- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo trong tháng 5 do cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững, sức mua dự báo chưa được cải thiện nhiều nên giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ vẫn ổn định.
Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính cho biết, một số yếu tố tác động gây sức ép lên mặt bằng giá tháng 5-2013 như do độ trễ của kỳ tính giá, 2 đợt nghỉ lễ (giỗ Tổ, dịp 30-4, 1-5) được tính vào chỉ số giá tháng 5 nên giá một số hàng hóa, dịch vụ (dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vận tải hành khách, du lịch…) trong dịp nghỉ lễ này tăng sẽ tác động vào chỉ số giá tháng 5.
Tuy nhiên, trong tháng 5-2013 có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá đó là: Giá nhiều hàng hoá nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ chỉ biến động nhẹ; trong nước, cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững, sức mua dự báo chưa được cải thiện nhiều; tác động của việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong tháng 4, giá một số loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khác được dự báo có xu hướng ổn định hoặc giảm (lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, LPG) nên dự báo mặt bằng giá thị trường tháng 5-2013 ổn định hoặc chỉ có một số mặt hàng tăng nhẹ so với tháng 4-2013.
Một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, LPG được dự báo sẽ ổn định hoặc giảm là một tín hiệu đáng mừng. Giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam trong tháng 4-2013 nhìn chung giảm so với tháng trước đó. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 385-400 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 360-375 USD/tấn, ổn định. Thị trường trong nước giá gạo ổn định.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, thương mại gạo thế giới năm 2013 giảm 4,87% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do nhu cầu gạo của thế giới thấp, tồn kho nhập khẩu trong năm 2012 còn khá lớn ở các nước châu Phi; một số nước nhập khẩu gạo chính ở châu Á lại tăng sản lượng trong nước, hạn chế nhập khẩu trong khi lượng gạo tồn kho xuất khẩu còn khá lớn đặc biệt là ở Thái Lan. Dự báo giá gạo trong thời gian tới giảm. Thị trường trong nước do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, dự báo giá thóc, gạo cũng giảm trong thời gian tới.
Thực phẩm tươi sống trong tháng 4-2013, giá cả giảm nhẹ hoặc ổn định so với tháng trước đó. Và dự báo trong tháng 5 cũng không có biến động và diễn biến theo chiều hướng ổn định.
Cùng diễn biến theo chiều hướng tích cực đó, Cục Quản lý giá cũng dự báo, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 5 và do đó, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng ổn định.
Giá một số nguyên vật liệu xây dựng như thép, xi măng cũng không có biến động mà diễn biến theo chiều hướng ổn định. Một tín hiệu lạc quan khác đáng chú ý đối với người tiêu dùng đó là dự báo của Cục Quản lý giá về giá cả mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG). Cục Quản lý giá cho biết: Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, xã hội thế giới, theo đa số giới phân tích đều cho rằng trong ngắn hạn, giá xăng, dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp, song trong tháng 5-2013 có thể tiếp tục biến động không nhiều hoặc giảm nhẹ so với tháng 4-2013 do tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
Đối với mặt hàng LPG, từ ngày 1-4-2013, giá LPG trên thị trường thế giới (CP) tháng 4-2013 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố giảm bình quân 82,5 USD/tấn so với giá CP tháng 3-2013 (từ 895 USD/tấn giảm xuống 812,5 USD/tấn), tỷ lệ giảm 9,22%.
Theo đó, do giá CP trên thế giới giảm, các doanh nghiệp kinh doanh LPG đã điều chỉnh giảm giá bán LPG trong nước; mức giảm khoảng từ 23.100 đồng đến 24.000 đồng/bình 12kg tùy từng doanh nghiệp. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: bình quân 383.000 đồng/bình 12kg (tuỳ từng doanh nghiệp); giảm 24.000 đồng/bình 12kg (giảm 5,90% so tháng 3-2013). Khu vực Hà Nội: bình quân 400.400 đồng/bình 12kg; giảm 23.100 đồng/bình 12kg (giảm 5,77% so tháng 3-2013).
Dự báo do đã vào mùa hè, nhu cầu sử dụng LPG trên thế giới (nhất là thị trường Mỹ và các nước châu Âu,...) giảm nhiều; giá LPG thế giới- giá nhập khẩu CP tiếp tục đợt điều chỉnh giảm giá vào tháng 5-2013 trước khi thị trường LPG thế giới ổn định trong kỳ hè 2013, mức giảm khoảng 57,5 USD/tấn (giảm 7,08% so tháng 4-2013). Do đó, giá LPG thị trường trong nước giảm khoảng 1.395 đồng/kg (16.736 đồng/bình 12kg) từ đầu tháng 5-2013.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 4-2013 tăng 0,02% so với tháng 3-2013. Đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ tháng 4 một số năm gần đây. Nếu so với tháng 12-2012, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4-2013 tăng 2,41%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ nhiều năm trước. So với tháng 4-2012, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4-2013 tăng 6,61%. Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2013 tăng 6,83% so với so với cùng kỳ năm 2012.
Xét theo cơ cấu nhóm hàng, so với tháng 3-2013, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 4-2013 giảm ở 3/11 nhóm hàng cấp I; trong đó nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn có mức giảm cao nhất là 0,91% (lương thực giảm 0,86%, thực phẩm giảm 1,24%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,12%) và đóng góp chủ yếu vào mức giảm của chỉ số giá tháng 4-2013.
8/11 nhóm còn lại có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 3,62%, tiếp đến là nhóm giao thông tăng 1,20%; các nhóm còn lại tăng từ 0,05-0,45% so với tháng 3-2013.
Nguồn :baohaiquan.vn
Giá gas dự báo sẽ giảm là tín hiệu vui đối với người tiêu dùng. Ảnh Internet.
Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính cho biết, một số yếu tố tác động gây sức ép lên mặt bằng giá tháng 5-2013 như do độ trễ của kỳ tính giá, 2 đợt nghỉ lễ (giỗ Tổ, dịp 30-4, 1-5) được tính vào chỉ số giá tháng 5 nên giá một số hàng hóa, dịch vụ (dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vận tải hành khách, du lịch…) trong dịp nghỉ lễ này tăng sẽ tác động vào chỉ số giá tháng 5.
Tuy nhiên, trong tháng 5-2013 có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá đó là: Giá nhiều hàng hoá nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ chỉ biến động nhẹ; trong nước, cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững, sức mua dự báo chưa được cải thiện nhiều; tác động của việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong tháng 4, giá một số loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khác được dự báo có xu hướng ổn định hoặc giảm (lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, LPG) nên dự báo mặt bằng giá thị trường tháng 5-2013 ổn định hoặc chỉ có một số mặt hàng tăng nhẹ so với tháng 4-2013.
Một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, LPG được dự báo sẽ ổn định hoặc giảm là một tín hiệu đáng mừng. Giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam trong tháng 4-2013 nhìn chung giảm so với tháng trước đó. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 385-400 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 360-375 USD/tấn, ổn định. Thị trường trong nước giá gạo ổn định.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, thương mại gạo thế giới năm 2013 giảm 4,87% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do nhu cầu gạo của thế giới thấp, tồn kho nhập khẩu trong năm 2012 còn khá lớn ở các nước châu Phi; một số nước nhập khẩu gạo chính ở châu Á lại tăng sản lượng trong nước, hạn chế nhập khẩu trong khi lượng gạo tồn kho xuất khẩu còn khá lớn đặc biệt là ở Thái Lan. Dự báo giá gạo trong thời gian tới giảm. Thị trường trong nước do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, dự báo giá thóc, gạo cũng giảm trong thời gian tới.
Thực phẩm tươi sống trong tháng 4-2013, giá cả giảm nhẹ hoặc ổn định so với tháng trước đó. Và dự báo trong tháng 5 cũng không có biến động và diễn biến theo chiều hướng ổn định.
Cùng diễn biến theo chiều hướng tích cực đó, Cục Quản lý giá cũng dự báo, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 5 và do đó, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng ổn định.
Giá một số nguyên vật liệu xây dựng như thép, xi măng cũng không có biến động mà diễn biến theo chiều hướng ổn định. Một tín hiệu lạc quan khác đáng chú ý đối với người tiêu dùng đó là dự báo của Cục Quản lý giá về giá cả mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG). Cục Quản lý giá cho biết: Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, xã hội thế giới, theo đa số giới phân tích đều cho rằng trong ngắn hạn, giá xăng, dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp, song trong tháng 5-2013 có thể tiếp tục biến động không nhiều hoặc giảm nhẹ so với tháng 4-2013 do tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
Đối với mặt hàng LPG, từ ngày 1-4-2013, giá LPG trên thị trường thế giới (CP) tháng 4-2013 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố giảm bình quân 82,5 USD/tấn so với giá CP tháng 3-2013 (từ 895 USD/tấn giảm xuống 812,5 USD/tấn), tỷ lệ giảm 9,22%.
Theo đó, do giá CP trên thế giới giảm, các doanh nghiệp kinh doanh LPG đã điều chỉnh giảm giá bán LPG trong nước; mức giảm khoảng từ 23.100 đồng đến 24.000 đồng/bình 12kg tùy từng doanh nghiệp. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: bình quân 383.000 đồng/bình 12kg (tuỳ từng doanh nghiệp); giảm 24.000 đồng/bình 12kg (giảm 5,90% so tháng 3-2013). Khu vực Hà Nội: bình quân 400.400 đồng/bình 12kg; giảm 23.100 đồng/bình 12kg (giảm 5,77% so tháng 3-2013).
Dự báo do đã vào mùa hè, nhu cầu sử dụng LPG trên thế giới (nhất là thị trường Mỹ và các nước châu Âu,...) giảm nhiều; giá LPG thế giới- giá nhập khẩu CP tiếp tục đợt điều chỉnh giảm giá vào tháng 5-2013 trước khi thị trường LPG thế giới ổn định trong kỳ hè 2013, mức giảm khoảng 57,5 USD/tấn (giảm 7,08% so tháng 4-2013). Do đó, giá LPG thị trường trong nước giảm khoảng 1.395 đồng/kg (16.736 đồng/bình 12kg) từ đầu tháng 5-2013.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 4-2013 tăng 0,02% so với tháng 3-2013. Đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ tháng 4 một số năm gần đây. Nếu so với tháng 12-2012, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4-2013 tăng 2,41%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ nhiều năm trước. So với tháng 4-2012, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4-2013 tăng 6,61%. Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2013 tăng 6,83% so với so với cùng kỳ năm 2012.
Xét theo cơ cấu nhóm hàng, so với tháng 3-2013, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 4-2013 giảm ở 3/11 nhóm hàng cấp I; trong đó nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn có mức giảm cao nhất là 0,91% (lương thực giảm 0,86%, thực phẩm giảm 1,24%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,12%) và đóng góp chủ yếu vào mức giảm của chỉ số giá tháng 4-2013.
8/11 nhóm còn lại có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 3,62%, tiếp đến là nhóm giao thông tăng 1,20%; các nhóm còn lại tăng từ 0,05-0,45% so với tháng 3-2013.
Nguồn :baohaiquan.vn