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản. Bộ sách nào không theo sát chương trình thì không được in. Lựa chọn bộ sách nào để dạy, để học là tùy thầy cô giáo và học sinh. “Chỉ có cạnh tranh như vậy mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt”, GS Lân Dũng nói.
Còn Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu thì đề nghị cần làm lại các chương trình môn học, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống… như chương trình hiện nay.
Đa số các nhà giáo cũng đề nghị phải thay đổi cách thức thi cử như hiện nay.
GS Nguyễn Lân Dũng nói về phong trào “Hai không”: “Tôi hỏi một cháu ở Hà Tây cũ về kỳ thi vừa qua, cháu nói thầy cô cho mang “phao” thoải mái vào phòng thi, chỉ cấm mang sách giáo khoa thôi. Vậy thì đâu chỉ có một Đồi Ngô ở Bắc Giang mà có cả “rừng ngô” trong cả nước”.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.Hà Nội đề nghị: "Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc và có tỉ lệ đánh giá chính xác, Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi, các trường tổ chức thi phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi. Khi gửi bài thi thì gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho hội đồng chấm".
Nhà trường không chỉ dạy chữ
GS Hoàng Tụy cho rằng, trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được, tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi lại đằng sau, “chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ”.
GS Hoàng Tụy chỉ ra: Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người. Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác nhau cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến.
Theo GS Hoàng Xuân Sính, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN, có thể nói, 12 năm từ tiểu học đến THPT, giáo dục của chúng ta chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đặt vấn đề: Tại sao bao nhiêu chỉ thị, nghị quyết đều không được thực hiện nghiêm chỉnh? Bao nhiêu cảnh báo, kiến nghị của các cá nhân và tập thể đều như “đấm vào bị bông”?
PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ nói, những sai lầm lớn, nổi trội của GD-ĐT bị phê phán cách đây 15 năm vẫn tồn tại như: nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; tổ chức thi cử nặng nề; nội dung và phương pháp giảng dạy lạc hậu, nhồi nhét; chất lượng đào tạo xuống cấp không kiểm soát nổi, những hiện tượng tiêu cực như mua bằng, bán điểm và nguy hiểm hơn là bằng thật mà học giả… chẳng những không khắc phục được bao nhiêu mà lâu ngày đang biến thành những tình thế khó đảo ngược, những căn bệnh "thâm căn cố đế" khó có phương thuốc chữa trị.
Giáo dục Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm - Ảnh: Phan Hậu |
GS Nguyễn Xuân Hãn, Chủ tịch Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Hà Nội nêu thực tế: Ở bậc phổ thông, học sinh bị bội thực về sách, chương trình quá nặng so với quốc tế và xa rời với thực tế; còn bậc ĐH thì “đói” sách và "dạy chay" triền miên.
GS Đặng Danh Ánh cũng nhận định, không ít sinh viên ĐH chỉ học sao có mảnh bằng nên phần lớn trong số họ rất lúng túng khi bước vào đời.
Hệ thống GD-ĐT kém linh hoạt, tất cả học sinh tốt nghiệp THPT dù giỏi hay kém đều được thi ĐH đã gây nên tình trạng “ùn tắc” quá tải như hiện nay. “Chính phân luồng học sinh không tốt dẫn đến mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực", GS Ánh nói.
Không độc quyền sách giáo khoa
Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc đổi mới giáo dục không nên sa đà vào việc viết lại sách giáo khoa mà cần phải có một chương trình chuẩn đáp ứng được những yêu cầu của nền giáo dục mới.
GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị chương trình sau khi được xây dựng xong cần đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua một hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm. Sau đó để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau. Việc in sách giáo khoa không độc quyền như hiện nay mà phải là việc của từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản. Bộ sách nào không theo sát chương trình thì không được in. Lựa chọn bộ sách nào để dạy, để học là tùy thầy cô giáo và học sinh. “Chỉ có cạnh tranh như vậy mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt”, GS Lân Dũng nói.
Còn Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu thì đề nghị cần làm lại các chương trình môn học, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống… như chương trình hiện nay.
Đa số các nhà giáo cũng đề nghị phải thay đổi cách thức thi cử như hiện nay.
GS Nguyễn Lân Dũng nói về phong trào “Hai không”: “Tôi hỏi một cháu ở Hà Tây cũ về kỳ thi vừa qua, cháu nói thầy cô cho mang “phao” thoải mái vào phòng thi, chỉ cấm mang sách giáo khoa thôi. Vậy thì đâu chỉ có một Đồi Ngô ở Bắc Giang mà có cả “rừng ngô” trong cả nước”.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.Hà Nội đề nghị: "Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc và có tỉ lệ đánh giá chính xác, Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi, các trường tổ chức thi phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi. Khi gửi bài thi thì gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho hội đồng chấm".
Cần một cuộc tổng điều tra giáo dục Để đi đến đồng thuận xã hội và nhất trí trong các cấp lãnh đạo về thực trạng giáo dục, chúng ta phải tiến hành một cuộc tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia với các phương pháp và công cụ hiện đại… để có được các dữ liệu khách quan trong một bức tranh toàn cảnh chân thực. Không nên chỉ dựa vào báo cáo chính thức của ngành giáo dục và kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học ở từng mảng vấn đề hạn hẹp. Trên cơ sở của cuộc tổng điều tra này, chúng ta mới có thể biết thực sự nền giáo dục của chúng ta yếu kém nhất ở những khâu nào; yếu kém đến mức độ nào? Để đề xuất phương án cải cách. Thiếu một kết quả của cuộc tổng điều tra như thế thì mọi kiến nghị cải cách giáo dục chỉ mang tính gợi ý chứ không thể là các chương trình hành động khả thi. Giáo sư Chu Hảo |
Tuệ Nguyễn