- Tham gia
- 2/3/2012
- Bài viết
- 4.914
(Dân trí) Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết, hiện nay, số người trẻ phải nhập viện do khủng hoảng tâm lý ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học cho biết: “Môi trường sống thay đổi, những vấp váp trong cuộc sống, những cú sốc, sang chấn tâm lý gặp phải do không đạt được mục đích đặt ra rất dễ đẩy con người vào trạng thái trầm cảm, sống co mình, giận đời, giận mình và có những hành xử không được hoàn thiện, thiếu tinh thần vị tha…”
Áp lực cuộc sống cộng với “tâm lý nóng vội” muốn có một việc làm ngay sau khi ra trường đã khiến các bạn trẻ “bị sốc” và rơi vào tình trạng “vỡ mộng”, mất cân bằng trong cuộc sống. Nhiều trường hợp do không điều chỉnh được đã phải nhập viện với những biểu hiện rối loạn tâm thần nặng.
“Khi chưa được trang bị đầy đủ những kiến thúc và kỹ năng sống cần thiết đã vội vàng xông ra cuộc sống. Sự tin tưởng quá mức, tự tin thái quá để dẫn đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Điều này khiến con người dễ bị hụt hẫng và không chấp nhận được thất bại. Đây cũng là nguyên nhân của những sự khủng hoảng tâm thần…”, TS. Trịnh Hòa Bình cho biết thêm.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Các bạn trẻ, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, họ có ý thức và nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt được. Khi niềm tin bị sụp đổ, hy vọng nhiều rồi lại thất vọng ê chề, các bạn trẻ dần đánh mất sự mất cân bằng, gặp phải những tác động tiêu cực về tâm lý, dần dần phát triển thành bệnh…”
Người trẻ bị tâm thần ngày càng nhiều
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết, hiện nay, số người trẻ phải nhập viện do khủng hoảng tâm lý ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
Bác sỹ Dũng cho biết: “Hầu hết, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như trầm cảm, sống co mình, không giao tiếp, giận mình, giận đời, hoảng loạn, kích động, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử… thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh”
Vài năm trở lại đây, trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, bênh viện Bạch Mai khám và điều trị, có tới 47% là người trẻ (dưới 30 tuổi). Và tỷ lệ những sinh viêm mới tốt nghiệp gặp phải những sang chấn, khủng hoảng tâm lý do áp lực xin việc cũng ngày càng nhiều hơn.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nhận định đây là một tỷ lệ rất cao.
Phải có những kỹ năng sống cần thiết
TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Đứng trước những cú sốc trong cuộc sống, các bạn trẻ nên bình tĩnh đón nhận, coi đó như một thứ học phí để mua sự trải nghiệm, mua sự trưởng thành. Trước những thất bại đầu đời gặp phải trong cuộc sống, mỗi người phải có hình thức thư giãn nhất định, có sự chuyển đổi dạng thức lao động phù hợp như đang từ lao động trí óc căng thẳng chuyển sang các hoạt động lao động tay chân, hoạt động văn nghệ, thể thao... Và điều quan trọng hơn, các bạn trẻ phải có sự bình tâm tĩnh trí, phải biết phân tích tương quan, phân tích yếu tố tình huống để tìm nguyên nhân của sự thất bại, biết được mình phù hợp với cái gì…”
Theo các chuyên gia tâm lý của 1 trung tâm tư vấn tình cảm, hiện nay, xã hội thay đổi rất nhanh chóng, tạo ra nhiều thử thách và áp lực. Để đáp ứng được những thay đổi này, tránh rơi vào tình trạng lo âu, hoảng loạn, dẫn đến bị tâm thần…, mỗi người ngoài việc tạo lập 1 lịch sinh hoạt khoa học, lịch làm việc cụ thể, vừa sức, các bạn trẻ (và tất cả mọi người đang sống trong guồng quay của xã hội hiện đại) cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có hiểu biết về sức khỏe và tâm lý, cần có các kỹ năng sống thiết yếu...
Còn theo các chuyên gia Sức khỏe tâm thần, khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ cần đến bệnh viên khám và xin tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực”.
TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học cho biết: “Môi trường sống thay đổi, những vấp váp trong cuộc sống, những cú sốc, sang chấn tâm lý gặp phải do không đạt được mục đích đặt ra rất dễ đẩy con người vào trạng thái trầm cảm, sống co mình, giận đời, giận mình và có những hành xử không được hoàn thiện, thiếu tinh thần vị tha…”
Áp lực cuộc sống cộng với “tâm lý nóng vội” muốn có một việc làm ngay sau khi ra trường đã khiến các bạn trẻ “bị sốc” và rơi vào tình trạng “vỡ mộng”, mất cân bằng trong cuộc sống. Nhiều trường hợp do không điều chỉnh được đã phải nhập viện với những biểu hiện rối loạn tâm thần nặng.
“Khi chưa được trang bị đầy đủ những kiến thúc và kỹ năng sống cần thiết đã vội vàng xông ra cuộc sống. Sự tin tưởng quá mức, tự tin thái quá để dẫn đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Điều này khiến con người dễ bị hụt hẫng và không chấp nhận được thất bại. Đây cũng là nguyên nhân của những sự khủng hoảng tâm thần…”, TS. Trịnh Hòa Bình cho biết thêm.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Các bạn trẻ, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, họ có ý thức và nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt được. Khi niềm tin bị sụp đổ, hy vọng nhiều rồi lại thất vọng ê chề, các bạn trẻ dần đánh mất sự mất cân bằng, gặp phải những tác động tiêu cực về tâm lý, dần dần phát triển thành bệnh…”
Người trẻ bị tâm thần ngày càng nhiều
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết, hiện nay, số người trẻ phải nhập viện do khủng hoảng tâm lý ngày càng chiếm tỷ lệ cao.
Bác sỹ Dũng cho biết: “Hầu hết, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như trầm cảm, sống co mình, không giao tiếp, giận mình, giận đời, hoảng loạn, kích động, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử… thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh”
Vài năm trở lại đây, trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, bênh viện Bạch Mai khám và điều trị, có tới 47% là người trẻ (dưới 30 tuổi). Và tỷ lệ những sinh viêm mới tốt nghiệp gặp phải những sang chấn, khủng hoảng tâm lý do áp lực xin việc cũng ngày càng nhiều hơn.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nhận định đây là một tỷ lệ rất cao.
Phải có những kỹ năng sống cần thiết
TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Đứng trước những cú sốc trong cuộc sống, các bạn trẻ nên bình tĩnh đón nhận, coi đó như một thứ học phí để mua sự trải nghiệm, mua sự trưởng thành. Trước những thất bại đầu đời gặp phải trong cuộc sống, mỗi người phải có hình thức thư giãn nhất định, có sự chuyển đổi dạng thức lao động phù hợp như đang từ lao động trí óc căng thẳng chuyển sang các hoạt động lao động tay chân, hoạt động văn nghệ, thể thao... Và điều quan trọng hơn, các bạn trẻ phải có sự bình tâm tĩnh trí, phải biết phân tích tương quan, phân tích yếu tố tình huống để tìm nguyên nhân của sự thất bại, biết được mình phù hợp với cái gì…”
Theo các chuyên gia tâm lý của 1 trung tâm tư vấn tình cảm, hiện nay, xã hội thay đổi rất nhanh chóng, tạo ra nhiều thử thách và áp lực. Để đáp ứng được những thay đổi này, tránh rơi vào tình trạng lo âu, hoảng loạn, dẫn đến bị tâm thần…, mỗi người ngoài việc tạo lập 1 lịch sinh hoạt khoa học, lịch làm việc cụ thể, vừa sức, các bạn trẻ (và tất cả mọi người đang sống trong guồng quay của xã hội hiện đại) cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có hiểu biết về sức khỏe và tâm lý, cần có các kỹ năng sống thiết yếu...
Còn theo các chuyên gia Sức khỏe tâm thần, khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ cần đến bệnh viên khám và xin tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực”.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: