- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Giải thích về Tôn Ngộ Không dưới góc độ hóa học, địa lý, lịch sử...
*Hóa học
Nguyên nhân thật sự việc Thái Thượng Lão Quân không thể đem Tôn Ngộ Không luyện hóa là thời cổ đại lò luyện đan là lò đốt bằng than đá, cao nhất chỉ có thể đạt tới khoảng 1200℃, mà Tôn Ngộ Không đúng Thạch Hầu – khỉ đá, thành phần chủ yếu là Silic, điểm nóng chảy vào khoảng 1600℃, cho nên không luyện hóa được!
Như vậy mắt Tôn Ngộ Không tại sao lại bị luyện thành hỏa nhãn kim tinh đây? Thực ra thì Silic ở trong lò bát quái tại 1200℃ nhiệt độ xảy ra thủy tinh hóa, cho nên biến thành thủy tinh, có tác dụng như kính chiếu yêu là có thể thấy được yêu tinh quỷ quái.
Như vậy lò bát quái tại sao lại bị hỏng? Thì ra là Tôn Ngộ Không cấu tạo không chỉ gồm Silic, còn có một bộ phận là CaCO3 , trong lò bát quái tại 1200℃ tác dụng, CaCO3 bị phân giải: CaCO3 → CaO + CO2↑(phản ứng nung vôi). CO2 sinh ra làm áp suất lò bát quái bên trong tăng cao, cuối cùng dẫn đến lò bát quái nổ tung, Tôn Ngộ Không phá lò chui ra
Như vậy Tôn Ngộ Không phá lò ra sau vì sao trở nên cuồng bạo? Bởi vì hắn trên người CaCO3 biến thành CaO, hấp thu nước trong không khí phát sinh phản ứng hoá học tạo Ca(OH)2 và sinh nhiệt: CaO + H2O → Ca(OH)2 (phản ứng tôi vôi sống), cho nên cuồng bạo.
Như vậy sau này Tôn Ngộ Không vì sao lại ôn hòa? Lại còn cùng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh? Thì ra là Như Lai Phật Tổ đem Tôn Ngộ Không nhốt ở dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, hàng năm mưa gió, Tôn Ngộ Không trên người CaO lại hấp thu nước mưa, sau đó toàn bộ thành Ca(OH)2 rồi nên không sinh nhiệt nữa, cho nên tính tình cũng là biến thành ôn hòa rồi.
Sau lại Tôn Ngộ Không tại sao có thể thành Phật đây? Thì ra là ở trên đường sang Thiên Trúc, Ca(OH)2 trên người Tôn Ngộ Không không ngừng hấp thu CO2 trong không khí (nhất là ở Hỏa Diệm Sơn), cuối cùng khi đến Tây Thiên thì lại biến hết thành CaCO3 hình thành tinh thể đá vôi, trở thành Kim Thân cực kỳ cứng rắn.
* Địa lý, toán học, lịch sử
theo như trong truyện, cân đẩu vân của Ngộ Không lộn 1 vong được 10.800 dặm. 1 dặm trung quốc = 0,4 km. Suy ra 1 vòng cân đẩu vân đi được 4320 km.
Coi như vi trí thiên đình tương đương vĩ độ với thủ đô nhà Đường lúc đó (Trường An) tức là khoảng 30 độ. Coi khoảng cách từ mặt đất lên đến tầng mây thứ 9 là 80km (Vì trên thiên đình vẫn còn mây, nhưng không có các hiện tượng khí hậu nưa nên coi tầng mây thứ 9 là tầng trung lưu).
Như vậy bán kính vòng tròn mà Ngộ không bay sẽ là : (6400 + 80).cos30° ~ 5600 km.
Vậy đường kính vòng tròn Ngộ không bay sẽ là: 5600.2.3,14 ~ 35.000 km > 4320.8 một chút
Ta để ý, khi ngộ không bay từ phải qua trái, tức là ngược chiều tự quay của Trái Đất. Khi đó sẽ tiết kiệm được 1 chút khoảng cách, nhưng vô tình lại làm vừa khớp vơi tổng khoảng cách là 35000 km.
Tóm lại, Phật tổ đánh cuộc ăn Ngộ không nhờ vào các điểm sau đây:
1. Phật tổ biết trái đất hình tròn, trong khi Ngộ Không không biết.
2. Trong khi cá độ, phật tổ dùng 1 mẹo nhỏ, đó là giơ tay phải ra, và hướng bàn tay ngược với chiều tự quay của Trái Đất, ép Ngộ Không chỉ bay được theo hướng Phật tổ đã tính toán.
3. Phật tổ ngoài giỏi phật pháp ra, còn rất giỏi toán và địa lý. Có lẽ ông là người đặt nền móng cho toán học sau này. Thuở đó ông đã biết công thức tính chu vi hình tròn, các hàm lượng giác, và có thể biết rất nhiều thứ nữa.
4. Một lần nữa Ngộ Không cho chúng ta thấy 1 hình ảnh trẻ trâu, chỉ biết cậy sức, không biết dùng đến cái đầu. Có lẽ trong suốt 500 năm bị chôn dưới núi Ngộ Không đã hiểu được điều này, nên sau này đi thỉnh kinh, Ngộ Không khôn hơn rất nhiều, việc gì khó đều nhờ các mối quan hệ trên Thiên Đình giải quyết cả.
Còn một nghiên cứu khác:
Theo lịch sử thì Magellan với chuyến du hành vòng quanh thế giới đã phát hiện ra rằng Trái Đất là hình cầu .
Nhưng dường như trước đó, khoảng vào thế kỉ thứ abc Trước Công nguyên, Phật Tổ đã phát hiện ra điều này, nhờ vậy mà mới dễ dàng bắt Tôn Ngộ Không nhốt dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm mà không hề bị kiện(!!!).
Ta đã biết với phép Cân Đẩu Vân một giây đi được 108000 dặm (1 dặm TQ = 0,3 km).
Lúc Phật Tổ đố Tôn Ngộ Không dùng Cân Đẩu Vân bay ra khỏi tay Phật Tổ thì cả hai đều ở 9 tầng mây tạm coi khoảng cách R=6400, diễn ra tai vị trí của Trung Quốc vĩ độ 35 độ Bắc.
Khi bay đi, Ngộ Không cứ nhìn theo mặt đất để đến chân trời do đó đã bay vòng quanh trái đất.
Ta có thể dễ dàng tính được đường tròn mà Tôn Ngộ Không bay được là: r=R.sin(90°- α ) tương đương với 5243 km.
Do dó anh ta bay theo vòng tròn có chu vi là C = 2r.π = 32926 km tức là vừa vặn 1 cân đẩu vân. Thế nên cỡ nào cũng còn trong tay Phật tổ!
* Tranh luận của các vị tiền bối khác
Như ta đã biết là trái đất hình cầu tuy nhiên việc Ngộ Không tác động một lực lúc đầu thì luôn có quỹ đạo bay là hình elip chứ không thể là hình cầu. Như vậy thì dù trái đất có hình gì đi nữa thì Ngộ Không không thể nào va ngược lại bàn tay Phật Tổ được.
Phật Tổ đã rất cao siêu trong đàm phán. Ngài đã sử dụng một món mồi béo bở để làm điều kiện thương lượng chính là vị trí của Ngọc Hoàng để dụ Ngộ Không vào bàn đàm phán, đồng thời sử dụng điều kiện thực hiện hiệp định nghe qua cực đơn giản và ngon ăn để dụ Ngộ Không làm theo ý mình.
Bản thân Ngộ Không thì sinh sau đẻ muộn, kinh nghiệm chưa nhiều làm sao thấy được dã tâm của kẻ địch chứ! Hắn chỉ ngây thơ tưởng bở đối phương làm điều đó là tạo điều kiện cho hắn phát triển. Và khi hắn kí vào hiệp định bằng việc bước vào bàn tay Phật Tổ để chuẩn bị xuất phát thì Phật Tổ đơn giản là nắm bàn tay lại rồi nhét con khỉ xuống núi Ngũ Hành Sơn, chả có cú nhào lộn nào cả!
Phật Tổ sau đó dùng quyền lực của mình và Ngọc Hoàng đốt sách sử cũ, viết lại lịch sử để người đời sau cứ nghĩ rằng đã có một cuộc chơi sòng phẳng giữa các bên.
* Bài học cho đời sau:
Khi kí kết các thỏa thuận thì nên nghĩ hơn một bước về cái THIỆT trước khi nhìn vào QUYỀN LỢI.
Có tiền = có quyền!
__________________________________________________ __________
Bài nghiên cứu có tham khảo tài liệu trong cuốn Confessions of an Economic Hit Man, cám ơn tác giả đã giúp tại hạ khai thông nhãn giới!
*Hóa học
Nguyên nhân thật sự việc Thái Thượng Lão Quân không thể đem Tôn Ngộ Không luyện hóa là thời cổ đại lò luyện đan là lò đốt bằng than đá, cao nhất chỉ có thể đạt tới khoảng 1200℃, mà Tôn Ngộ Không đúng Thạch Hầu – khỉ đá, thành phần chủ yếu là Silic, điểm nóng chảy vào khoảng 1600℃, cho nên không luyện hóa được!
Như vậy mắt Tôn Ngộ Không tại sao lại bị luyện thành hỏa nhãn kim tinh đây? Thực ra thì Silic ở trong lò bát quái tại 1200℃ nhiệt độ xảy ra thủy tinh hóa, cho nên biến thành thủy tinh, có tác dụng như kính chiếu yêu là có thể thấy được yêu tinh quỷ quái.
Như vậy lò bát quái tại sao lại bị hỏng? Thì ra là Tôn Ngộ Không cấu tạo không chỉ gồm Silic, còn có một bộ phận là CaCO3 , trong lò bát quái tại 1200℃ tác dụng, CaCO3 bị phân giải: CaCO3 → CaO + CO2↑(phản ứng nung vôi). CO2 sinh ra làm áp suất lò bát quái bên trong tăng cao, cuối cùng dẫn đến lò bát quái nổ tung, Tôn Ngộ Không phá lò chui ra
Như vậy Tôn Ngộ Không phá lò ra sau vì sao trở nên cuồng bạo? Bởi vì hắn trên người CaCO3 biến thành CaO, hấp thu nước trong không khí phát sinh phản ứng hoá học tạo Ca(OH)2 và sinh nhiệt: CaO + H2O → Ca(OH)2 (phản ứng tôi vôi sống), cho nên cuồng bạo.
Như vậy sau này Tôn Ngộ Không vì sao lại ôn hòa? Lại còn cùng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh? Thì ra là Như Lai Phật Tổ đem Tôn Ngộ Không nhốt ở dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, hàng năm mưa gió, Tôn Ngộ Không trên người CaO lại hấp thu nước mưa, sau đó toàn bộ thành Ca(OH)2 rồi nên không sinh nhiệt nữa, cho nên tính tình cũng là biến thành ôn hòa rồi.
Sau lại Tôn Ngộ Không tại sao có thể thành Phật đây? Thì ra là ở trên đường sang Thiên Trúc, Ca(OH)2 trên người Tôn Ngộ Không không ngừng hấp thu CO2 trong không khí (nhất là ở Hỏa Diệm Sơn), cuối cùng khi đến Tây Thiên thì lại biến hết thành CaCO3 hình thành tinh thể đá vôi, trở thành Kim Thân cực kỳ cứng rắn.
* Địa lý, toán học, lịch sử
theo như trong truyện, cân đẩu vân của Ngộ Không lộn 1 vong được 10.800 dặm. 1 dặm trung quốc = 0,4 km. Suy ra 1 vòng cân đẩu vân đi được 4320 km.
Coi như vi trí thiên đình tương đương vĩ độ với thủ đô nhà Đường lúc đó (Trường An) tức là khoảng 30 độ. Coi khoảng cách từ mặt đất lên đến tầng mây thứ 9 là 80km (Vì trên thiên đình vẫn còn mây, nhưng không có các hiện tượng khí hậu nưa nên coi tầng mây thứ 9 là tầng trung lưu).
Như vậy bán kính vòng tròn mà Ngộ không bay sẽ là : (6400 + 80).cos30° ~ 5600 km.
Vậy đường kính vòng tròn Ngộ không bay sẽ là: 5600.2.3,14 ~ 35.000 km > 4320.8 một chút
Ta để ý, khi ngộ không bay từ phải qua trái, tức là ngược chiều tự quay của Trái Đất. Khi đó sẽ tiết kiệm được 1 chút khoảng cách, nhưng vô tình lại làm vừa khớp vơi tổng khoảng cách là 35000 km.
Tóm lại, Phật tổ đánh cuộc ăn Ngộ không nhờ vào các điểm sau đây:
1. Phật tổ biết trái đất hình tròn, trong khi Ngộ Không không biết.
2. Trong khi cá độ, phật tổ dùng 1 mẹo nhỏ, đó là giơ tay phải ra, và hướng bàn tay ngược với chiều tự quay của Trái Đất, ép Ngộ Không chỉ bay được theo hướng Phật tổ đã tính toán.
3. Phật tổ ngoài giỏi phật pháp ra, còn rất giỏi toán và địa lý. Có lẽ ông là người đặt nền móng cho toán học sau này. Thuở đó ông đã biết công thức tính chu vi hình tròn, các hàm lượng giác, và có thể biết rất nhiều thứ nữa.
4. Một lần nữa Ngộ Không cho chúng ta thấy 1 hình ảnh trẻ trâu, chỉ biết cậy sức, không biết dùng đến cái đầu. Có lẽ trong suốt 500 năm bị chôn dưới núi Ngộ Không đã hiểu được điều này, nên sau này đi thỉnh kinh, Ngộ Không khôn hơn rất nhiều, việc gì khó đều nhờ các mối quan hệ trên Thiên Đình giải quyết cả.
Còn một nghiên cứu khác:
Theo lịch sử thì Magellan với chuyến du hành vòng quanh thế giới đã phát hiện ra rằng Trái Đất là hình cầu .
Nhưng dường như trước đó, khoảng vào thế kỉ thứ abc Trước Công nguyên, Phật Tổ đã phát hiện ra điều này, nhờ vậy mà mới dễ dàng bắt Tôn Ngộ Không nhốt dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm mà không hề bị kiện(!!!).
Ta đã biết với phép Cân Đẩu Vân một giây đi được 108000 dặm (1 dặm TQ = 0,3 km).
Lúc Phật Tổ đố Tôn Ngộ Không dùng Cân Đẩu Vân bay ra khỏi tay Phật Tổ thì cả hai đều ở 9 tầng mây tạm coi khoảng cách R=6400, diễn ra tai vị trí của Trung Quốc vĩ độ 35 độ Bắc.
Khi bay đi, Ngộ Không cứ nhìn theo mặt đất để đến chân trời do đó đã bay vòng quanh trái đất.
Ta có thể dễ dàng tính được đường tròn mà Tôn Ngộ Không bay được là: r=R.sin(90°- α ) tương đương với 5243 km.
Do dó anh ta bay theo vòng tròn có chu vi là C = 2r.π = 32926 km tức là vừa vặn 1 cân đẩu vân. Thế nên cỡ nào cũng còn trong tay Phật tổ!
* Tranh luận của các vị tiền bối khác
Như ta đã biết là trái đất hình cầu tuy nhiên việc Ngộ Không tác động một lực lúc đầu thì luôn có quỹ đạo bay là hình elip chứ không thể là hình cầu. Như vậy thì dù trái đất có hình gì đi nữa thì Ngộ Không không thể nào va ngược lại bàn tay Phật Tổ được.
Phật Tổ đã rất cao siêu trong đàm phán. Ngài đã sử dụng một món mồi béo bở để làm điều kiện thương lượng chính là vị trí của Ngọc Hoàng để dụ Ngộ Không vào bàn đàm phán, đồng thời sử dụng điều kiện thực hiện hiệp định nghe qua cực đơn giản và ngon ăn để dụ Ngộ Không làm theo ý mình.
Bản thân Ngộ Không thì sinh sau đẻ muộn, kinh nghiệm chưa nhiều làm sao thấy được dã tâm của kẻ địch chứ! Hắn chỉ ngây thơ tưởng bở đối phương làm điều đó là tạo điều kiện cho hắn phát triển. Và khi hắn kí vào hiệp định bằng việc bước vào bàn tay Phật Tổ để chuẩn bị xuất phát thì Phật Tổ đơn giản là nắm bàn tay lại rồi nhét con khỉ xuống núi Ngũ Hành Sơn, chả có cú nhào lộn nào cả!
Phật Tổ sau đó dùng quyền lực của mình và Ngọc Hoàng đốt sách sử cũ, viết lại lịch sử để người đời sau cứ nghĩ rằng đã có một cuộc chơi sòng phẳng giữa các bên.
* Bài học cho đời sau:
Khi kí kết các thỏa thuận thì nên nghĩ hơn một bước về cái THIỆT trước khi nhìn vào QUYỀN LỢI.
Có tiền = có quyền!
__________________________________________________ __________
Bài nghiên cứu có tham khảo tài liệu trong cuốn Confessions of an Economic Hit Man, cám ơn tác giả đã giúp tại hạ khai thông nhãn giới!
...Nguồn: VozForums