- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 181
Sáng 15-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục trung học.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đã có những chỉ đạo liên quan đến việc thực hiện chương trình dạy các môn tích hợp cũng như xây dựng các môn lựa chọn trong chương trình nhà trường.
Theo ông Hiếu, vào năm học mới, các trường có nhiều vấn đề cần phải thực hiện liên quan đến chuyên môn, học tập bồi dưỡng và nhiều vấn đề khác. Do đó, ông đề nghị hiệu trưởng cần hết sức quan tâm để tránh những chuyện ồn ào không đáng có.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tất cả các hoạt động bổ sung theo chương trình nhà trường phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, có thể xếp lớp lại.
Tại hội nghị sáng nay, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện lớp học linh động để đáp ứng nhu cầu học tập các môn lựa chọn của học sinh. Chính vì vậy, mỗi học sinh sẽ có một thời khoá biểu riêng, giờ đó các em được học các bộ môn một cách tự nguyện.
Trong khi đó thực tế có trường thực hiện combo, lớp này phải học tiếng Anh, học tin học, học âm nhạc, học vẽ. Việc triển khai như vậy là sai.
Các trường lưu ý, việc bổ sung các môn học phải trên tinh thần tự nguyện. Phụ huynh đăng ký theo nhóm các hoạt động, nhóm các môn học bổ sung. Từ đó trường xếp lớp theo mong muốn của phụ huynh và sở thích, năng lực của học sinh. Tất cả các hoạt động được thực hiện dựa trên sự tự nguyện thật sự của phụ huynh.
"Tôi đề nghị hiệu trưởng các trường phải hết sức lắng nghe. Bởi vì trường học là nơi tạo điều kiện cho học sinh được học đúng môn sở trường, đúng mong muốn của phụ huynh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải theo định hướng của trường đối với các môn học cơ bản, mang tính nền tảng" - ông Hiếu nói thêm.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, chính các môn lựa chọn trong chương trình nhà trường mới dẫn đến việc có đấu thầu hay không?
"Các trường không chọn công ty. Hiệu trưởng không ký hợp đồng với công ty để thực hiện chương trình trong trường. Hiệu trưởng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động bổ sung về chuyên môn như tiếng Anh, Tin học, bổ sung kỹ năng sống và phụ huynh lựa chọn nhóm nào. Từ đó nhà trường sẽ lựa chọn đơn vị, lựa chọn giáo viên để mời thính giảng các hoạt động lựa chọn cho chương trình nhà trường" - ông Hiếu lưu ý.
Một vấn đề được Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo tại hội nghị chính là việc dạy học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ông Hiếu chia sẻ vào ngày 1-6, trong cuộc gặp gỡ của lãnh đạo TP với thiếu nhi, trong 80 ý kiến có khoảng gần 30 ý kiến các em đề cập đến việc học môn khoa học tự nhiên. Nhiều em chưa hài lòng, chưa thuận lợi trong việc tiếp cận kiến thức liên môn.
Từ năm 2019, ngay khi nắm bắt về chương trình, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường Đại học Sài Gòn tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn để dạy các môn tích hợp.
“Chính vì vậy, tôi yêu cầu năm học tới giáo viên nào chưa qua bồi dưỡng chuyên đề giảng dạy khoa học tự nhiên thì không bố trí dạy khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, tôi tin chắc tất cả các giáo viên TP đã được bồi dưỡng và tiếp tục có những chuyên đề bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng các chuyên đề để dạy trong môn khoa học tự nhiên” - ông Hiếu nói.
Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên TP sẽ kiên trì việc dạy học môn tích hợp. Chúng ta phải làm sao để giáo viên tự tin khi giảng dạy môn tích hợp, không xé nhỏ kiến thức, không đào sâu kiến thức thành lý, hoá, sinh.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đã có những chỉ đạo liên quan đến việc thực hiện chương trình dạy các môn tích hợp cũng như xây dựng các môn lựa chọn trong chương trình nhà trường.
Theo ông Hiếu, vào năm học mới, các trường có nhiều vấn đề cần phải thực hiện liên quan đến chuyên môn, học tập bồi dưỡng và nhiều vấn đề khác. Do đó, ông đề nghị hiệu trưởng cần hết sức quan tâm để tránh những chuyện ồn ào không đáng có.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tất cả các hoạt động bổ sung theo chương trình nhà trường phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, có thể xếp lớp lại.
Tại hội nghị sáng nay, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện lớp học linh động để đáp ứng nhu cầu học tập các môn lựa chọn của học sinh. Chính vì vậy, mỗi học sinh sẽ có một thời khoá biểu riêng, giờ đó các em được học các bộ môn một cách tự nguyện.
Trong khi đó thực tế có trường thực hiện combo, lớp này phải học tiếng Anh, học tin học, học âm nhạc, học vẽ. Việc triển khai như vậy là sai.
Các trường lưu ý, việc bổ sung các môn học phải trên tinh thần tự nguyện. Phụ huynh đăng ký theo nhóm các hoạt động, nhóm các môn học bổ sung. Từ đó trường xếp lớp theo mong muốn của phụ huynh và sở thích, năng lực của học sinh. Tất cả các hoạt động được thực hiện dựa trên sự tự nguyện thật sự của phụ huynh.
"Tôi đề nghị hiệu trưởng các trường phải hết sức lắng nghe. Bởi vì trường học là nơi tạo điều kiện cho học sinh được học đúng môn sở trường, đúng mong muốn của phụ huynh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải theo định hướng của trường đối với các môn học cơ bản, mang tính nền tảng" - ông Hiếu nói thêm.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, chính các môn lựa chọn trong chương trình nhà trường mới dẫn đến việc có đấu thầu hay không?
"Các trường không chọn công ty. Hiệu trưởng không ký hợp đồng với công ty để thực hiện chương trình trong trường. Hiệu trưởng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động bổ sung về chuyên môn như tiếng Anh, Tin học, bổ sung kỹ năng sống và phụ huynh lựa chọn nhóm nào. Từ đó nhà trường sẽ lựa chọn đơn vị, lựa chọn giáo viên để mời thính giảng các hoạt động lựa chọn cho chương trình nhà trường" - ông Hiếu lưu ý.
Một vấn đề được Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo tại hội nghị chính là việc dạy học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ông Hiếu chia sẻ vào ngày 1-6, trong cuộc gặp gỡ của lãnh đạo TP với thiếu nhi, trong 80 ý kiến có khoảng gần 30 ý kiến các em đề cập đến việc học môn khoa học tự nhiên. Nhiều em chưa hài lòng, chưa thuận lợi trong việc tiếp cận kiến thức liên môn.
Từ năm 2019, ngay khi nắm bắt về chương trình, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường Đại học Sài Gòn tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn để dạy các môn tích hợp.
“Chính vì vậy, tôi yêu cầu năm học tới giáo viên nào chưa qua bồi dưỡng chuyên đề giảng dạy khoa học tự nhiên thì không bố trí dạy khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, tôi tin chắc tất cả các giáo viên TP đã được bồi dưỡng và tiếp tục có những chuyên đề bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng các chuyên đề để dạy trong môn khoa học tự nhiên” - ông Hiếu nói.
Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên TP sẽ kiên trì việc dạy học môn tích hợp. Chúng ta phải làm sao để giáo viên tự tin khi giảng dạy môn tích hợp, không xé nhỏ kiến thức, không đào sâu kiến thức thành lý, hoá, sinh.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM