Giáo dục cho người tị nạn: Vẫn là thứ xa xỉ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trên toàn thế giới hiện có hơn 45 triệu người sống cuộc sống của người tị nạn, xa quê hương bản quán và tá túc tạm nơi đất khách quê người. Họ chạy trốn khỏi những cuộc xung đột đẫm máu tại đất nước quê hương Afghanistan, CH Congo, Mali, Somalia hay Sudan từ nhiều năm trước và không thể trở về nhà an toàn. Trong 5 tháng đầu năm nay, có thêm hơn 1 triệu người Syria đã dời bỏ quê hương để bảo toàn mạng sống, đa số tới tị nạn tại nước láng giềng Jordan và Liban.

images665761_2.jpg

Một bé gái Somalia tại khu tị nạn gần Quốc hội ở Mogadishu tháng 12/2012

Khi mà “đội quân tị nạn” trên thế giới gia tăng, nhiều người trong số đó vẫn đứng trước tương lai mờ mịt bởi những cuộc xung đột dai dẳng và kéo dài tới vài thập kỉ mà chưa biết ngày kết thúc. Nhiều gia đình tại trại tị nạn Dadaab, phía bắc Kenya, có tới 3 thế hệ người tị nạn và đến đây từ đầu những năm 1990.

Trong đội quân tị nạn có tới hơn một nửa thuộc nhóm tuổi đi học. Sau khi được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như sự an toàn, nơi cư trú, nước và lương thực, nhóm đối tượng này rất cần được giáo dục vì đó là phương tiện để họ xây dựng tương lai. Sau khi đã bảo đảm được sinh tồn, mối quan tâm đầu tiên của người tị nạn là con cái họ có thể tới trường. Hy vọng của hầu hết người nhập cư là trở về quê nhà.

Giáo dục mang tới cho họ cơ hội tốt nhất để làm được điều này. Những nghiên cứu cho thấy người nhập cư được học đại học có nhiều thuận lợi trong quá trình hồi hương. Nhiều người trong số họ còn có vai trò quan trọng trong việc tái thiết đất nước. Chẳng hạn tương lai của Somalia nằm trong tay giới trẻ đang được giáo dục tại các trại tị nạn ở phía bắc Kenya.

Có một trở ngại rất lớn cho việc giáo dục người tị nạn – đó là kinh phí. Đóng góp quốc tế cho giáo dục người tị nạn – từ tiểu học tới giáo dục nghề và đại học – thiếu xa so với nhu cầu. Thường thì chỉ có các khoản chi hỗ trợ nhân đạo thiết yếu như lương thực, lều bạt… được chú trọng và tỉ lệ chi cho giáo dục rất thấp trong gói chi hỗ trợ như vậy. Điều này cần phải thay đổi.

Cần biết rằng các nước đang tiếp nhận 80% người tị nạn trên thế giới là những quốc gia đang phát triển. Nói thẳng ra là những quốc gia nghèo còn lo chưa xong cho người dân bản địa chứ chưa nói tới trợ cấp sinh hoạt và giáo dục cho đối tượng người tị nạn.

Trong bối cảnh quốc tế chưa có sự tài trợ đúng mức về giáo dục cho người tị nạn thì các hoạt động thiện nguyện đang góp phần quan trọng mang tới cơ hội giáo dục cho người tị nạn. Như dự án của UK AID (Anh) phối hợp với WUSC (Canada) mang lại cơ hội học tập cho 47.500 em gái tị nạn tại bắc Kenya. Trong dự án này, hàng nghìn học sinh được cấp học bổng tại các trường đại học Canada. Hoạt động miệt mài suốt 34 năm qua, tới nay đã có hơn 1.300 người tị nạn tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng Canada và trở thành công dân Canada qua Chương trình Tị nạn Sinh viên.

Tương tự hoạt động hỗ trợ trên, Trường ĐH York (Canada) kết hợp với các trường ĐH khác tại Kenya xây dựng một chương trình dạy, cấp bằng cho người tị nạn tại Kenya sang Canada học tập.
Trong năm 2012, trên thế giới có thêm 7,6 triệu người rơi vào cảnh tị nạn, nâng tổng số người tị nạn đến cuối năm 2012 lên con số 45,2 triệu người, là mức cao nhất kể từ năm 1994. Nguyên nhân chính khiến số người tị nạn tăng cao là các cuộc nội chiến tại khu vực Trung Đông, trong đó cuộc nội chiến Syria trở thành nhân tố chính. Theo báo cáo, các nước đang phát triển hiện là nơi lưu trú của 81% số người tị nạn trên toàn thế giới, mức này tăng 11% so với 10 năm trước đây. Trong đó, Pakistan là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất trên thế giới với 1,6 triệu người, tiếp theo là nước CH Hồi giáo Iran với 868.200 người, Đức với 589.700 người và Kenya với 565.000 người.
Theo giáo dục thời đại
 
×
Quay lại
Top Bottom